Cắt solid thành hai phần (lệnh Slice) 50

Một phần của tài liệu hướng dẫn thiết kế mô hình 3d bằng autocad (Trang 51)

Menu bar Toolbars Nhập lệnh

Draw/Solid/Slice Solid Slice

Lệnh Slice dùng để cắt tách một solid thành hai solid riêng biệt (hình 7.4). Lệnh này sử dụng trong việc tạo các mô hình 3D có hình dáng đặc biệt. Khi cắt ta có thể giữ lại cả hai hoặc chỉ một solid được tạo thành.

a) Trước khi Slice b) Trong khi Slice c) Sau khi Slice Hình 7.4. Cắt solid bằng lệnh Slice

Command: Slice 

Select objects: (Chọn đối tượng cần cắt). Select objects:

Specify first point on slicing plane by [Object/Zaxis/View/XY/YZ/ZX/3points] <3points>: XY  (Chọn mặt phẳng cắt, theo các lựa chọn tương tự chọn mặt phẳng đối xứng (mirror plane) của lệnh Mirror3D).

Specify a point on the YZ-plane <0,0,0>: (Chọn một điểm mà mặt phẳng cắt đi

qua).

Specify a point on desired side of the plane or [keep Both sides]: (Chọn một điểm

trên solid cần giữ lại hoặc nhập B để giữ lại cả hai phần). 7.4. Vẽ mặt phẳng cắt solid (lệnh Section)

Menu bar Toolbars Nhập lệnh

Draw/Solid/Section Solid Section

Sử dụng lệnh Section để tạo một miền (region) là giao của solid và mặt

phẳng cắt (hình 7.5). Mặt phẳng này sẽ nằm trên lớp hiện hành. Command: Section 

Select objects: (Chọn solid muốn tạo mặt cắt). Select objects: 

Specify first point on Section plane by [Object/Zaxis/View/XY/YZ/ZX/3points] <3points>: YZ  (Xác định mặt phẳng để vẽ mặt cắt, theo các lựa chọn tương tự chọn mặt phẳng đối xứng (mirror plane) của lệnh Mirror3D).

Specify a point on the YZ-plane <0,0,0>: (Chọn một điểm mà mặt phẳng cắt đi qua).

Hình 7.5. Tạo mặt cắt bằng lệnh Section

7.5. Đặc tính khối lượng (lệnh Massprop)

Menu bar Toolbars Nhập lệnh

Tools/Inquiry>Mass Properties Inquiry Massprop

Hình 7.6

Sử dụng lệnh Massprop để tính các đặc tính về khối lượng của miền (region) hoặc solid được chọn. Các đặc tính về khối lượng của solid bao gồm: Mass (khối

lượng), Volume (thể tích), Bounding box (kích thước bao), Centroid (trọng tâm),

Moment of Inertia (moment quán tính), Product of Inertia (tích quán tính), Radii of gyration (bán kính hồi chuyển), Principal moments and X-, Y-, Z- directions about centroid (moment quán tính chính),… Tuy nhiên trong AutoCAD tính khối

lượng và các đặc tính cơ học không có đơn vị. Nghĩa là tính toán với khối lượng riêng vật liệu là 1.

Command: Massprop 

Select objects: (Chọn solid – hình 7.6). --- SOLIDS --- Mass: 22547.3392 Volume: 22547.3392 Bounding box: X: 77.0851 -- 118.3903 Y: 18.9480 -- 30.6119 Z: 0.0000 -- 53.1417 Centroid: X: 99.7935 Y: 24.7799 Z: 26.5708

- 52 - Y: 249165529.4128

Z: 241449750.5386 Products of inertia: XY: 55756794.2312 YZ: 14845710.8967 ZX: 59786475.4083 Radii of gyration: X: 39.9120 Y: 105.1227 Z: 103.4822

Principal moments and X-Y-Z directions about centroid: I: 6153469.8990 along [1.0000 0.0000 0.0000] J: 8703764.7761 along [0.0000 1.0000 0.0000] K: 3061541.0563 along [0.0000 0.0000 1.0000]

Cuối cùng xuất hiện dòng nhắc sau:

Write analysis to a file? [Yes/No] <N>: (Có ghi lại thành một file hay không?).

