Một số loại hình nghệ thuật.

Một phần của tài liệu luận văn Nội dung và hình thức chuyển tải thông tin trên báo Tết (Trang 45)

- Các phong tục, lễ hội ngày Tết.

2.3.1.2 Một số loại hình nghệ thuật.

Bên cạnh mảng bài viết về phong tục cổ truyền, trên báo Tết cũng xuất hiện bài viết về nhiều lĩnh vực văn hoá nghệ thuật như: văn học, âm nhạc, hội hoạ, điện ảnh, sân khấu, thời trang, vũ đạo..., đặc biệt là điện ảnh, sân khấu và âm nhạc.

- Điện ảnh.

Báo Hà Nội mới Tết Canh thìn 2000, có bài “Phim Việt Nam một góc nhìn” (Vũ Dân) đánh giá, tổng kết chặng đường điện ảnh Việt Nam hơn mười năm kể từ khi đất nước đổi mới, mở cửa đến nay. Thời kỳ đầu là sự “ngự trị” của loại phim “mì ăn liền”, bị phê phán là phim “ra lò theo kiểu chạy bám gót

thị hiếu rẻ tiền”. Thời kỳ thứ hai, theo cách gọi của tác giả là “thời kỳ đông lạnh”: “Các hãng phim Nhà nước chủ yếu làm theo tiền được rót theo kế hoạch. Tuy có những phim rất hay và có dư luận sôi nổi như “Những người thợ xẻ”, “Ai xuôi vạn lý”... Nhưng số lượng quá Ýt ái Êy không tạo được một thị trường điện ảnh. Khán giả như bị từ bỏ và họ chỉ còn trông cậy vào các bộ phim nước ngoài”. Tác giả đã lấy dẫn chứng nhiều bộ phim Hàn Quốc,

Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông... trên truyền hình “đã làm người xem

quên đi một dòng phim truyền hình Việt Nam mặc dù vÉn tóc tắc ra đời”. Mặc dù các nhà quản lý và kinh doanh điện ảnh đã tìm đủ mọi cách để kéo khán giả tới rạp như: giảm giá vé, tu sửa, nâng cấp các rạp, đẩy mạnh quảng cáo...nhưng khán giả vẫn thờ ơ với phim Việt Nam. Thay vì ra đời ồ ạt những bé phim “ngao ngán” hiện nay, các nhà làm phim cần đầu tư kỹ lưỡng hơn, công phu hơn cho bé phim của mình. Có như vậy, phim Việt Nam mới lấy lại được lòng tin của khán giả. Đó là lời khuyên của bài viết này dành cho các nhà làm phim.

Năm 2000, một sự kiện điện ảnh lớn diễn ra tại Việt Nam: chóng ta tổ chức thành công Liên hoan phim Châu Á -Thái Bình Dương tại Hà Nội gặt hái được thành tích lớn nhất từ trước đến nay tại liên hoan phim này, với những giải lớn như: phim truyện nhựa xuất sắc nhất, phim ngắn xuất sắc nhất, nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất... Những tên tuổi của Nguyễn Thanh Vân, Lại Văn Sinh, Mai Hoa, Hồng Ánh... là niềm tự hào của điện ảnh Việt Nam. Báo Tết Tân Tỵ 2001 có nhiều bài viết giới thiệu, phân tích, đánh giá về sự kiện này cũng như viết về những chân dung điện ảnh này.

Nhưng trong bài viết “Điện ảnh Việt Nam bước vào thiên niên kỷ mới: Đường xa gập ghềnh” (Việt Văn - Lao động Tết Tân Tỵ 2001) đã đặt ra vấn đề: tuy gặt hái được thành công nhưng thực tế điện ảnh Việt Nam vẫn có mặt bằng rất thấp so với khu vực. Tác giả phân tích: “một số nền điện ảnh lớn vì

lý do này khác đã không thể cử những tác phẩm tốt nhất của họ sang. Và thắng trong một chặng đua ngắn không đồng nghĩa với thắng trong một cuộc đua đường trường”. Bài viết ngắn gọn, súc tích đã chỉ ra lợi thế, và cũng là

thành công không thể phủ nhận được của ta khi đạt giải cao là “nâng cao vị

thế của điện ảnh Việt Nam và giúp các đạo diễn tự tin hơn rất nhiều khi đứng cạnh bên những bạn nghề mà ở nước họ, điện ảnh đã lớn mạnh tới mức trở thành một công nghệ hái ra tiền. Nếu tập trung đúng hướng vào một số cá nhân có tài năng thực sự, chúng ta có thể có chỗ đứng trong sự công nhận của đồng nghiệp và khán giả quốc tế”.

