MỘT SỐ THỂ LOẠI CHỦ YẾU.

Một phần của tài liệu luận văn Nội dung và hình thức chuyển tải thông tin trên báo Tết (Trang 56 - 68)

- Các phong tục, lễ hội ngày Tết.

HÌNH THỨC CHUYỂN TẢI THÔNG TIN TIÊU BIỂU TRÊN BÁO TẾT

3.1 MỘT SỐ THỂ LOẠI CHỦ YẾU.

Việc tìm hiểu xem thể loại nào chiếm ưu thế trong một số báo góp phần khẳng định cách truyền tải thông tin hiệu quả nhất, vì “khi một tác phẩm được

thực hiện đúng theo yêu cầu của thể loại thì sẽ tăng thêm tính hấp dẫn đối với người đọc...” [12; 9]. Báo Tết sử dụng rộng rãi nhiều thể loại khác nhau, tạo

ra sự đa dạng, linh hoạt trong cách chuyển tải nội dung. Không thấy xuất hiện thể loại tin, tường thuật, điều tra và phóng sự - điều tra, vì trên báo Tết tính thời sự không cao như các số báo thường, không đề cập đến những “hoàn cảnh có vấn đề". Mặt khác, do nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, thưởng thức văn hoá trong ngày Tết rất cao, nên báo Tết sử dụng nhiều thể loại mang tính văn học, thích hợp cho các nội dung giải trí, văn hoá, thể thao như các thể loại: phóng sự, ghi chép, tuỳ bút, bút ký... Khảo sát 8 tờ báo Tết trong 3 năm, người viết nhận thấy các thể loại: phóng sự, ghi chép, tuỳ bút, bút ký, niên biểu chiếm ưu thế đặc biệt trên báo Tết, thể hiện qua số lượng bài viết và hiệu quả trong việc chuyển tải nội dung trên báo Tết.

3.1.1 Phóng sự.

“Phóng sự là một thể loại đứng giữa văn học và báo chí có khả năng

trình bày, diễn tả những sự kiện, con người, tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh phát triển dưới dạng một bức tranh toàn cảnh vừa khái

quát, vừa chi tiết, sống động với vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật và bút pháp linh hoạt, ngôn ngữ giàu chất văn học” [2; 83]. Một tác giả khác

quan niệm: “Phóng sự là dạng bài linh hoạt và có tính độc lập. Hiện thực

được thể hiện một cách chính xác, nhanh chóng mà tác giả là người tận mắt chứng kiến, kết hợp một cách chặt chẽ và có tổ chức các yếu tố của các thể loại tin tức và nghệ thuật - chính luận” [13; 99]. Có thể nói, với bút pháp sinh

động, linh hoạt, cùng ngôn ngữ giàu hình ảnh, phóng sự hiện đang là thể loại chiếm ưu thế trong hệ thống các thể loại báo chí.

Trên báo Tết, các bài phóng sự chiếm dung lượng đáng kể. Các phóng sự trên báo Tết chủ yếu tập trung vào mảng viết về chuyện ăn Tết của những người lao động không được về quê, của những em bé không nhà; hoặc viết về các phong tục, tập quán, lễ hội... cổ truyền.

Phóng sự “Tết với những người không thể về quê” của Nguyễn Minh Ngọc trên báo Lao động Tết Kỷ Mão 1999 là bài viết xúc động về những lao động ngoại tỉnh phải ở lại Hà Nội không được về quê ăn Tết. Hoàn cảnh của họ được tác giả giới thiệu ngay ở những dòng đầu tiên, đã tạo ta Ên tượng ban đầu với những con người lam lò Êy. “Làm cả năm cũng không đủ để về ăn