Nếu ta nhập Y (Yes) sẽ xuất hiện dòng nhắc sau:

Chương 8

TẠO BẢN VẼ HAI CHIỀU TỪ MÔ HÌNH BA CHIỀU Trình tự tạo hình chiếu hai chiều từ mô hình ba chiều:

- Mở (hoặc tạo) mô hình ba chiều trên một lớp (layer) riêng, ví dụ lớp 3D. - Định biến Tilemode = 0 hoặc chọn nút Layout1 trên dòng trạng thái.

- Sử dụng lệnh Limits định giới hạn bản vẽ theo khổ giấy. Sau đó thực

hiện lệnh Zoom (lựa chọn All).

- Sử dụng lệnh Mview tạo 4 (hoặc 1, 2, 3…)floating viewport bằng nhau trên vùng đồ họa.

- Sử dụng lệnh Mspace chuyển sang không gian mô hình (hoặc chọn nút

Model trên dòng trạng thái).

- Nhập (load) dạng đường Hidden vào bản vẽ bằng lệnh Linetype.

- Chuyển sang paper space (chọn nút Layout1), sử dụng lệnh Vpoint lần lượt tạo 4 hình chiếu (Isometric, Top, Front, Side) trên 4 viewport.

- Sử dụng lệnh Zoom chỉnh kích thước các hình chiếu mô hình trong 4

viewport (định giá Scale như nhau).

- Sử dụng lệnh Mvsetup chỉnh vị trí (theo phương nằm ngang hoặc thẳng đứng) các hình chiếu trên 4 viewport.

- Dùng lệnh Solprop lần lượt tạo các đường bao và đường khuất cho từng hình chiếu trong các viewport.

- Đóng bằng (Freeze) lớp chứa mô hình solid trong hộp thoại Layer&Linetype Properties, tạo lớp KHUNG và đóng băng lớp này. - Sử dụng lệnh Chprop hoặc Properties chuyển các đường bao khung nhìn sang lớp KHUNG.

- Tiến hành ghi kích thước các hình chiếu. Nếu vẫn chưa thấy đường khuất xuất hiện thì dùng lệnh Ltscale để hiệu chỉnh.

Thông thường các đường khuất và đường thấy được có thể trùng lên nhau, do đó tắt các lớp chứa các đường bao thấy (lớp PV-…) và dùng lệnh Explode phá vỡ các block chứa đường khuất và xóa bớt các đường trùng nhau. Ta có thể gán màu cho các lớp chứa đường bao (PV-) và đường khuất (PH-), nếu các đường bao và đường khuất không thay đổi màu theo lớp thì ta dùng lệnh Chprop (hoặc Properties) để hiệu chỉnh (màu của các đối tượng phải là BYLAYER).

Ta có thể sử dụng các lệnh Solview và Solprof để tạo các hình chiếu 2D một cách tự động.

8.1. Không gian mô hình (model space) và không gian phẳng (Paper space), biến TILEMODE biến TILEMODE

8.1.1. Biến TILEMODE

Trong AutoCAD có hai cách quan sát vật thể tùy vào giá trị của biến TILEMODE = 0 (OFF) hay TILEMODE = 1 (ON).

Command: TILEMODE 

Regenerating layout.TILEMODE <1>: 0  (Chuyển sang phương thức tạo không gian giấy vẽ).

- 54 -

thể quan sát, khi in chỉ in được các đối tượng với điểm nhìn (vpoint) tại viewpoint hiện hành. Trong paper space, khi đó ta có thể tạo nhiều viewport nằm ở vị trí bất kỳ (gọi là khung nhìn động – floating viewport) trên màn hình, các viewport có thể chồng lên nhau, và khi in có thể in tất cả các hình ảnh hiện hành trên tất cả các viewport của màn hình. Khi làm việc trong môi trường này ta đặt biến TILEMODE = 0 (chọn nút Paper), lúc đó từ paper space ta có thể chuyển

sang model space bằng lệnh MS (Mspace hoặc chọn nút Model) và từ model space chuyển sang paper space bằng lệnh PS (Pspace hoặc chọn nút layout11 và

Layout2).

Ta có thể gán trực tiếp biến TILEMODE bằng cách chọn vào các nút chọn trên dòng trạng thái. Theo mặc định ta có hai trang cho paper space: Layout1 và Layout2.

