- Văn phòng Hội Nhà báo Tỉnh: Tổng biên chế 7 người, trong đó 5 ngườ
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NGƯỜI LÀM BÁO Ở THANH HÓA HIỆN NAY
ĐỘI NGŨ NGƯỜI LÀM BÁO Ở THANH HÓA HIỆN NAY
3.1. Phương hướng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ người làm báo ở Thanh Hóa hiện nay Thanh Hóa hiện nay
3.1.1. Nâng cao chất lượng báo chí, trước tiên phải nâng cao chất lượng đội ngũ người làm báo đội ngũ người làm báo
Muốn nâng cao chất lượng báo chí, trước tiên phải nâng cao chất lượng những người làm báo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nói đến báo chí,
trước hết phải nói đến những người làm báo chí”. Tại Đại hội lần thứ II Hội
Nhà báo Việt Nam, ngày 16-4-1959, Bác dạy:
“Nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ ấy thì phải cố gắng học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản; phải nâng cao trình độ văn hóa, phải đi sâu vào nghiệp vụ của mình” [17, tr.344].
Như vậy, cũng như các lĩnh vực khác, công tác cán bộ trong lĩnh vực báo chí là cực kỳ quan trọng, là mấu chốt của mọi vấn đề, là nhân tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác.
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa từ trước đến nay luôn quan tâm sâu sát đến công tác cán bộ nói chung, công tác cán bộ của các cơ quan báo chí nói riêng. Nhiều nghị quyết chuyên đề đã được ban hành, gần đây nhất Tỉnh ủy Thanh Hóa có Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 12-3-2012 Về tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ
và đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu Thanh Hóa thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020. Trong đó nêu rõ tiêu chuẩn chung của người cán bộ:
“Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và
CNXH, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước. Có trách nhiệm cao với công việc được giao, tận tụy phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, đoàn kết gương mẫu và có quyết tâm cao, nỗ lực phấn
đấu đưa Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu. Cán bộ phải có tư duy đổi mới, sáng tạo, có tầm nhìn, khả năng dự báo, phân tích, định hướng sự phát triển; có khả năng quy tụ, tập hợp cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, kể cả những người có ý kiến khác mình” [38, tr.11-12].
Cũng tại Nghị quyết này, đề ra mục tiêu đến đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020, cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh phải 40% trở lên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; trình độ ngoại ngữ C trở lên; cán bộ lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh phải có cán bộ là người dân tộc thiểu số. Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện, sở, ban, ngành phải 20% trở lên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; trình độ ngoại ngữ từ B hoặc tương đương trở lên…
Trong công tác lãnh đạo, điều hành, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, văn bản chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh, như:
- Quyết định số 194-QĐ/TU, ngày 22-4-2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về sự phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Thông tin và
Truyền thông, Hội Nhà báo, các cơ quan chủ quản báo chí, xuất bản và các cơ quan liên quan trong công tác chỉ đạo, quản lý báo chí, xuất bản. Ban hành
kèm theo có Quy định cụ thể về sự phối hợp này của các cơ quan liên quan, trong đó Quy định đã nêu rõ:
“Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu với cơ quan chủ quản về báo chí, xuất bản trên địa bàn tỉnh trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí, xuất bản theo quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí, xuất bản của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quy chế của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đánh giá và bổ nhiệm cán bộ và về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan liên quan tổ chức khảo sát, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng về Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối quan điểm, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; xây dựng và thẩm định các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo các cơ quan làm công tác chỉ đạo, quản lý báo chí, xuất bản; theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác báo chí, xuất bản theo phân cấp về công tác tổ chức, cán bộ” [37. tr.3].
- Quyết định số 721/2006/QĐ-UBND, ngày 17-3-2006 của UBND tỉnh Ban
hành quy chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh.
Với những quy định cụ thể, như “Về quản lý phóng viên: Thủ trưởng các cơ
quan báo chí địa phương, người phụ trách văn phòng đại diện, cơ quan thường trú chịu trách nhiệm về đội ngũ cán bộ, phóng viên, công tác viên do báo chí giới thiệu hoạt động nghiệp vụ” [46, tr.4].
Ngoài ra, UBND tỉnh đã có Quyết định số 2277/2008/QĐ-UBND, ngày 24- 7-2008 Ban hành Quy định về phát ngôn, cung cấp, đăng, phát và xử lý thông
tin trên báo chí thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa [47, tr. 8]. Quyết định số
2275/QĐ-UBND, ngày 04-7-2011 về phê duyệt danh sách người phát ngôn, tổ
chức triển khai và thông báo cho các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Từ đó, công tác phát ngôn của các cơ quan hành chính nhà nước tại Thanh
Hóa đã đi vào nề nếp, có phát ngôn định kỳ và phát ngôn đột xuất trong trường hợp được đề nghị, yêu cầu. Việc chủ động cung cấp các thông tin chuẩn xác, công khai của cơ quan, đơn vị, địa phương đã góp phần định hướng thông tin báo chí, hạn chế tối đa tình trạng thông tin sai, thiếu trung thực ảnh hưởng xấu tới dư luận xã hội.
