- Các phong tục, lễ hội ngày Tết.
HÌNH THỨC CHUYỂN TẢI THÔNG TIN TIÊU BIỂU TRÊN BÁO TẾT
3.2.3 Tranh, ảnh minh hoạ.
Với tính chất là Ên phẩm văn hoá đặc biệt, món quà xuân cho mọi gia đình nên báo Tết sử dụng rất nhiều tranh, ảnh minh hoạ, tạo nên sự sinh động, hấp dẫn. Lượng tranh ảnh trên báo Tết xuất hiện nhiều hơn so với các số báo thường, chất lượng cũng cao hơn, hấp dẫn hơn. Tranh, ảnh minh hoạ đều góp phần làm tăng sức biểu cảm cho bài viết.
Bằng ngôn ngữ ảnh, thông tin đến với người đọc vừa dễ hiểu, lại sinh động, hiệu quả thông tin cao. Ngoài ảnh chụp về các đề tài đương đại, mang tính thời sự thì báo Tết cũng sử dụng nhiều ảnh tư liệu, đặc biệt là ảnh đen trắng trong các bài hồi ký về Bác Hồ, các bài về văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội cổ truyền, chân dung nghệ thuật... Có thể chia ảnh được sử dụng trên báo Tết ra thành mấy loại hình ảnh: Ảnh bìa: là ảnh in ngoài trang bìa của tờ báo, có hình thức đẹp và nội dung tốt, thường được in màu rực rỡ; ảnh chính: là một hoặc vài bức ảnh mang nội dung thông tin chính của sự kiện, được in khổ to và đặt ở vị trí trang trọng của bài báo; ảnh phô: là những bức ảnh có
tính chất phụ hoạ cho nội dung của những ảnh chính, được in nhỏ hơn ảnh chính, thường đặt ở xung quanh ảnh chính. Trang bìa hoặc những bài không có ảnh minh hoạ thường dùng tranh minh hoạ, do các hoạ sĩ tên tuổi vẽ. Nhìn chung báo Tết sử dụng tranh ảnh theo ba mục đích: để giải thích thông tin, làm bìa, minh hoạ.
Trang bìa là bộ mặt của báo Tết, có vai trò rất quan trọng trong việc hấp dẫn người đọc. Có thể nói, tít bài quan trọng với từng bài báo như thế nào thì trang bìa cũng quan trọng với số báo không kém. Trên báo Tết, trang bìa thường in các tấm ảnh khổ lớn, với nhiều chủ đề khác nhau, nhưng đều phù hợp với tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ của từng tờ báo. Ví dụ: tờ Giáo dục và Thời đại số Tết Canh thìn 2000 có trang bìa in ảnh 4 học sinh đạt giải
trong kỳ thi Ôlimpic quốc tế; tờ Nông thôn ngày nay số Tết Tân Tỵ 2001 có ảnh cô gái nông thôn, tay cầm nhành lúa vàng tươi; trang bìa báo Hà Nội mới
trên là những cánh chim bồ câu trắng, tượng trưng cho danh hiệu “Thành phố vì hoà bình”; số Tết Tân Tỵ 2001 báo Bắc Ninh in ảnh “liền chị” mặc áo tứ thân, mớ ba mớ bảy, đầu chít khăn mỏ quạ, tay cầm nón quai thao đứng trước Văn miếu Bắc Ninh, đại diện cho quê hương quan họ...
*****
Nhìn chung, về hình thức, báo Tết là Ên phẩm văn hoá được thể hiện rất công phu. Báo Tết có dung lượng, khổ báo lớn hơn so với các số thường, giấy in tốt, trình bày ma-két đẹp, sinh động, hấp dẫn, nhiều tranh ảnh minh hoạ, màu sắc rực rỡ. Các thể loại được sử dông phong phó, linh hoạt, nhưng nhiều nhất vẫn là các thể loại giàu chất văn học như: phóng sự, ghi chép, bút ký, tuỳ bút... Loại bài niên biểu cũng được sử dụng trên hầu hết các báo Tết.
Những bản sắc, đặc trưng riêng trong hình thức chuyển tải thông tin đã tạo ra phong cách riêng cho mỗi tờ báo.
Nhân dân là tờ báo sử dụng các thể loại cũng như ngôn ngữ, cấu trúc bài viết khá chuẩn mực. Nhưng các thể loại giàu chất văn học Ýt được sử dụng hơn so với các tờ còn lại, do phải chuyển tải nhiều nội dung thông tin chính trị, tư tưởng. Cách trình bày còn thiếu sinh động.