8.1.2. Lệnh Mspace, Pspace, Model

Thực hiện lệnh Mspace để chuyển từ model space sang paper space, khi đó biểu tượng tọa độ có dạng hình tam giác sẽ xuất hiện và tại dòng trạng thái xuất hiện nút PAPER, trong môi trường này ta chỉ tạo được các đối tượng 2D. Để chuyển từ paper space sang model space ta sử dụng lệnh Pspace hoặc Model. 8.2. Tạo khung nhìn động (lệnh Mview)

Menu bar Toolbars Nhập lệnh

View/Viewports>1 Viewpots… Mview

Trong AutoCAD ngoài các tiled viewport (khung nhìn tĩnh tạo bằng lệnh Vports) sắp xếp cạnh nhau ta còn có thể tạo các floating viewport. Có hai lệnh tạo viewport là Mview và Mvsetup. Trong mục này ta khảo sát lệnh Mview.

Lệnh Mview chỉ thực hiện trong paper space khi biến TILEMODE = 0. Trước khi thực hiện lệnh Mview ta định lại giới hạn bản vẽ trong paper space bằng lệnh Limits và Zoom – All. Ví dụ sau khi định biến TILEMODE = 0 ta định giới hạn bản vẽ là 420, 297 như sau:

- Định giới hạn bản vẽ: Command: Limits 

Specify lower left corner or [ON/OFF] <0.0000,0.0000>:

Specify upper right corner <273.0500,209.5500>: 420,297

- Thu phóng màn hình: Command: Zoom 

Specify corner of window, enter a scale factor (nX or nXP), or

[All/Center/Dynamic/Extents/Previous/Scale/Window] <real time>: A

- Tạo các khung nhìn động: Command: Mview 

Switching to Paper space: (chuyển sang không gian giấy vẽ).

Specify corner of viewport or [ON/OFF/Fit/Shadeplot/Lock/Object/Polygonal /Restore/2/3/4] <Fit>:

Các lựa chọn Specify corner Command: Mview 

[ON/OFF/Fit/Shadeplot/Lock/Object/Polygonal/Restore/2/3/4] <Fit>: (Định

một điểm đầu đường chéo thứ nhất P1 xác định vị trí viewport. Sau khi chọn xong điểm này dòng nhắc sẽ xuất hiện tiếp).

Specify opposite corner: (Định điểm góc thứ hai P2 viewport). ON/OFF

Command: Mview 

Specify corner of viewport or

[ON/OFF/Fit/Shadeplot/Lock/Object/Polygonal/Restore/2/3/4] <Fit>: ON

(hoặc OFF )

Mở/ tắt các đối tượng trong viewport. Fit

Tạo một viewport có kích thước vừa khít với vùng đồ họa. Command: Mview 

Specify corner of viewport or

[ON/OFF/Fit/Shadeplot/Lock/Object/Polygonal/Restore/2/3/4] <Fit>: F  Lock

Khóa viewport được chọn. Command: Mview 

Specify corner of viewport or

[ON/OFF/Fit/Shadeplot/Lock/Object/Polygonal/Restore/2/3/4] <Fit>: L

Select objects: (Chọn một hoặc nhiều viewport).

Object

Chỉ định pline kín, ellipse, spline, region hoặc circle để chuyển thành viewport. Pline bạn chỉ định cần có ít nhất ba đỉnh. Nó có thể tự giao nhau và có thể chứa cả phân đoạn arc và line.

Command: Mview 

Specify corner of viewport or

[ON/OFF/Fit/Shadeplot/Lock/Object/Polygonal/Restore/2/3/4] <Fit>: O

Select object to clip viewport: (Chọn đối tượng).

Polygonal

Tạo đường bao viewport có hình dạng bất kỳ bằng phương pháp định các điểm (tương tự tạo pline kín bằng lệnh Pline).

Command: Mview 

Specify corner of viewport or

[ON/OFF/Fit/Shadeplot/Lock/Object/Polygonal/Restore/2/3/4] <Fit>: P

Specify start point: (Chỉ định điểm đầu tiên)

Specify next point or [Arc/Close/Length/Undo]: (Chỉ định điểm tiếp theo hoặc

chọn lựa chọn). Restore

Gọi một cấu hình vport được lưu trong lệnh Vports: Command: Mview 

Specify corner of viewport or

[ON/OFF/Fit/Shadeplot/Lock/Object/Polygonal/Restore/2/3/4] <Fit>: R

Enter viewport configuration name or [?] <*Active>: (Nhập tên của một cấu

- 56 -

Specify first corner of [fit] <Fit>: (Viewport sẽ tra khít vùng đồ họa hoặc định

hai điểm để xác định kích thước của nó). 2

Cho phép tạo 2 viewport nằm ngang hoặc thẳng đứng: Command: Mview 

Specify corner of viewport or

[ON/OFF/Fit/Shadeplot/Lock/Object/Polygonal/Restore/2/3/4] <Fit>: 2

Enter viewport arrangement [Horizontal/Vertical] <Vertical>: (Chọn khung

nằm ngang hoặc thẳng đứng).