Tết, khổ lắm có đâu mà để ra, ráo mồ hôi là hết tiền, nhàn một chút là đói...” Bà Hiên ngậm ngùi nói với chúng tôi như thế . “Thôi thì nhiều no, Ýt đủ, sao bà và các anh chị không về quê ăn Tết? - Tôi hỏi. Bà định trả lời, song lại thôi, những giọt nước mắt rịn trên gò má già nua...” Giọng văn của tác phẩm

kết hợp khéo léo giữa tả, bình, thuật; vừa như khách quan chứng kiến sự kiện, thỉnh thoảng lại xen vào cảm nghĩ của cái Tôi - nhân chứng thẩm định sự kiện: “tôi thấy hình như ai cũng có những nỗi, những niềm không thể nói ra”, “khi chứng kiến tôi không thể cầm được lòng”, “bất chợt tôi nghĩ, chỉ một

mong mỏi thật giản đơn là gia đình quây quần trong ngày Tết, với nhiều người, nhiều gia đình vẫn là những giấc mơ”... Người đọc đã bị cuốn theo

những chi tiết điển hình của bài viết về những số phận lao động nghèo khổ, không vÒ quê ăn Tết, và đồng cảm với những xúc động của tác giả khi chứng

kiến sự việc. Có thể nói bài viết không dài, chỉ dùng hai tít phụ, nhưng lại là một phóng sự thành công, gieo vào lòng người đọc những suy nghĩ, trăn trở.

Cũng chủ đề trên còn có các bài phóng sự như: “Tết này em ăn Tết ở đâu?” (Phụ nữ Việt Nam Tết Canh thìn 2000), “Những người không có Tết” (Hà Nội mới Tết Canh thìn 2000)... Đặc biệt phóng sự “Tết này em ăn Tết ở đâu?” của Hoàng Tuấn là một phóng sự thực sự gây xúc động cho người đọc trước những mất mát, đau thương mà các em nhỏ miền Trung đã phải chịu đựng khi cơn lũ thế kỷ đi qua. Những dòng viết trăn trở của tác đã giả gợi lên suy nghĩ sâu xa. Những câu hỏi lặp đi lặp lại nhiều lần trong bài viết như một điệp khúc: “Các em ăn Tết ra sao?”, “Tết này các em ăn Tết ra sao?”, “Tết

này các em ăn Tết ở đâu?” cứ xoáy sâu vào lòng người đọc về nỗi đau của các

em.

“Chợ phiên giữa phố” (Bích Ngọc - Nông thôn ngày nay Tết Canh thìn 2000) là phóng sự hấp dẫn viết về chợ Bưởi ngày phiên giữa ồn ào, huyên náo của phố phường Hà Nội “như một làn khói quê Êm áp, để quyến luyến, Êp ủ

lòng người còn thương nhớ một miền quê của riêng mình”. Quả thật tít chính

cùng với tít dẫn của phóng sự đã gợi sự tò mò cho người đọc vì ngày nay không ai nghĩ rằng giữa đất Hà thành những năm 2000 vẫn có những phiên chợ tưởng chỉ còn trong quá khứ. Bài viết dài, với năm tít phụ, cùng với bốn bức ảnh minh hoạ đẹp, sinh động đã giải đáp một cách thú vị, hấp dẫn những tò mò trong lòng độc giả. Tác giả sử dụng bút pháp tổng hợp, bao gồm cả tả, bình, thuật, khi thì khách quan miêu tả lại cảnh phiên chợ đông đúc, khi lại chêm xen, đưa đẩy vài lời bình, bộc lộ cảm xúc của cái Tôi đã tăng sức thuyết phục cho bài viết. Phóng sự có nhiều nét phác hoạ có tính chất đặc tả về những người mua, kẻ bán trong phiên chợ mà tác giả được chứng kiến; kèm theo những đoạn đối thoại ngắn của tác giả với họ khiến tính sinh động, hấp dẫn được tăng lên.