Lao động là tờ báo có thế mạnh về phóng sự, trong đó có cả phóng sự ảnh. Dung lượng tờ báo lớn, chia chuyên trang, chuyên mục rõ ràng. Chuyên mục “Những bông hoa nhỏ chào xuân” ở phần góc dưới nhiều trang là những mẩu chuyện nhỏ do các phóng viên ghi được khi công tác tại nước ngoài là một nét riêng mà báo khác không có. Tranh ảnh minh hoạ được sử dụng khá nhiều, khổ to, tạo ra sù sinh động, hấp dẫn cho tờ báo.
Báo Tiền phong sử dụng khá nhiều thể loại ghi chép, cách trình bày khá trẻ trung, sinh động, phù hợp với đối tượng thanh niên.
Phụ nữ Việt Nam có nhiều ảnh thời trang, chân dung Phụ nữ, hoa làm nền trang (in chìm). Cách trình bày trang nhã, đẹp.
Trên báo Tết Giáo dục và Thời đại sử dụng nhiều thể loại bút ký. Chất lượng giấy in tốt, cách trình bày đẹp, sinh động. Báo thường in chìm nền trang hình ảnh trống đồng, con rồng... lồng vào bài viết khá đẹp, hấp dẫn.
Báo Tết Nông thôn ngày nay sử dụng nhiều tranh ảnh về đề tài nông thôn, với đối tượng chủ yếu là người nông dân. Cỡ chữ to, ngôn ngữ sử dụng trong bài viết ngắn gọn, dễ hiểu.
Hà Nội mới và Bắc Ninh là hai tờ báo Tết địa phương giàu truyền thống văn hoá, nên các số báo đều sử dụng nhiều tranh ảnh giới thiệu về những hình ảnh tiêu biểu, biểu tượng cho quê hương trong từng số báo. Thể loại tuỳ bút được cả hai tờ sử dụng rất nhiều trên một số báo.
Như vậy, mỗi tờ báo đều có thế mạnh cũng như hạn chế riêng trong hình thức chuyển tải thông tin. Điều này đã tạo ra sù phong phú, đa dạng trong cách chuyển tải thông tin. Mỗi tờ báo Tết cần học hỏi thế mạnh của báo khác, cũng như rút kinh nghiệm những hình thức thể hiện còn hạn chế của mình.
KẾT LUẬN
Qua khảo sát trên các tờ báo: Nhân dân, Lao động, Tiền phong, Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội mới, Bắc Ninh số Tết các năm 1999, 2000, 2001 chúng tôi nhận thấy những ưu điểm chính sau đây.
Các tờ báo đều dành trang báo của mình đề cập đến mọi chủ đề, từ chính trị, kinh tế - xã hội đến văn hoá - thể thao, dành những bài viết công phu tổng kết, đánh giá các sự kiện lớn trong năm vừa qua về chủ đề đó. Nhưng chủ đề văn hoá - thể thao mang tính giải trí vẫn chiếm ưu thế hơn cả, đặc biệt là chủ đề văn hoá chiếm tới hơn 50% nội dung thông tin của tờ báo. Qua đó thấy được sự quan tâm của các toà soạn trong việc cho ra đời những số báo Tết đáp ứng nhu cầu giải trí của người đọc. Điều này cũng phù hợp với số báo Tết vốn Ýt thông tin thời sự, chính trị.
Điều đáng nói là chất lượng các bài viết trên báo Tết rất cao. Thông tin trên các bài viết đều do những tác giả là các nhà báo, nhà nghiên cứu, chuyên gia nổi tiếng viết, mang tính chuyên sâu và hấp dẫn. Một thành công khác của báo Tết là tuy đề cập đến nhiều vấn đề mang tính chất lặp lại theo chu kỳ Tết hàng năm, nhưng các số báo Tết đều cố cố gắng tránh sự sáo mòn, rập khuôn, thể hiện được bản sắc riêng của từng tờ báo, mang đậm tính truyền thống kết hợp với hiện đại. Dù có nhiều thông tin giống nhau, nhưng nhìn báo Tết
Nhân dân vẫn khác với Lao động, đọc bài viết của Tiền phong vẫn có “phong cách” không giống với Giáo dục và Thời đại hay Phụ nữ Việt Nam... Nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi nhận thấy mỗi tờ báo Tết đều có những nét đặc trưng, bản sắc riêng, tạo ra phong cách khác nhau, do mỗi tờ báo có tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ khác nhau.
Nhân dân là cơ quan ngôn luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, có tính chất định hướng, chỉ đạo. Trên báo Nhân dân số Tết vẫn có những bài viết ở tầm vĩ mô, có phạm vi tương đối rộng hơn so với các báo khác.
Các bài viết trên báo Tết đều giàu tư liệu nhưng không ôm đồm, lộn xộn, người viết biết cách chọn lọc, sắp xếp chúng theo trật tự lôgíc, nên rất dễ hiểu, hấp dẫn. Từ đó tạo tâm lý hứng thú cho người tiếp nhận.
