Những tồn tạ

Một phần của tài liệu ĐỘI NGŨ NGƯỜI LÀM BÁO TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN (Trang 41)

Bên cạnh những thành tựu và kết quả đạt được, so với yêu cầu mới, báo chí Thanh Hóa nói chung còn những tồn tại, hạn chế, đó là:

Thứ nhất, về nội dung. Chất lượng thông tin còn thấp (nhất là chất lượng

chính trị, chất lượng văn hóa, chất lượng khoa học, chất lượng nghiệp vụ), tính định hướng, tính dự báo và tính chiến đấu chưa cao, phần lớn vẫn còn thông tin một chiều, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng còn hạn chế.

Thứ hai, về hình thức. Hầu như cách viết và trình bày các bài báo, các

chương trình phát thanh, truyền hình vẫn theo phong cách làm báo truyền thống, vừa khô cứng, vừa dài dòng, ít thuyết phục người đọc, chưa tiếp cận được nhiều phong cách làm báo hiện đại, chưa có kiến thức về viết báo, trình bày báo theo thuyết “nhiều cửa”... hầu hết các số báo cứ lặp đi lặp lại một kiểu trình bày cũ. Do đó, số lượng phát hành còn thấp (báo Thanh Hóa 11.000 tờ/kỳ; báo Văn hóa & Đời sống 5.500 tờ/kỳ; Tạp chí Xứ Thanh 1.000 cuốn/kỳ), lượng khán giả đón xem, nghe chương trình của Đài PTTH Thanh Hóa chưa nhiều so với các chương trình khác; số người truy cập báo Thanh Hóa điện tử hàng ngày chưa nhiều). Đơn cử, như Báo Thanh Hóa điện tử đã được hòa mạng Internet 7

năm (từ tháng 12-2005), chất lượng giao diện liên tục được đổi mới, nâng cấp, hình thức hấp dẫn độc giả. Tuy nhiên, Thanh Hóa điện tử đăng tải gần như 100% nội dung của báo Thanh Hóa thường kỳ và báo Thanh Hóa hằng tháng. Do đăng lại từ báo in nên hầu như tin, bài của Thanh Hóa điện tử chưa đáp ứng được nhu cầu thời sự, chưa chinh phục công chúng trong suốt 7 năm qua.

Thứ ba, về nguồn nhân lực. Các cơ quan báo chí tỉnh Thanh Hóa với đội ngũ

hiện có cũng còn nhiều hạn chế, bất cập, như phần lớn cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên tuy được đào tạo cơ bản, song chưa được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt thường xuyên, nhất là trình độ nghiệp vụ làm báo hiện đại. Chưa có nhiều nhà báo tâm huyết, say mê, tìm tòi, sáng tạo; một số nhà báo còn hạn chế về năng lực chuyên môn… Một bộ phận cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên trình độ còn bất cập, phong cách làm báo cũ, ít sâu sát cơ sở, xa rời thực tế, chưa đáp ứng yêu cầu mới.

Thứ tư, về cơ sở vật chất, phương tiện. Nhìn chung điều kiện trang thiết bị

để cán bộ, phóng viên, biên tập viên làm việc của các cơ quan báo chí đã được quan tâm đầu tư, song vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, đã ảnh hường không nhỏ đến chất lượng tác phẩm báo chí.

Thứ năm, về chế độ, chính sách. Mặc dù tỉnh Thanh Hóa cũng đã có nhiều

cố gắng trong việc quan tâm đến chế độ, chính sách đối với người làm báo, nhưng tổng thể thì vẫn thiếu đồng bộ, chưa kịp thời. Khung chi trả nhuận bút vẫn còn thấp hơn các tỉnh khác. Chưa có chính sách tập hợp, thu hút và đãi ngộ đội ngũ cộng tác viên trí tuệ là chuyên gia đầu ngành các lĩnh vực, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh.

2.3. Thực trạng chất lượng đội ngũ những người làm báo ở Thanh Hóa hiện nay hiện nay

Một phần của tài liệu ĐỘI NGŨ NGƯỜI LÀM BÁO TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w