Các phóng sự trên báo Tết đều sử dụng ảnh minh hoạ kèm theo bài viết, làm tăng thêm tính sinh động, hấp dẫn cho bài viết. Ngoài ra, trên báo Tết còn

sử dụng một số phóng sự ảnh, đặc biệt là báo Lao động như: “Hội An - phố màu và đen trắng” (Lao động Tết Canh thìn 2000), “Điện vượt cổng trời” (Lao động Tết Tân Tỵ 2001).

Với 9 bức ảnh bao gồm cả đen trắng và màu, Dương Minh Long đã truyền đến cho người đọc cái “hồn” của đô thị cổ Hội An, di sản văn hoá thế giới qua phóng sự ảnh “Hội An - phố màu đen và trắng”. Đây là những bức ảnh đẹp, cân đối về bố cục, hài hoà về màu sắc, không chỉ mang tính chất minh hoạ như trong các bài phóng sự khác mà chính những bức ảnh nói lên tất cả. Có lẽ ý nghĩa mà những bức ảnh này là: làn sóng thị trường sẽ không xoá đi được cái “hồn” của phố cổ Hội An.

Phóng sự ảnh “Điện vượt cổng trời” của Lê Anh Tuấn - Trần Triệu Long với 8 bức ảnh đủ kích cỡ khác nhau đã chuyển tải sự kiện “điện đang vượt

các cổng trời để lên những dãy núi khắc khổ trên cao nguyên đá Đồng Văn - Mèo Vạc (Hà Giang)”. Những tấm ảnh trong phóng sự ảnh đó có một kiểu

chú thích khá độc đáo, thú vị: dường như đó là lời nói của chính những đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao chỉ tay, trầm trồ với nhau: “Xã Phó Cáo có điện rồi, nó vào cả nhà cháu rồi”, “Như chúng mình gùi củi trên lưng, cái xe cũng biết gùi cái cột điện lên núi”, “Đi xem cái nhà cho điện ở”... Ngoài ra,

những bức ảnh rất đẹp này còn nói lên được những khó khăn, thiếu thốn khi đồng bào vùng cao không có điện. Có thể nói, chỉ với 8 tấm ảnh kèm theo 8 lời bình, tác giả đã tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh, hấp dẫn, giàu ý nghĩa.

3.1.2 Ghi chép

Mặc dù rất Ýt các nhà nghiên cứu nhắc đến ghi chép với tư cách là một thể loại, nhưng trên báo chí vẫn đang tồn tại dạng bài này. Một tác giả cho rằng ghi chép là loại bài “như là sự giao thoa giữa ký sự và phóng sự” với đặc điểm là “không chỉ bộ xương của các sự kiện được phản ánh mà còn chứa

đựng cả thông tin mang chiều sâu và dấu Ên của tác giả cũng được truyền đạt”. Ghi chép có “cách diễn đạt sống động”, “cách miêu tả lắm màu nhiều vẻ”, với “những đề tài được viết “lỏng”, không bắt buộc phải gắn liền với

những sự kiện mang tính thời sự” [13; 50]. Trong bài ghi chép, “những yếu tố trữ tình luôn được xen kẽ với sự việc” [2; 69]; “như một phác thảo còn ngổn ngang, bề bộn nhưng giàu chất sống thực tế” [5; 229].

Ghi chép là thể loại có tính chất văn học, giúp người đọc tiếp nhận một cách tự nhiên, sinh động các sự kiện được thông tin. Đây là thể loại được các tờ báo Tết sử dụng rộng rãi để chuyển tải nội dung thông tin, đặc biệt là với chủ đề văn hoá, xã hội. Nhiều bài ghi chép không chỉ dừng lại ở sự “ghi chép”, miêu tả đơn giản , mà đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật xinh xắn, không chỉ có giá trị thông tin mà còn có giá trị thẩm mỹ cao. Trên 8 tờ báo Tết trong 3 năm đã có khoảng 24 bài ghi chép. Hầu như trên mỗi số báo Tết đều có một bài ghi chép.