Ngoài ra, trên báo Tết còn xuất hiện rất nhiều bài viết hay về điện ảnh Việt Nam như: “Vui buồn điện ảnh Việt Nam ’98” (Lao động Tết Kỷ Mão 1999), “Điện ảnh 99 - Thêm một mùa vắng lặng” (Tiền phong Tết Kỷ Mão 1999), “Cuộc bàn giao cho năm mới” (Giáo dục và Thời đại Tết Kỷ Mão 1999), “Điện ảnh Việt Nam - Không là đường một chiều” (Lao động Tết Canh thìn 2000)...

Ngày nay, công chúng được đón nhận rất nhiều “món ăn tinh thần” mới lạ, hấp dẫn từ truyền hình, video, sách báo, tạp chí, điện ảnh nước ngoài... Vì vậy, sân khấu Việt Nam trở nên “lúng túng” do không bắt nhịp được với nhịp sống thời đại, không thu hút được khán giả như trước. Những mặt yếu kém, hạn chế của sân khấu được nhiều bài viết đưa ra như: “các mô hình hoạt động

biểu diễn quá chậm chạp đánh tuột mất người xem. Sù hấp dẫn mặc dù được coi là rẻ tiền của những loại hình “văn hoá ăn liền” phần nào lôi léo số đông khán giả chạy theo để giải trí. Bên cạnh đó có một số không Ýt khán giả ngán những gì xưa cũ hoặc những gì thời thượng, quá trớn, đâm ra ngày càng khó tính và quay lưng với tình trạng sân khấu thực tại”. (Thái Hồ - “Sân khấu

hướng tới năm 2000 - Tiếng cười lạc quan” - Hà Nội mới Tết Canh thìn 2000). Nhưng bài viết không rơi vào chỗ bi quan về sự phát triển của sân khấu Việt Nam. Tác giả chỉ ra, bên cạnh nhiều đơn vị nghệ thuật, các nhà hát, đoàn kịch, đoàn chèo, cải lương lớn “đều tá ra lúng túng, chịu an ủi với tình

trạng “chết đói nằm co” thì Nhà hát Tuổi trẻ “có sự mạnh dạn trong hoạt động và có những sáng tạo bất ngờ, đã tạo không khí sân khấu rạo rực hẳn lên qua những đêm diễn hàng chục tiểu phẩm như Đời cười hay Kẻ khóc người cười”. Bài viết đánh giá cao những thành công của Nhà hát Tuổi trẻ

Việt Nam trong việc tìm ra hướng đi đúng, để kéo khán giả về phía mình. Cũng chuyện sân khấu, nhưng bài viết “Cuộc bàn giao cho năm mới” của Chu Hồng Vân trên báo Giáo dục và Thời đại Tết Kỷ Mão 1999 lại chỉ ra một khó khăn khác của sân khấu Việt Nam là: “sân khấu vẫn thiếu kịch bản

hay. Những người tâm huyết đang cố mổ xẻ, phân tích: làm thế nào để có kịch bản hay? Khán giả sân khấu là ai? Một điều nữa là những diễn viên trẻ có thể đủ sức thay thế vị trí của các “ngôi sao” sân khấu đã lớn tuổi, quen mặt thì dường như chưa có”.

Ngoài các bài viết trên, các số báo Tết còn những bài đánh giá chung về sân khấu như: “Sân khấu 1998 nhìn lại: Không lạc quan, không bi quan và cũng không bình thường...” ( Lao động Tết Kỷ Mão 1999), “Sân khấu một

năm cười” (Hà Nội mới Tết Tân Tỵ 2001)...hay viết về những chân dung diễn viên nổi tiếng như: “Phù thuỷ Thành Lộc” (Hà Nội mới Tết Tân Tỵ 2001). Nhìn chung, các bài viết về nghệ thuật sân khấu trên báo Tết mới chỉ dừng lại ở đánh giá chung và đi vào sân khấu kịch, hài kịch là chủ yếu. Còn nhiều loại hình sân khấu cổ truyền của dân tộc như chèo, tuồng không hề được nhắc đến.

