Khảo sát trên 8 tờ báo Tết trong 3 năm, chúng tôi nhận thấy chủ đề văn hoá chiếm dung lượng lớn nhất so với các chủ đề khác. Trung bình chủ đề này chiếm khoảng hơn 50% dung lượng bài viết trên các số báo Tết. Có những tờ
chiếm tỷ lệ rất cao như Phụ nữ Việt Nam: 68,51%, Giáo dục và Thời đại: 69,23%, Bắc Ninh: 66,1%. Trên cơ sở thống kê, phân tích các bài viết theo chủ đề này, người viết chia ra hai mảng lớn: mảng bài viết về phong tục Tết Nguyên đán cổ truyền; mảng bài viết về một số loại hình nghệ thuật.
Nhân dân Lao động Tiền phong Phụ nữ Việt Nam Giáo dục và Thời đại Nông thôn ngày nay Hà Nội mới Bắc Ninh Tổng số (bài) 255 447 318 162 234 216 237 177 Văn hoá 90 (35,29%) 174 (38,29%) 102 (32,07%) 11 (68,51%) 52 (23,07%) 28 (38,88%) 150 (63,29%) 117 (66,1%) 2.3.1.1 Phong tục Tết Nguyên đán. - Con giáp.
Cũng như nhiều quốc gia ở phương Đông, Việt Nam đón Tết Nguyên đán theo âm lịch. Đó là lễ Tết cổ truyền của dân tộc. Từ xưa, trong nhiÒu nước châu Á (cũng như Việt Nam) đã tồn tại quan niệm mỗi năm âm lịch có một con vật biểu tượng, gọi nôm na là các “con giáp”. Mười hai con giáp luân phiên nhau lặp lại có ý nghĩa rất lớn trong đời sống văn hoá tinh thần người phương Đông. Đã thành “lệ”, báo Tết năm nào cũng dành diện tích nhất định để đăng bài viết xung quanh con giáp của năm.
Đa số các bài viết đều mô tả, giới thiệu, tìm hiểu đời sống, đặc điểm cư trú, “tính cách”, hình dạng, màu sắc đặc biệt... của các con vật này. Viết về đặc điểm của mèo, Hà Nội mới Tết Kỷ Mão 1999 có bài “Năm Mão nói chuyện mèo” của tác giả Chiến Thắng. Tác giả cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin lý thú về loài mèo. Tương tự, Giáo dục và Thời đại Tết Kỷ Mão 1999 đã trả lời câu hỏi “Vì sao mèo tam thể luôn là mèo cái” (Lê Quân). Hay báo Tiền phong Tết Kỷ Mão 1999 với “Những câu hỏi lý thú về mèo” (Ngọc Đính) trả lời giúp cho bạn đọc nhiều câu hỏi... quanh “dì của hổ”. Rắn là con
vật được các số báo Tết năm Tỵ “khai thác”. Không chỉ ở châu Á mà trên thế giới, có rất nhiều huyền thoại về rắn. Đây là con vật vừa có hại (khi nó cắn chết người), lại vô cùng có lợi trong cuộc sống. Trên báo Nhân dân Tết Tân Tỵ 2001, tác giả Hoàng Hà Linh đã đưa ra những “Nguồn lợi các loài rắn”: là “người bảo nông” siêng năng, cần cù; da rắn là món hàng quý, là dược liệu quý mà cả “Tây y và đông y đều chuộng”. Các bài viết còn đưa ra những “kỷ lục” của các con giáp, hay những chuyện lạ kỳ xung quanh các con vật này như “Một vài kỷ lục của loài rắn” (Lao động Tết Tân Tỵ 2001), “Thế giới với những loài rắn chúa tể” (Hà Nội mới Tết Tân Tỵ 2001), “Đó đây thế giới mèo” (Tiền phong Tết Kỷ Mão1999)... thu hút sự chú ý của người đọc.
Không chỉ dừng lại ở việc mô tả, giới thiệu những đặc điểm của các con giáp, nhiều bài viết còn đề cập đến con giáp trong văn hoá tâm linh thần bí. Tác giả Tuấn Phong khẳng định: “trong tâm linh, rắn được coi như loài vật
đầy bí hiểm, mang đến cho con người những cầu mong, lo ngại. Thế giới có nhiều huyền thoại về rắn”. (“Rắn trong tâm linh thần bí” - Lao động Tết Tân Tỵ 2001). Tác giả đã cung cấp một loạt huyền thoại kỳ bí về loài rắn ở Việt Nam và trên thế giới cho độc giả. Con rồng mặc dù không có thật trong cuộc sống, là con vật huyền thoại, nhưng từ lâu đã có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt như tác giả Nguyên Long khẳng định: “Trong 12 con giáp, rồng là con vật huyền thoại duy nhất nhưng lại có quan
hệ gần gũi nhất, ảnh hưởng sâu rộng, lâu dài, phong phú nhất tới đời sống và văn hoá Việt Nam” (Rồng trong đời sống và văn hoá người Việt” - Giáo dục và Thời đại Tết Canh thìn 2000).
Nhiều bài viết lại đề cập đến hình ảnh con giáp trong văn hoá nghệ thuật. Bài viết “Hoạ sĩ và mèo” (Giáo dục và Thời đại Tết Kỷ Mão 1999) là một khám phá lý thú của tác giả Văn Đa khi thấy “mối liên hệ trong nghệ thuật” giữa mèo và hoạ sĩ: mèo bắt chuột gặm tranh cho hoạ sĩ, hoạ sĩ thích vẽ mèo. Trong “Đầu năm con mèo cãi nhau bằng tục ngữ” (Phụ nữ Việt Nam Tết Kỷ Mão 1999), tác giả Kiến Nhót đã mượn hình thức câu chuyện vui - chuyện cãi
nhau của một cặp vợ chồng để sử dụng linh hoạt các tục ngữ Việt Nam liên quan đến mèo rất khéo léo, linh hoạt. Hay trong bài “Con rắn trong văn hoá dân gian” (Hà Nội mới Tết Tân Tỵ 2001), tác giả Bảo Hưng đã tổng kết hiện tượng con rắn được phản ánh trong các truyện dân gian như: “Rắn báo oán”, “Rắn trả ơn”, “Người lấy rắn”...Tương tự như vậy, con rồng cũng xuất hiện rất nhiều trong văn học dân gian Việt Nam như bài “Rồng trong văn học viết xa xưa” của Nguyễn Sĩ Cấn trên báo Giáo dục và Thời đại Tết Canh thìn 2000. Các số báo Tết còn viết cả về những con người, sự kiện lịch sử liên quan đến năm tượng trưng của con giáp đó như: “Các danh nhân - tiến sĩ tuổi Mão”, “Những năm Mão lịch sử” (Giáo dục và Thời đại số Tết Kỷ Mão 1999), “Những nhân vật nổi tiếng tuổi Tỵ” (Bắc Ninh Tết Tân Tỵ)...
Nhìn chung, báo Tết đăng tải nhiều thông tin về các con giáp, điều này cần thiết, nhưng nhiều khi bị trùng lặp. Ví dụ cứ năm Mão là có bài viết về mèo, năm Thìn có bài về rồng, cách đặt tít cũng trùng lặp theo kiểu “Năm Mão nói chuyện mèo”. Nhiều bài viết có tính công thức khô cứng, tạo ra sự đơn điệu, tẻ nhạt, gây nhàm chán cho người đọc.