Viết về đời sống của đồng bào vùng cao, trên báo Tết có nhiều bài ghi chép đặc sắc. “Từ Pác Pha qua Nậm Coóng” của Xuân Quang (Lao động Tết Tân Tỵ 2001) là một ghi chép như vậy. Qua bài viết, người đọc như được theo chân tác giả vượt qua đồi, suối, đèo, dốc của huyện Sìn Hồ (Lai Châu) để tận mắt chứng kiến đời sống khốn khó của người dân nơi đây, nhất là khi cơn lũ quét vừa đi qua. Có thể nói đây là bài viết công phu, tác giả lần lượt vẽ ra trước mắt người đọc những khó khăn, thiếu thốn của các dân tộc vùng cao này: từ chuyện ăn ở, sinh hoạt, đến chuyện điện, đường, trường, trạm. Đặc biệt là cơn lũ quét kinh hoàng đã làm cho hàng chục người, hàng trăm nóc nhà biến mất trong một đêm. Khó khăn lại chồng chất khó khăn. Dường như tác giả cố gắng dấu mình đi, đứng ngoài cuộc quan sát bằng con mắt khách quan để cho những chi tiết tác động đến người đọc một cách tự nhiên. Thật ra bài báo là kết quả của một sự chọn lựa chi tiết, cân nhắc xem nên nhấn mạnh ở chi tiết nào, chi tiết nào chỉ lướt qua. Nhờ lối diễn đạt ngắn gọn, súc tích, giản dị, bài ghi chép của Xuân Quang đã không sa vào lối viết khô cứng, vụn vặt mà trở thành một tác phẩm sinh động, đậm tính văn học. Dù cố tình dấu mình nhưng trong bài viết vẫn thấp thoáng Èn hiện cái Tôi của tác giả với

niềm hi vọng ở mảnh đất này “một cuộc sống mới, dù còn trăm sự ngổn

ngang, vẫn đang hồi sinh”.

Bài viết “Lại lăn dài nước mắt mẹ” của Xuân Ba (Tiền phong Tết Kỷ Mão 1999) là một ghi chép xúc động về cuộc đời khổ đau, bất hạnh của một Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở vùng đất mỏ Mạo Khê. Khác với ghi chép trên của Xuân Quang, ở ghi chép này, cái Tôi của Xuân Ba được thể hiện khá đậm nét. Nhiều khi ta không thể phân biệt nổi đâu là ngôn ngữ của nhân vật, ngôn ngữ tác giả bởi cái Tôi tác giả đã đồng cảm với khổ đau mà mẹ Ngô Thị Bân phải chịu đựng. Mở đầu bài viết, tác giả nêu lý do của chuyến đi là: “theo lá

đơn tố cáo việc người ta đã phong tặng sai danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho mẹ một người đàn bà ở ngay thị trấn này”, và một loạt chi tiết

tưởng như lá đơn tố cáo kia là đúng. Điều này đã thu hút sự tò mò, chú ý của người đọc. Tiếp theo, để làm sáng tỏ “nguồn cơn”, tác giả đã trích lại những dòng hồi tưởng trong nước mắt của mẹ về chặng đường hoạt động cách mạng đầy mất mát, hy sinh: bị giặc bắt, bị cưỡng bức, có mang, không nỡ bỏ di giọt máu của mình, cắn răng nuôi đứa “con lai” trong lời dị nghị của mọi người, lấy chồng thương binh thì không có con, “đứa con lai" đi bộ đội và hy sinh, con nuôi chết, chồng chết, “để lại mình mẹ chỏng trơ, thui thủi”. Những trang viết của Xuân Ba là những dòng chữ chứa đầy sự xúc động, xót thương của tác giả: “giông gió tưởng đã qua. Mẹ Bân tưởng như có thể yên ổn sống nốt

quãng đời còn lại... Vậy mà nước mắt mẹ tưởng như đã cạn, giờ lại phải lăn dài”... Nhiều lá đơn tố cáo mẹ không xứng được nhận danh hiệu “Bà mẹ Việt