- Âm nhạc.

Trong chủ đề văn hoá trên báo Tết, các bài viết về âm nhạc, ca nhạc chiếm một dung lượng đáng kể. Đây là một loại hình văn hoá, nghệ thuật khá gần gũi và quen thuộc với mỗi người.

Trong “60 xuân nồng tân nhạc Việt Nam” (Lao động Tết Kỷ Mão 1999), Nguyễn Thuỵ Kha đã tổng kết lại một chặng đường dài của tân nhạc Việt Nam. Theo bài viết thì tân nhạc Việt Nam ra đời đánh dấu bằng việc ra đời của bài hát “Kiếp hoa” (Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên) năm 1951, kết quả của chuyến xuyên Việt vận động cho tân nhạc Việt Nam. Có thể nói trong bài viết ngắn, súc tích, sinh động, tác giả đã vẽ ra bức phác thảo tương đối đầy đủ về 60 năm qua của tân nhạc Việt Nam kèm theo những cảm xúc của mình “bây giờ trở lại với xuân này, ta có thể nghe cùng một lúc những tác phẩm của bốn thế hệ nhạc sĩ qua 60 năm tân nhạc… chợt thấy có một sợi dây thắt buộc quanh tâm hồn mình xuyên qua những giai điệu kia. Đó phải chăng là sợi lạt tình khăng khít của dân tộc Việt mà thời nào cũng cột chặt vào những trắc Èn âm thanh”.

Bài viết “Hãy xứng đáng với niềm tin yêu của công chúng” (Nguyễn Thành Vinh - Phụ nữ Việt Nam Tết Canh thìn 2000) lại đưa ra một thực tế đáng buồn: “Không hiểu sao ca sĩ trẻ bây giờ không chịu hát những ca khóc

cách mạng. Phải chăng, ca sĩ trẻ không thể đồng cảm với những ca khúc mà các nghệ sĩ bậc đàn anh, đàn chị, khi ở vào cái tuổi của các ca sĩ trẻ bây giờ, hát một cách say sưa... Công chúng chờ đón sự tìm tòi khám phá thành công các ca khuc sáng tác trong kháng chiến, đáp lại tình cảm của khán giả là điều mà các ca sĩ trẻ nên làm”. Nếu các ca sĩ trẻ chỉ chiều theo thị hiếu một

bộ phận khán giả, quên đi những ca khúc của một thời “Hát cho đồng bào tôi

nghe”, “Tiếng hát át tiếng bom”, quên đi mình là nghệ sĩ của nhân dân, được

nhân dân yêu mến và ngưỡng mộ, thì sẽ bị đánh mất đi niềm tin yêu của công chúng. Đó là lời nhắn gửi tha thiết của bài viết trên.

Vấn đề thị hiếu của người nghe nhạc cũng được các báo Tết quan tâm, đề cập tới. Đức Long trong “Năm đầu thế kỷ - Thị hiếu hướng về đâu?” ( Nội mới Tết Tân Tỵ 2001) đã phải thốt lên: “Thị hiếu của lớp trẻ đã bị dẫn

dắt, nếu không nói là bị tha hoá bởi những sản phẩm âm nhạc “làm hàng”. Những tác phẩm này đã được đánh bóng cho sự ngây thơ, uốn Ðo làm duyên hoặc tô đen sự khóc than cho một cuộc tình”. Không phải các nhà sản xuất, tổ

chức âm nhạc đang chạy theo thị hiếu công chúng mà chính họ đang “tạo nên

một môi trường âm nhạc mị dân và áp đặt chuẩn về thị hiếu của họ đang bị điều khiển”. Quả thực đây là vấn đề rất “thời sự” mà nếu không để ý, ta không

thấy được. Hiện nay, không Ýt bạn trẻ nghĩ rằng những tác phẩm thiếu sức sống, não tình, những ca khúc “sến hiện đại” mới là hay, mới phù hợp với mình do sự lặp đi lặp lại ở các giọng hát, các album khác nhau, cách phối khí khác nhau. Để chứng minh cho ý kiến trên, tác giả đưa ra con sè cụ thể về số lượng ca khúc, số sản phẩm video, cát-sét, CD,VCD và các chương trình biểu diễn...“Điều đó nói lên sự nghèo nàn của một thị trường âm nhạc sôi động

một cách giả tạo, làm méo mó thị hiếu âm nhạc trong lớp trẻ... Sự chỉnh đốn, tạo nên một thị hiÕu âm nhạc nghiêm túc đang là yêu cầu cấp bách khi bước sang thế kỷ mới. Trách nhiệm Êy thuộc về ai?”