Thực tế đã cho thấy, muốn đổi mới, nâng cao chất lượng báo chí phải bắt đầu đổi mới từ các cơ quan báo chí, đó là một tất yếu khách quan, vì nếu tự thân mỗi cơ quan báo chí không tự đổi mới mình thì cũng chỉ là hô hào chung chung. Trong mỗi cơ quan báo chí, từng nhà báo lại phải tự đổi mới mình, tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên, thường xuyên được đào tạo, đào tạo lại, tự đào tạo, liên tục trang bị kiến thức mới để từng bước nâng cao chất lượng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Người làm báo dù là đã làm báo lâu
năm nhưng nếu không tự rèn luyện, tự học hỏi, không được thường xuyên trang bị kiến thức mới sẽ không đủ khả năng cắt nghĩa được các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống và vì thế không thể thông tin chính xác những tri thức mới đến nhân dân, đến bạn đọc.
Một tác phẩm báo chí có sức sống, có sức lay động dư luận xã hội, được đông đảo bạn đọc đồng tình, trước hết phải biết lựa chọn, đề cập đúng những vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra với sự chắt lọc từ bên trong quá trình khảo sát thực tiễn công phu với sự đầu tư trí tuệ của người viết, bằng tất cả sự say mê nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của tác giả. Ngược lại, nếu một bài báo thiếu trách nhiệm, kém sinh động, không hấp dẫn, tẻ nhạt sẽ tạo cho độc giả sự lãnh đạm, thờ ơ, sẽ làm cho vai trò của báo chí là cầu nối giữa ý Đảng lòng dân bị suy giảm, thậm chí đánh mất vai trò đó.
Chính vì vậy, chất lượng báo chí có được nâng cao hay không là một vấn đề hệ trọng, mà điểm bắt đầu là từ đổi mới, nâng cao chất lượng những người làm báo. Đó là một tất yếu khách quan.
Về vấn đề này, tuy ở các cơ quan báo chí Thanh Hóa đã có những tiến bộ đáng kể nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Thực tế đó, yêu cầu đội ngũ những người làm báo rất cần phải được nâng cao về chất lượng một cách toàn diện, vì đây là vấn đề cốt tử của mỗi tờ báo. Năng lực công tác của cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, biên dịch viên của những cơ quan báo chí có được nâng lên thì chất lượng nội dung, hình thức mỗi tờ báo mới nâng lên và có như vậy mỗi tờ báo mới thật sự đáp ứng được vai trò nhiệm vụ trong thời kỳ mới, thời kỳ phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh thực hiện CNH, HĐH đất nước.
Muốn làm được như vậy, trước hết phải chú trọng việc thường xuyên bồi dưỡng lý tưởng chính trị cho người cầm bút, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức nhà báo cho cán bộ, phóng viên, biên tạp viên. Cần thăm dò ý kiến bạn đọc qua phiếu điều tra ý kiến độc giả. Trên cơ sở đó làm căn cứ để cải tiến cơ cấu nội dung cũng như các thông tin bạn đọc yêu cầu. Một yếu tố quan trọng khác
cần phải chú trọng đó là tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền chặt chẽ, hiệu quả. Việc tổ chức xây dựng và thực hiện quy trình từ viết bài, biên tập, duyệt bài đến các khâu in ấn, xuất bản có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng.
Cần thường xuyên chỉ đạo biên tập viên, phóng viên theo sát các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và địa phương để nắm vững những vấn đề đang nảy sinh, nổi cộm trong thực tiễn để đi sâu nghiên cứu, phản ánh kịp thời trên mặt báo.
Đặc thù hoạt động của nhà báo là thường xuyên độc lập ở nhiều nơi trên nhiều lĩnh vực khác nhau, công việc có tính điều tra phát hiện và mang tính xã hội cao. Vì vậy, các cơ quan báo chí ngoài việc kiểm tra, giám sát còn phải làm cho nhà báo tự ý thức về mỗi việc mình làm, tự giác chấp hành các quy định nghề nghiệp, nêu cao ý thức chính trị, đạo đức của người làm báo. Các cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí phải thường xuyên uốn nắn, nhắc nhở các cơ quan báo chí tăng cường hơn nữa việc quản lý đội ngũ và hoạt động về nghề báo.
Các cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí phải có sự chỉ đạo chặt chẽ, đồng thời phải đầu tư thích đáng, tài trợ cho tờ báo của mình có đủ điều kiện làm việc, không phải lo xoay xở kiếm tiền bằng mọi cách. Cần phải nhanh chóng xây dựng một loạt những quan điểm phù hợp với tình hình mới, ban hành những văn bản dưới luật và một số chế độ chính sách để tạo động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng báo chí như chế độ tiền lương, chế độ nhuận bút, chính sách giá, v.v…
Thực tế hiện nay cho thấy, cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện làm việc, kỹ năng thu thập, xử lý thông tin của phóng viên còn nhiều hạn chế, bất cập. Khắc phục điều này, trước hết cần có sự quan tâm, hỗ trợ của tự thân mỗi cơ quan báo chí và các cơ quan chủ quản.
Yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan báo chí tỉnh Thanh Hóa là phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, đặc biệt là công tác đào tạo và đào tạo lại. Chú trọng về kiến thức chuyên ngành, về kinh tế, về nghiệp vụ báo chí... Cùng với việc đào tạo và bồi dưỡng tại chỗ, cần mạnh dạn tuyển chọn từ các ngành khác những cây bút
có uy tín trên từng lĩnh vực, từng thể loại, phụ trách các trang, các chuyên mục quan trọng của tờ báo và tạp chí. Việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên có thể được tiến hành bằng nhiều cách: cử đi tham dự các lớp đào tạo dài ngày, các lớp bồi dưỡng ngắn ngày, dự hội thảo, v.v… Tổ chức nhiều hình thức để khuyến khích, tạo cơ hội cho cán bộ trong tòa soạn tham gia nghiên cứu khoa học, hội thảo, tọa đàm. Cần xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền, quy trình biên tập, chế độ nhuận bút, quy định biên tập, khen thưởng bài hay. Có quy chế cho hưởng chế độ hoa hồng quảng cáo để tăng thêm thu nhập cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên và nhân viên của toà soạn.
Cơ quan quản lý Nhà nước cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát các cơ quan báo chí thực hiện Luật Báo chí và Luật Xuất bản, phải làm tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền về những vấn đề mới nảy sinh để có biện pháp xử lý kịp thời; phải kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy định về thông tin, xa rời tôn chỉ mục đích của các cơ quan báo chí. Cơ quan chủ quản báo chí cần nâng cao trách nhiệm quản lý của mình. Nêu cao ý thức trách nhiệm và vai trò của người làm báo và của mỗi cơ quan báo chí trong việc thực hiện đường lối thông tin của Đảng.
Các cơ quan báo chí cần thực hiện đúng tôn chỉ mục đích và đối tượng phục vụ thực hiện đúng những quy định về thông tin mà pháp luật quy định. Phải chủ động và tích cực ngăn ngừa, khắc phục khuynh hướng thương mại hoá báo chí. Phải coi đây là việc làm liên tục, kiên quyết, kết hợp nhiều giải pháp. Nhà báo phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ đã được luật báo chí quy định, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp để có thông tin trung thực, chính xác, đúng định hướng.
Lực lượng cộng tác viên đông đảo, rộng khắp và có chất lượng sẽ tạo được
sự phong phú, đa dạng, sự khoa học, hấp dẫn của tờ báo trong cơ chế thị trường. Người nắm giữ thông tin ở các nguồn quan trọng là một đối tượng nhiều báo cạnh tranh để độc quyền cung cấp thông tin. Do vậy, để xây dựng được một cách thường xuyên cộng tác viên ở các đầu nguồn thông tin, cần có
chế độ đãi ngộ, nhuận bút hợp lý, dùng uy tín tờ báo, các mối quan hệ cụ thể để thu hút cộng tác viên.
3.1.2. Nâng cao chất lượng báo chí, phải tăng cường đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện hoạt động nghiệp vụ kỹ thuật và phương tiện hoạt động nghiệp vụ
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác báo chí phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, quê hương, cùng với việc đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ những người làm báo phải tích cực đổi mới công nghệ, kỹ thuật, phong cách làm báo theo hướng hiện đại. Do đó, việc bổ sung cơ sở vật chất - kỹ thuật và phương tiện hoạt động nghiệp vụ cho các cơ quan báo chí là nhu cầu bức xúc và cần thiết. Trong đó có phần đầu tư trực tiếp cho các phóng viên nói chung và một số phóng viên chủ lực nói riêng của các cơ quan báo chí để nâng cao hiệu suất và hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu, từng bước bổ sung giải quyết các chế độ như tiền lương, nhuận bút và các chế độ ưu đãi khác, tạo điều kiện để nhà báo sống được bằng nghề.
Trang bị phương tiện làm việc như máy ảnh, máy tính, máy ghi âm cho các cơ quan báo chí, nhất là Báo Thanh Hóa và Đài PTTH tỉnh.
Cập nhật chế độ nhuận bút theo mức tăng lương tối thiểu của Nhà nước. Đối với các cơ quan báo in, như Báo Thanh Hóa, Báo Văn hóa & Đời sống, Tạp chí xứ Thanh, Tạp chí Nhà báo và công luận (Hội Nhà báo tỉnh) cần phải được đầu tư xây mới trụ sở làm việc, cả 3 cơ quan đều đang ở trong các căn nhà được xây dựng cách đây vài chục năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng. Về thiết bị, công nghệ rất cần được bổ sung, thay thế hệ thống chế bản mới; nâng