Nam anh hùng” vì họ cho rằng mẹ đã đầu hàng giặc, đã có con với giặc... Nhưng các cấp ngành chức năng đều không chấp nhận những lá đơn kiện Êy vì thông cảm với chuyện khổ tâm của mẹ, hiểu những hy sinh, mất mát lớn lao của mẹ. Dù vậy nhưng mẹ vẫn buồn. Phần kết của bài ghi chép, tác giả mượn lời bài hát “Người mẹ của tôi” (Xuân Hồng) để như thay mình nói với bạn đọc: những mất mát, hy sinh của mẹ nhiều lắm. Nước mắt mẹ đã cạn rồi. Đừng làm nước mắt mẹ lại phải lăn thêm nữa! Có thể nói, thành công của bài

viết ngoài chuyện kết cấu hài hoà, ngôn ngữ linh hoạt, uyển chuyển với cái Tôi cá nhân đầy cảm xúc đã gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc.

Những bài ghi chép trên báo Tết thường có dung lượng tương đối lớn, nhưng không có tít phụ như trong phóng sự. Ghi chép thường sử dụng tít dẫn (sa-pô), kèm theo ảnh minh hoạ. Bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận , thì thể loại này cũng dễ sa vào tình trạng sao chép, mô phỏng cứng nhắc hiện thực, tạo cho người đọc cảm giác nhàm chán. Vì vậy ghi chép đòi hỏi người viết phải có tri thức xã hội sâu rộng, vốn sống phong phú cùng với cái Tôi giàu cảm xúc, khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt.

3.1.3 Tuỳ bút.

“Tuỳ bút là thể ký ghi lại một cách tương đối tự do những cảm nghĩ của

người viết, kết hợp với việc phản ánh thực tế khách quan” [10; 1067].Tuỳ bút đòi hỏi năng lực cảm xúc, suy tưởng của tác giả về cuộc sống dựa trên nền tảng là con người và sự việc, sự kiện có thật. “So với các tiểu loại khác của

ký, tuỳ bút giàu chất trữ tình hơn cả, tuy vẫn không Ýt những yếu tố chính luận và chất suy tưởng, triết lý” [7; 313]. Về mặt cấu trúc, tuỳ bút cũng không

bị ràng buộc bởi một cốt truyện hay kết cấu lô gíc chặt chẽ, tư tưởng chủ đạo của bài viết có thể được toát ra từ mạch cảm xúc khá tự do của tác giả. Tuỳ bót “kết hợp xen kẽ việc mô tả khái quát với việc bộc lộ chủ quan” [5; 231]. Đặc biệt ngôn ngữ tuỳ bút rất giàu hình ảnh và chất thơ.

Với bút pháp phóng khoáng, uyển chuyển, linh hoạt, giàu chất trữ tình, tuỳ bút là thể loại rất thích hợp cho báo Tết. Vì vậy trên tờ báo Tết nào cũng xuất hiện Ýt nhất một bài tuỳ bút. Thậm chí có tờ báo Tết đăng rất nhiều tuỳ bút như Bắc Ninh Tết Tân Tỵ 2001 với 7 tuỳ bút.

Hầu hết những bài tuỳ bút trên các báo Tết đều được viết bởi những nhà văn tên tuổi như Băng Sơn, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Phan Hách, Nguyễn Bùi Vợi, Trung Trung Đỉnh...

Tuỳ bút “Sông Hồng bay” của Trần Mạnh Hảo trên báo Hà Nội mới Tết Canh thìn 2000 là bài viết đặc sắc, bày tỏ những suy nghĩ của tác giả về dòng

sông Hồng và mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến trên chuyến bay về Hà Nội vào ngày giáp Tết. Nhìn con sông từ trên cửa sổ máy bay, tác giả như

Một phần của tài liệu luận văn Nội dung và hình thức chuyển tải thông tin trên báo Tết (Trang 56 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w