Bất cứ một nền âm nhạc của đất nước nào cũng bao gồm hai lĩnh vực: thanh nhạc (ca khúc) và khí nhạc. Bên cạnh lĩnh vực ca khúc, với đầy rẫy những bài hát “than thở, nỉ non, làm bải hoải tâm hồn hoặc tiếng thét , tiếng

gầm rú gây rung động thần kinh”, thì lĩnh vực khí nhạc của Việt Nam ra sao?

Để trả lời cho câu hỏi này, báo Lao động Tết Tân Tỵ 2001 đã đăng tải bài “Cần có đội ngũ sáng tác có năng lực” của Cù Lệ Duyên. Đánh giá âm nhạc của một quốc gia, người ta dựa vào nền khí nhạc của quốc gia đó. Vậy mà

thành tựu của nền khí nhạc Việt Nam còn rất “khiêm tốn”. Tác giả đã chỉ ra những yếu kém của nền khí nhạc Việt Nam như “đôi khi vô tình hay hữu ý đã

ỷ lại vào học vấn và viết nên những tác phẩm bắt chước theo phong cách của các thời đại đi trước”. Mét sai lầm nữa là “có người lầm tưởng rằng cứ đưa dân ca vào là tác phẩm mang đậm bản sắc dân tộc”... Để khắc phục được hạn

chế này, tác giả cho rằng chúng ta cần có đội ngũ các nhà soạn nhạc có năng lực và trình độ chuyên môn cao. Có như vậy mới tạo ra được ngôn ngữ âm nhạc với bản sắc dân tộc đậm đà và sự cách tân trong phương thức biểu cảm.

Các báo Tết cũng đăng nhiều bài viết về các nhạc sĩ, các ca sĩ “ngôi sao” được nhiều người yêu thích trong năm, như: “Nhạc sĩ Thanh Tùng gieo quẻ đầu năm cho âm nhạc” (Tiền phong Tết Kỷ Mão 1999), “Mê khúc Sắc-xô” (Hà Nội mới Tết Kỷ Mão 1999), “Con rồng nhỏ: Đan Trường” (Hà Nội mới

Tết Canh thìn 2000)... Còn âm nhạc truyền thống của dân tộc như ca trù, hát quan họ, cải lương, hát xẩm... Ýt được phản ánh trên báo Tết. Chỉ thấy một hai bài viết về hát quan họ trên báo Bắc Ninh và hát ca trù trên báo Lao động. Trong chủ đề văn hoá, mảng thông tin quốc tế chiếm dung lượng không nhiều. Chỉ có một số bài đề cập đến phong tục, lễ hội trong dịp Tết của các nước trong khu vực như: “Tết ở các nước châu Á” (Hà Nội mới Tết Canh thìn 2000), Ngày Tết ở Nhật Bản” (Giáo dục và Thời đại Tết Canh thìn 2000), “Tết ở Bắc Kinh” (Nhân dân Tết Tân Tỵ 2001), “Lễ hội hoá trang ở châu Âu” (Tiền phong Tết Kỷ Mão 1999), “Tết rắn” (Tiền phong Tết Canh thìn 2000), Tết xưa ở cung đình Trung Hoa” (Hà Nội mới Tết Kỷ Mão 1999)... Bài viết đánh giá về các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật hiện đại của các nước hầu như không có, nếu có thì chỉ là các bài viết về các ca sĩ, ban nhạc quốc tế đang được hâm mộ (“Những ban nhạc hay nhất thế giới ‘98” - Lao động Tết Tân Tỵ 2001)...

Một phần của tài liệu luận văn Nội dung và hình thức chuyển tải thông tin trên báo Tết (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w