Chủ đề thể thao.

Một phần của tài liệu luận văn Nội dung và hình thức chuyển tải thông tin trên báo Tết (Trang 51)

- Các phong tục, lễ hội ngày Tết.

2.3.2Chủ đề thể thao.

Khảo sát tám tờ báo Tết trong 3 năm về chủ đề thể thao, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Nhân dân Lao động Tiền phong Phụ nữ Việt Nam Giáo dục và Thời đại Nông thôn ngày nay Hà Nội mới Bắc Ninh Tổng số (bài) 255 447 318 162 234 216 237 177 Thể thao 24 (9,41%) 36 (8,05%) 9 (2,83%) 3 (1,85%) 2 (0,085%) 8 (11,11%) 9 (3.79% 12 (6.77%)

Trên các số báo Tết xuất hiện nhiều bài viết đánh giá về thành tích thể thao của Việt Nam trong năm qua, nhìn nhận bước phát triển trong năm tới. Nhiều môn thể thao được phản ánh trên báo Tết: bóng đá, bóng chuyền, các môn võ, cầu lông... trong đó bóng đá là môn thể thao “vua” được quan tâm hơn cả, làm say mê hàng triệu các cổ động viên trên toàn thế giới. Việt Nam cũng là một đất nước yêu bóng đá đến cuồng nhiệt. “Bóng đá Việt Nam sẽ ra sao trong những năm đầu thế kỷ” (Nông thôn ngày nay Tết Canh thìn 2000) không chỉ là câu hỏi của tác giả Thái Hoàng mà còn là câu hỏi của những người hâm mộ bóng đá nước nhà. Bởi nhìn vào thực tế của bóng đá Việt Nam trong những năm vừa qua, như tác giả chỉ ra trong tác phẩm: “đáng để cho

mỗi chúng ta suy ngẫm”. Năm đầu tiên của thế kỷ mới cũng là năm tiến lên

một bước: bóng đá bán chuyên nghiệp và chuyên nghiệp hoá là con đường để bóng đá Việt Nam đi xa hơn. Nhưng vấn đề khán giả thật đáng buồn như tác giả chỉ ra: ở giải vô địch quốc gia mà chỉ có trung bình 3000 người tới mỗi sân. Bài viết cũng chỉ ra vấn đề là ở chỗ chất lượng của mỗi trận đấu không cao, đội tuyển quốc gia thì đang già đi nhanh chóng mà các cầu thủ trẻ thì chưa thay thế được.

Bài viết “Chia tay bóng đá nghiệp dư” của Tùng Sơn trên báo Nhân dân

Tết Canh thìn 2000 cũng đặt ra câu hỏi: việc chọn năm giao thừa của hai thế kỷ để đưa bóng đá Việt Nam lên chuyên nghiệp có phải là năm tốt lành để bóng đá nước nhà vào thời kỳ phát triển? Tiếp đó tác giả đã phân tích và khẳng định rằng đây đúng là thời điểm thích hợp nhất, “là thiên thời, địa lợi

của bóng đá Việt Nam” vì bóng đá Việt Nam có những tiến bộ đáng ghi nhận.

“Từ chỗ thua và thua đậm hầu hết đội tuyển các nước khu vực, chúng ta đã

thắng lại, liên tiếp đoạt thứ hạng cao ở các giải chính thức khu vực”. Một điều thuận lợi nữa là Việt Nam có hàng chục triệu người hâm mộ cả nước “qua những cuộc xuống đường, những đêm không ngủ vì bóng đá, đêm ngày

ai còng mong mỏi các cầu thủ nước ta sớm sánh vai cùng các nước có nền bóng đá phát triển”. Mặt khác, để thích nghi với nền kinh tế thị trường, “bóng đá không thể khư khư mãi chế độ bao cấp, mà rất cần xã hội hoá để vươn lên tự nuôi sống mình, tận dụng nguồn tài trợ của các thành phần kinh tế mà phát triển. Mặc dù còn nhiều việc phải làm, có thể có cả những vấp váp trước khi tới đích nhưng đã đến lúc không thể chậm trễ”. Tác giả khẳng định:

“chóng ta phải dứt khoát chia tay với bóng đá nghiệp dư”.

