0
Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHỮNG NGƯỜI LÀM BÁO Ở CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ TỈNH THANH HÓA

Một phần của tài liệu ĐỘI NGŨ NGƯỜI LÀM BÁO TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN (Trang 35 -35 )

BÁO Ở CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ TỈNH THANH HÓA

2.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, đặc điểm xã hội của tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa có địa hình đa dạng, với 3 vùng kinh tế: đồng bằng, ven biển và trung du miền núi; có 102 km bờ biển, gần 150 km biên giới giáp nước bạn CHDC Lào. Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa hơn 11.138 km2. Mật độ dân cư phân bố không đồng đều, ở thành phố, thị xã và các huyện đồng bằng dân cư đông đúc, các huyện miền núi cao mật độ dân cư thưa và chiếm tỷ lệ ít. Hiện nay, dân cư ở thành phố, thị xã chiếm 9,18%, dân cư sống ở vùng nông thôn chiếm 90,82%.

Dân số của Thanh Hóa hiện nay gần 3,5 triệu người; với 27 huyện, thị xã, thành phố; 637 xã, phường, thị trấn; 6.042 làng, thôn, bản, phố (nguồn: Trang

thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa). Là tỉnh đông dân thứ ba sau thành phố Hồ

Chí Minh và Hà Nội. Về phương diện địa sinh thái thì Thanh Hóa có nhiều tiềm năng để phát triển, hệ thống giao thông thủy bộ chằng chịt, là đầu mối huyết mạch trong giao lưu kinh tế, là một tỉnh có nhiều vùng kinh tế khác nhau trên một vùng đất rộng lớn và dồi dào về lao động, tài nguyên thiên nhiên cũng ưu đãi về nhiều mặt.

Qua các thời kỳ, Thanh Hóa đã hình thành một vùng văn hóa đặc sắc, đậm đà bản sắc Việt Nam, lại mang sắc thái địa phương rõ nét. Trong lĩnh vực báo chí, Thanh Hóa cũng sớm xuất hiện những nhà báo có tên tuổi và những tờ báo từ trước Cách mạng Tháng Tám thành công lưu hành bí mật hoặc công khai được coi là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho báo chí địa phương hình thành và phát triển sau này. Báo chí Thanh Hóa được xây dựng trên cái nền dày dặn ấy với một đội ngũ nhà báo ngày càng đông đảo, mà trong đó nhiều người đã cống hiến to lớn và nổi tiếng trong cả nước như Trần Mai Ninh, Thôi Hữu... Truyền thống cách mạng của quê hương luôn là đề tài, là nguồn

cảm hứng sáng tạo của báo chí Thanh Hóa nhằm giáo dục thế hệ trẻ hình thành nhân cách các thế hệ người dân xứ Thanh.

Bước vào thời kỳ đổi mới, những năm gần đây kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở Thanh Hóa có bước tiến đáng kể. Tăng trưởng kinh tế hàng năm bình quân đạt từ 11-12%, riêng năm 2011 GDP đạt 12,3% (nguồn: báo Thanh Hóa,

số ra ngày 1-1-2012). Từ một tỉnh triền miên thiếu lương thực, đến nay Thanh

Hóa đã bảo đảm ổn định lương thực và từng bước có dự trữ. Năm 2001, mới đạt 1,33 triệu tấn lương thực quy thóc, thì năm 2011 đã đạt hơn 1,6 triệu tấn (nguồn: báo Thanh Hóa, số ra ngày 1-1-2012). Liên tục trong nhiều năm, sản lượng lương thực năm sau luôn đạt cao hơn năm trước. Một số vùng kinh tế trọng điểm trong tỉnh đang được đầu tư khai thác. Đặc biệt là Khu Kinh tế Nghi Sơn với nhiều dự án đã và đang được đầu tư. Vùng sâu, vùng xa cơ bản xóa được “điểm trắng” về y tế, giáo dục. Kết cấu hạ tầng từng bước được xây dựng củng cố. Đời sống nhân dân dần được cải thiện. Chính trị ổn định đã tạo thế vững chắc về quốc phòng - an ninh.

Tuy nhiên, xét trên nhiều mặt, Thanh Hóa vẫn còn nhiều khó khăn, đó là tốc độ tăng trưởng giữa các vùng, miền trong tỉnh chưa đồng đều. Tài nguyên thiên nhiên ở nhiều vùng chưa được bảo vệ có hiệu quả. Công bằng xã hội vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Quyền làm chủ của nhân dân vẫn chưa được phát huy triệt để. Nguy cơ tụt hậu so với các địa phương trong cả nước vẫn chưa thể khắc phục. Tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc có lúc, có nơi vẫn có vấn đề. Đây là nhiệm vụ mà các cơ quan báo chí, đội ngũ người làm báo Thanh Hóa phải góp phần cùng đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong tỉnh phấn đấu vươn lên giành được những thành tựu to lớn mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra.

2.2. Tình hình báo chí Thanh Hóa trong những năm qua - thành tựu và hạn chế hạn chế

Một phần của tài liệu ĐỘI NGŨ NGƯỜI LÀM BÁO TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN (Trang 35 -35 )

×