- Đối với các cơ quan đại diện, phóng viên thường trú, để cho phóng
3.3. Khuyến nghị, đề xuất
Để cho hoạt động báo chí ở Thanh Hóa phát triển tốt, tôi thấy cần có một số khuyến nghị, đề xuất, như sau:
Một là, Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo
đối với việc đổi mới và nâng cao chất lượng báo chí phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Để giải quyết tốt vấn đề đó, các cấp ủy Đảng cần tiếp tục đổi mới tư duy về công tác báo chí, về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm của của báo chí trong tình hình mới. Từ đó xác định rõ trách nhiệm lãnh đạo, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra hoạt động báo chí trong từng ngành, địa phương. Đảng lãnh đạo báo chí không phải Đảng làm các công việc của báo chí mà thực chất là Đảng chăm lo đến việc nâng cao chất lượng nội dung chính trị của báo chí. Vì vậy, cấp ủy Đảng địa phương, trong đó trực tiếp là Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa cần thường xuyên định hướng chính trị cho các cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báo. Ban Tuyên giáo cũng giúp Tỉnh ủy chỉ đạo chặt chẽ hoạt động của các cơ quan báo chí, giúp cấp ủy lựa chọn, đề bạt lãnh đạo các cơ quan báo chí theo đúng quy hoạch, đủ tiêu chuẩn và có chất lượng. Đặc biệt là các vị trí Tổng Biên tập, Giám đốc Đài phải hết sức chú trọng đến tiêu chuẩn và chất lượng. Vì thực tế đã khẳng định, vai trò của tổng biên tập, giám đốc ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của bản thân tờ báo, cơ quan báo đó, mà như mọi người thường nói: Tổng Biên tập nào tờ báo ấy!
Hai là, trong công tác cán bộ, Tỉnh ủy cần thường xuyên chăm lo bồi dưỡng,
đào tạo và đào tạo lại những người làm báo thông qua các hình thức, như gửi đi đào tạo dài hạn theo trường lớp chính quy, khuyến khích những người có khả năng ở các cơ quan báo chí đi học cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành báo chí để trong tương lai gần Thanh Hóa có đội ngũ nhà báo trình độ cao.
Cũng đã đến lúc tỉnh có kế hoạch cho người đi đào tạo nghiệp vụ báo chí ở nước ngoài; cần phối hợp với Học viện Báo chí & Truyên truyền mở một lớp đại học báo chí tại chức trong tỉnh; mở nhiều lớp bồi dưỡng ngắn ngày để thông tin kịp thời những chủ trương, công tác lớn của địa phương, hoặc bồi dưỡng các lớp lý luận chính trị để nâng cao nhận thức, nắm bắt chủ trương, đường lối, chính sách mới của Đảng, Nhà nước. Mở các lớp nghiệp vụ để các nhà báo
được liên tục tiếp cận với những tri thức mới, phục vụ tốt nhiệm vụ từng giai đoạn cách mạng, tác phong, lối sống...
Ba là, bên cạnh việc nâng cao chất lượng chính trị, nghiệp vụ, tỉnh cũng cần
có các chính sách thích hợp để hỗ trợ nhà báo nâng cao thu nhập, mức sống, nơi làm việc... tạo điều kiện để các nhà báo chú tâm vào nhiệm vụ chuyên môn nhằm đạt được hiệu quả xã hội cao nhất.
Tiểu kết
Từ phân tích thực trạng đội ngũ những người làm báo tỉnh Thanh Hóa, trong chương 3, tác giả đã tập trung phân tích những yêu cầu phải có để nâng cao chất lượng đội ngũ những người làm báo ở các cơ quan báo chí tỉnh Thanh Hóa, như tập trung nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ nhà báo, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, có cơ chế thông thoáng cho cơ quan báo chí... Từ đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ người làm báo ở Thanh Hóa. Trong đó tập trung nghiên cứu, đưa ra một số giải pháp cụ thể, như nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của nhà báo; nâng cao trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; giải pháp nâng cao phương tiện, thiết bị làm việc và đời sống cho người làm báo; một số kiến nghị đề xuất đối với cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành đối với lĩnh vực báo chí truyền thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung.