Một sự kiện trọng đại của thể thao Việt Nam trong năm 2003 là tổ chức SEAGAMES 22, SEAGAMES đầu tiên ở Việt Nam. Nhưng ở Việt Nam, chưa có một sân vận động nào đạt tiêu chuẩn FIFA để tổ chức một trận đấu bóng đá quốc tế. Không chỉ bóng đá mà cả điền kinh, bơi lội, xe đạp... cũng vậy. Vì vậy, việc chúng ta quyết định khởi công xây dựng Khu Liên hiệp thể thao quốc gia tại Hà Nội được coi là “Dấu Ên Việt Nam trong thế kỷ 21”. (Ngọc Bích - Lao động Tết Tân Tỵ 2001). Tác giả khẳng định đây là công trình thể thao quy mô và hiện đại nhất từ trước đến nay ở Việt Nam, “là công trình của đất nước và của ngành thể dục thể thao, để phục vụ sự nghiệp thể dục nước nhà trong thế kỷ 21, đồng thời trước mắt phục vụ SEAGAMES 22 vào năm 2003 - một sự kiện có ý nghĩa lớn về thể thao - chính trị - văn hoá - ngoại giao”.

Ngoài các bài viết nhận định về thể thao nước nhà trong năm nói chung, thì trên báo Tết còn có nhiều tác phẩm chân dung, viết về những gương mặt thể thao xuất sắc của năm như: “Trần Hiếu Ngân - cô gái đất võ”, “Nguyễn Ngọc Trường Sơn - Biết chơi cờ trước khi biết chữ” (Nhân dân Tết Tân Tỵ 2001), “U-su tứ nữ” (Hà Nội mới Tết Tân Tỵ 2001), “Những gương mặt 2000” (Lao động Tết 2001)... Thể thao quốc tế với những sự kiện, nhân vật nổi bật trong năm, hay thế kỷ 20 cũng được đề cập tới như: “Thể thao thế giới thế kỷ 20: Bước nhảy thần kỳ vào thiên niên kỷ mới”, “EURO 2000: Đầu năm gieo quẻ” (Nông thôn ngày nay Tết Canh thìn 2000), “Péle, Maradona - Hai tượng đài bóng đá thế kỷ 20” (Lao động Tết Canh thìn 2000)...

*****

Như vậy, qua khảo sát 8 tờ báo Tết trong 3 năm, chúng tôi nhận thấy những đặc điểm nội dung chủ yếu của các tờ báo Tết như sau:

Những bài viết trên báo Tết có chất lượng cao, được chọn lọc kỹ càng hơn, tính chất thời sự giảm thiểu, chất văn học và giải trí tăng lên so với các số báo thường. Đây phần nhiều là những bài “đặt”, được viết bởi những chuyên gia trong một lĩnh vực hay những cây bút tên tuổi. Các bài viết rất đa dạng, phong phú, đề cập đến mọi chủ đề, nhưng chủ đề văn hoá, giải trí chiếm dung lượng nhiều nhất. Chủ đề văn hoá bao trùm lên mọi chủ đề khác. Báo Tết thường có những bài mang tính chất khái quát, tổng kết, hệ thống lại những vấn đề nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá trong năm vừa qua, phác thảo những hướng đi cho năm tới. Âm hưởng chủ yếu của báo Tết là lạc quan, vui vẻ, Ýt hoặc không hề nhắc đến những chuyện không vui, những hiện tượng tiêu cực, những mặt trái, không hề có phê phán, đả kích, lên án mạnh mẽ như các số báo thường.

Tuy cùng mang những đặc điểm chung của báo Tết nhưng mỗi tờ báo lại có những nét khu biệt về nội dung, tạo ra bản sắc riêng cho mỗi tờ báo do mỗi tờ có phạm vi, đối tượng, tôn chỉ mục đích khác nhau.