Specify first corner or [Fit] <Fit>: (Nếu chọn Fit thì hai viewport sẽ tra khít màn

hình đồ họa với tỷ lệ thích hợp cho từng viewport. Hoặc ta có thể định kích thước cho các viewport bằng cách chọn hai điểm trong paper space và các viewport sẽ tra khít trong paper space vừa tạo).

3

Cho phép tạo 3 viewport: Command: Mview 

Specify corner of viewport or

[ON/OFF/Fit/Shadeplot/Lock/Object/Polygonal/Restore/2/3/4] <Fit>: 3

Enter viewport arrangement

[Horizontal/Vertical/Above/Below/Left/Right] <Right>: (Chọn các vị trí

viewport).

Specify first corner or [Fit] <Fit>: (tương tụ lựa chọn 2).

4

Cho phép tạo 4 viewport: Command: Mview 

Specify corner of viewport or

[ON/OFF/Fit/Shadeplot/Lock/Object/Polygonal/Restore/2/3/4] <Fit>: 4  Specify first corner or [Fit] <Fit>: (nhập F để 4 viewport tra khít màn hình đồ họa).

Chú ý

Các đối tượng trên các viewport nằm trên các lớp của mô hình trước đó. Đường bao viewport nằm trên lớp hiện hành.

8.3. Lớp trong không gian giấy vẽ (lệnh VPlayer)

Lệnh VPlayer (Viewports Layer) dùng để điều khiển lớp trong từng floating viewport riêng biệt, chỉ thực hiện khi giá trị biến TILEMODE = 0. Một lớp đang ở trạng thái ON mới có thể điều khiển bằng lênh VPlayer được.

Command: Vplayer 

Enter an option [?/Freeze/Thaw/Reset/Newfrz/Vpvisdflt]:

Các lựa chọn ?

Liệt kê các lớp bị làm đông trong viewport mà ta chọn: Command: Vplayer 

Enter an option [?/Freeze/Thaw/Reset/Newfrz/Vpvisdflt]: ?

Freeze

Làm đông một hoặc nhiều lớp trên một hoặc nhiều viewport mà ta chọn. Command: Vplayer 

Enter an option [?/Freeze/Thaw/Reset/Newfrz/Vpvisdflt]: F

Enter layer name(s) to freeze or <select objects>: (Tên lớp cần làm đông, có thể

nhập nhiều tên lớp cách nhau bởi dấu phảy).

Enter an option [All/Select/Current] <Current>: S  (Chọn lựa chọn để chọn

viewport: All – tất cả các vport, Select – AutoCAD hiển thị dòng “Select objects” và ta sẽ chọn viewport nào ta cần làm đông các lớp đã chọn, còn Current là chọn

viewport hiện hành).

Select objects: (Chọn các viewport để làm đông các lớp đã chọn).

Thaw

Làm tan băng (thaw) một hoặc nhiều lớp trên một hoặc nhiều viewport mà ta chọn.

Command: Vplayer 

Enter an option [?/Freeze/Thaw/Reset/Newfrz/Vpvisdflt]: F

Enter layer name(s) to thaw: (Tên lớp cần làm tan băng, có thể nhập nhiều tên

lớp cách nhau bởi dấu phảy).

Các dòng nhắc tiếp theo tương tự lựa chọn Freeze. Reset

Thiết lập sự hiển thị các lớp (Freeze hay Thaw) theo mặc định của lựa chọn

Vpvisdft (Vport Visibility default).

Command: Vplayer 

Enter an option [?/Freeze/Thaw/Reset/Newfrz/Vpvisdflt]: R

Enter layer name(s) to reset or <select objects>: (Chọn tên lớp cần Reset, có thể

đưa vào nhiều tên lớp và chúng cách nhau bởi dấu phảy). Các dòng nhắc tiếp theo tương tự lựa chọn Freeze. Newfrz

Cho phép tạo lớp mới và lớp này bị đông trong mọi viewport. Command: Vplayer 

Enter an option [?/Freeze/Thaw/Reset/Newfrz/Vpvisdflt]: N

Enter name(s) of new layers frozen in all viewports: (Tên của lớp mới tạo và bị

đông, có thể đưa vào nhiều tên lớp và chúng cách nhau bởi dấu phảy). Các dòng nhắc tiếp theo tương tự lựa chọn Freeze.