Các thể loại trên báo Tết được sử dụng khá hợp lý, linh hoạt, với kết cấu hài hoà, ngôn ngữ sinh động, giàu hình ảnh và cảm xúc trong mỗi bài viết. Các tờ báo Tết cũng cố gắng tìm tòi cách trình bày, trang trí đẹp, mới cho hình thức của tờ báo hấp dẫn hơn. Những yếu tố hình thức như tranh ảnh, màu sắc được chọn lọc, trình bày thể hiện đa dạng, nhiều phát hiện độc đáo, không rơi vào khuôn sáo, nhàm chán.
Bên cạnh đó, báo Tết cũng bộc lộ những hạn chế sau.
Về nội dung, trên báo Tết còn có một số trùng lặp, gây cảm giác nhàm chán, đơn điệu, nhiều bài viết có tính chất công thức khô cứng. Ví dụ như các bài viết về con giáp đều có những điểm giống nhau giữa các số báo Tết trong một năm. Thậm chí một bài viết của một tác giả được lặp lại trên hai, ba báo, hoặc đăng lại trên một báo, nhưng chỉ thay đổi tiêu đề... Các bài viết đánh giá, tổng kết còn chung chung, hầu như bài nào cũng nói đến thành công, hạn chế một cách qua loa, đại khái. Thông tin trên nhiều bài viết còn đơn giản, sơ sài. Thông tin quảng cáo chiếm dung lượng quá lớn. Thông tin quốc tế chưa được các báo Tết quan tâm phản ánh, đặc biệt là chủ đề văn hoá với những phong tục, tập quán, lễ hội của các nước trên thế giới. Đa số thông tin quốc tế chỉ nằm trong những bài viết về chủ đề thể thao, ca nhạc, điện ảnh, giải trí...
Trên cơ sở đánh giá, phân tích những ưu, khuyết điểm của 8 tờ báo Tết trong 3 năm, chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra một số góp ý, kiến nghị với những tờ báo này trong cách trình bày và làm báo Tết.
Báo Tết nên có những bài viết đánh giá, tổng kết chuyên sâu, cụ thể từng lĩnh vực, tránh tình trạng chỉ dừng lại ở việc nêu sự kiện, hiện tượng một cách sơ lược, chung chung thiếu sức hấp dẫn, thuyết phục. Điều này đòi hỏi người viết phải chú trọng bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, am hiểu lĩnh vực chuyên môn của vấn đề. Không nhất thiết phải có bài viết về các con giáp của năm
đó, nếu không có gì mới, hấp dẫn. Các bài viết trên báo Tết cũng không nên chỉ dừng lại ở ca ngợi, khen nhiều hơn chê, xem nhẹ việc chống tiêu cực. Thông tin quốc tế nên được tăng cường. Điều này là cần thiết, nhất là khi quá trình quốc tế hoá đang diễn ra mạnh mẽ để giao lưu, hội nhập, tiÕp nhận tinh hoa của văn hoá nhân loại, làm giàu thêm kho tàng văn hoá dân tộc.
Nhóm thể loại chính luận- nghệ thuật cần được sử dụng nhiều hơn vì nó thích hợp với việc chuyển tải thông tin trên báo Tết. Đồng thời, việc ghi tên thể loại cho mỗi bài viết cũng là một điều nên làm để giúp cho người đọc dễ tiếp nhận thông tin hơn. Các tờ báo Tết cần lập các chuyên trang, chuyên mục rõ ràng, rành mạch để tránh sự rời rạc, tạo cảm giác liền mạch cho các bài viết. Đồng thời nên tăng cường tranh ảnh minh hoạ, nhưng cũng không cần thiết phải dùng quá nhiều màu sắc, bởi nếu không hợp lý sẽ tạo ra sự “loè loẹt”, màu mè phản tác dụng...
Người viết xin phép được khép lại khoá luận tốt nghiệp này bằng một số kiến nghị trên. Có lẽ trong khoảng thời gian 3 năm với 8 tờ báo chưa thể cho phép đánh giá đầy đủ và toàn diện về nội dung và hình thức chuyển tải thông tin trên báo Tết. Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát, nghiên cứu, chúng tôi có thể khẳng định, bên cạnh những mặt còn hạn chế, báo Tết đã thực sự có những tiến bộ vượt bậc, cả về nội dung và hình thức chuyển tải thông tin. Những tiến bộ Êy là kết quả của sự lao động nghiêm túc, nhiệt tình của đội ngũ những người làm báo trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. Trong tương lai, nếu được đầu tư hợp lý, khắc phục được những những mặt còn tồn tại, cải tiến nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng thì báo Tết chắc chắn sẽ ngày càng thu hút được sự quan tâm và yêu thích của độc giả, trở thành một thứ đặc sản báo chí - một món ăn tinh thần cao cấp của mọi người khi đất nước vào xuân.