Nhân dân là cơ quan ngôn luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng nên chủ đề chính trị xuất hiện nhiều, các vấn đề được đề cập ở tầm vĩ mô. Tính khái quát của các bài viết cũng cao hơn. Báo cũng có nhiều bài viết tổng kết, đánh giá về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, thể thao.

Lao động là cơ quan của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam - diễn đàn bảo vệ cho quyền lợi của người lao động. Chủ đề kinh tế - xã hội chiếm ưu thế. Đặc biệt là vấn đề lao động - việc làm và trách nhiệm của công đoàn trong việc tạo việc làm cho người lao động, vấn đề xoá đói giảm nghèo, cứu trợ nhân đạo, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn...

Là cơ quan của Trung ương Đoàn với đối tượng thanh niên, Tiền phong

đăng tải nhiều bài viết về chủ đề kinh tế. Đặc biệt là bài viết về về công tác đoàn, các tấm gương thanh niên vươn lên vượt khó làm giàu, các gương mặt trẻ tiêu biểu trong lĩnh vực thể thao, ca nhạc...

Phụ nữ Việt Nam là tờ báo của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nên đề cập nhiều đến chủ đề xã hội và vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Chủ đề văn hoá, đặc biệt là các chuyện “bếp núc”, liên quan đến tay nghề phụ nữ như: văn hoá Èm thực, nghệ thuật trang trí nhà cửa, thời trang làm đẹp, nhiều bài viết về lễ hội và các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật... Về thể thao, báo có nhiều bài viết về phái đẹp với thể thao như các nữ vận động viên tiêu biểu của năm.

Là tiếng nói của ngành giáo dục và đào tạo nên Giáo dục và Thời đại có nhiều bài viết đánh giá, tổng kết về tình hình giáo dục, đào tạo trong năm vừa qua. Nhiều bài viết về khoa học, công nghệ cũng được đăng tải trên báo. Ngoài ra các chủ đề văn hoá, xã hội cũng được đăng tải ở mức độ nhất định, nhất là các phong tục, lễ hội cổ truyền.

Nông thôn ngày nay là tờ báo của Hội Nông dân Việt Nam nên thường in nhiều bài viết về kinh tế - xã hội, tập trung vào vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp, phát triển hạ tâng cơ sở nông thôn. Các chủ đề khác được phản ánh trên báo cũng thường gắn với người nông dân và đề tài nông thôn như:

các lễ hội, phong tục ở nông thôn Việt Nam, phát triển thể thao ở nông thôn, nông dân chơi thể thao... Đặc biệt các bài viết về những phong tục, tập quán ở các làng quê được đề cập tương đối nhiều.

Hà Nội mới dù là báo địa phương nhưng lại là một tờ báo địa phương đặc biệt - báo của Thủ đô, nên có tính chất và quy mô như một tờ báo trung ương. Các bài viết về riêng Hà Nội cũng rất nhiều, đặc biệt khi thành phố kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội. Các bài viết đề cập đến tất cả các chủ đề: sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá - thể thao của Hà Nội. Nhất là chủ đề văn hoá, với các bài viết tìm hiểu, nghiên cứu về những giá trị văn hoá cổ truyền của Hà Nội như: di tích, danh thắng, con người với nét thanh lịch, hào hoa.

Bắc Ninh là tờ báo địa phương miền quê quan họ. Bản sắc địa phương bộc lộ rõ qua những trang viết về các chủ đề, gắn với địa phương mình. Đặc biệt chủ đề văn hoá chiếm số lượng bài viết rất cao vì đây là mảnh đất giàu truyền thống văn hoá xứ Kinh Bắc xưa: nhiều phong tục, lễ hội: hội Lim, hát quan họ...

Như vậy, bên cạnh những đặc trưng, đặc điểm giống nhau, 8 tờ báo Tết được khảo sát lại có những khác biệt độc đáo, tạo ra sự đa dạng, phong phú về nội dung trong các chủ đề được phản ánh. Tuy nhiên chủ đề văn hoá, thể thao, mang tính giải trí và thông tin quốc tế về các chủ đề nói chung còn Ýt.

CHƯƠNG 3

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn Nội dung và hình thức chuyển tải thông tin trên báo Tết (Trang 51)