KẾT LUẬN
Tóm lại, trong luận văn, ở chương 1, tác giả đã tập trung phân tích, khái quát nhiệm vụ của báo chí nước ta hiện nay trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; vai trò của báo chí trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; những quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về công tác báo chí và đổi mới chất lượng đội ngũ người làm công tác báo chí; đồng thời nêu những nét chính về các cơ quan báo chí ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay. Tiểu kết chương một, tác giả đã khẳng định báo chí có một vai trò đặc biệt trong tiến trình cách mạng Việt Nam, báo chí đồng hành cùng đất nước, dân tộc; luôn là vũ khí sắc bén, là lực lượng đi đầu, là những hướng dẫn tuyên truyền, tổ chức tập thể để hướng mọi người, mọi tầng lớp xã hội thực hiện nhiệm vụ đổi mới, CNH, HĐH đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Cùng với đội ngũ người làm báo cả nước nói chung, những người làm báo tỉnh Thanh Hóa qua các thời kỳ, đã nhận thức rõ trách nhiệm, cổ vũ, động viên và trực tiếp đóng góp sức mình để tạo ra quyết tâm và sức mạnh toàn dân tộc phấn đấu thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Ở chương 2, tác giả luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ những người làm báo ở các cơ quan báo chí tỉnh Thanh Hóa, trong đó có nhấn mạnh những nét cơ bản về điều kiện tự nhiên, đặc điểm xã hội của tỉnh Thanh Hóa; về tình hình báo chí Thanh Hóa trong những năm qua; về thực trạng chất lượng đội ngũ những người làm báo ở Thanh Hóa hiện nay. Tiểu kết chương hai, tác giả đã chỉ rõ bên cạnh những cái đã và đang có của các cơ quan báo chí Thanh Hóa thì việc cần phải được đào tạo, đào tạo lại, tự đào tạo của các cơ quan báo chí là cực kỳ cần thiết, bởi vì nếu không kịp thời có một đội ngũ nhà báo vững về bản lĩnh chính trị, chắc về chuyên môn nghiệp vụ thì không thể đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ làm báo hiện đại, không đáp ứng được mong mỏi của bạn đọc và nhân dân trong và ngoài tỉnh. Mặt khác, các cơ quan báo chí và đội ngũ người làm báo Thanh Hóa cũng rất cần được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ tích cực cả về vật chất và tinh thần của cấp ủy, chính quyền, các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh.
Trước yêu cầu đó, ở chương 3, tác giả luận văn đã đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ người làm báo ở Thanh Hóa. Trong đó tập trung nghiên cứu, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của nhà báo; trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ
công dân; trình độ chuyên môn nghiệp vụ; phương tiện, thiết bị làm việc và đời sống cho người làm báo; một số khuyến nghị, đề xuất đối với cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành đối với lĩnh vực báo chí truyền thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung.
Trong tình hình thế giới đầy biến động, diễn biến mau lẹ và phức tạp hiện nay, các thế lực thù địch đang gấp rút đẩy nhanh “Âm mưu diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ và nhân dân ta, hơn bao giờ hết việc phải đổi mới báo chí, nâng cao chất lượng và hiệu quả báo chí là cực kỳ cần thiết, cấp bách và tất yếu khách quan, biện chứng. Do vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ những người làm báo cả nước nói chung, ở Thanh Hóa nói riêng là hết sức quan trọng và cần thiết, mang tính trước mắt và lâu dài vì quyền tự do báo chí của nhân dân, vì sự cường thịnh, phồn vinh của dân tộc ta.
Các cơ quan báo chí, các nhà báo phải không ngừng phấn đấu vươn lên, thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị, khả năng chuyên môn nghiệp vụ; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Hoạt động báo chí phải đóng góp hiệu quả vào việc giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, nâng cao dân trí, xây dựng cuộc sống mới, con người mới. Mỗi nhà báo phải có tính thần trách nhiệm cao, có động cơ trong sáng, trung thực, khiêm tốn, ham học hỏi, có kiến thức mọi mặt, nhất là kiến thức về lý luận chính trị, luật pháp, chuyên môn nghiệp vụ và vốn sống để tiếp nhận, xử lý thông tin đúng đắn, hợp tình, hợp lý, tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Có thái độ cẩn trọng, chịu trách nhiệm trước tổ chức, trước Đảng, trước nhân dân với những thông tin, bài báo, bài viết của mình đưa ra.
Cùng với đội ngũ làm báo trong cả nước, các nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí tỉnh Thanh Hóa cần phải không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng được giao, góp phần tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội... của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung.
Với tâm huyết và trách nhiệm khi tiếp cận đề tài: “Đội ngũ người làm báo
tỉnh Thanh Hóa hiện nay - thực trạng và giải pháp phát triển”, dưới góc độ là
một người đã công tác tại Báo Thanh Hóa nhiều năm, tác giả thấy đề tài đang đặt ra vấn đề là nếu được nghiên cứu toàn diện hơn, công phu hơn sẽ giúp nhiều hơn cho công tác tổ chức bộ máy, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, rồi hoạt động nghiệp vụ cho người làm báo trong các cơ quan báo chí ở tỉnh Thanh Hóa. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, dày công nghiên cứu, phân tích thực trạng đội ngũ những người làm báo xứ Thanh, đề ra một số giải pháp và khuyến nghị để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ những người làm báo tại các cơ quan báo chí tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, về kinh nghiệm nghiên cứu khoa học nên còn có những sai sót, hạn chế nhất định, kết quả chưa như mong muốn. Luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, sơ xuất. Với sự cầu thị của mình, tác giả rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo; sự góp ý của các bạn đồng nghiệp, nhằm giúp tác giả rút ra những kinh nghiệm quý báu, bổ ích cho bản thân trên con đường sự nghiệp và công tác nghiên cứu khoa học sau này.