Vpvisdflt (Vport visibility default)

Thay đổi giá trị mặc định về sự hiển thị (Feeze/Thaw cho các viewport mới

tạo bằng lệnh Mview, AutoCAD sẽ tự động đánh dấu các lớp được xác định là

Feeze hay Thaw mỗi khi có một viewport mới được tạo nên).

Command: Vplayer 

Enter an option [?/Freeze/Thaw/Reset/Newfrz/Vpvisdflt]: V

Enter layer name(s) to change viewport visibility or <select objects>: (Tên các

lớp cần thay đổi hiển thị hoặc mặc định trên các viewport).

Enter a viewport visibility option [Frozen/Thawed] <Thawed>: (nhập F hoặc T

- 58 - 8.4. Lệnh Mvsetup

Lệnh Mvsetup dùng để thiết lập bản vẽ trong model space và paper space. Sử dụng lệnh này ta có thể tạo các floating viewport, hiệu chỉnh vị trí và kích thước các đối tượng nằm trong các viewport, chèn khối khung tên vào bản vẽ… Đây là một chương trình viết bằng ngôn ngữ Autolisp.

Command: Mvsetup 

Initializing...

Enter an option [Align/Create/Scale viewports/Options/Title block/Undo]:

Nếu biến TILEMODE = 1

Khi đó xuất hiện dòng nhắc phụ:

Enable paper space? [No/Yes] <Y>: (Muốn chuyển sang paper space không?).

Nếu nhập NO tức là chỉ làm việc trong không gian mô hình, các dòng nhắc sau sẽ xuất hiện lần lượt:

Enter units type [Scientific/Decimal/Engineering/Architectural/Metric]: (Chọn

dạng đơn vị).

Enter the scale factor: (Chọn tỷ lệ).

Enter the paper width: (Chọn chiều rộng khổ giấy, ví dụ giá trị 420). Enter the paper height: (Chọn chiều cao khổ giấy, ví dụ giá trị 297).

Dùng lựa chọn này ta có thể xác định đơn vị, tỷ lệ và giới hạn bản vẽ trong model space. Sau khi định xong sẽ tự động chèn đường viền vào bản vẽ hiện hành.

Nếu biến TILEMODE = 0

Nếu nhập YES hoặc khi thực hiện lệnh Mvsetup với biến TILEMODE = 0 thì các dòng nhắc sau xuất hiện.

Enter an option [Align/Create/Scale viewports/Options/Title block/Undo]:

Các lựa chọn Align

Sử dụng để chỉnh vị trí các mô hình trên các viewport: Command: Mvsetup 

Initializing...

Enter an option [Align/Create/Scale viewports/Options/Title block/Undo]:A

Nếu nhập H (Horizontal )hoặc V (Vertical) (Chỉnh vị trí theo phương

ngang và thẳng đứng).

Specify basepoint: (Chọn điểm chuẩn).

Specify point in viewport to be panned: (Chọn điểm khác chỉnh vị trí theo điểm

chuẩn).

Nếu nhập R (Rotate view):

Specify basepoint in the viewport with the view to be rotated: (Chọn điểm chuẩn). Specify angle from basepoint: (Góc so với điểm chuẩn).

Create

Dùng để tạo các floating viewport, có chức năng như lệnh Mview: Command: Mvsetup 

Initializing...

Enter an option [Align/Create/Scale viewports/Options/Title block/Undo]:C

Enter option [Delete objects/Create viewports/Undo] <Create>: (Các lựa chọn

Nếu chọn Create viewports (C):

Available layout options: . . .(lựa chọn các dạng viewport). 0: None (không có).

1: Single (Chỉ có một).

2: Std. Engineering (Theo tiêu chuẩn). 3: Array of Viewports (Dãy các viewport).

Enter layout number to load or [Redisplay]: (Số của dạng viewport đưa vào). Giả

sử ta chọn 3 dòng nhắc sau xuất hiện.

Specify first corner of bounding area for viewport(s): (Kích thước bao các

viewport, chọn một điểm làm góc trái viewport).

Specify opposite corner: (Chọn điểm góc đường chéo đối diện để xác định kích

thước bao các viewport).

Enter number of viewports in X direction <1>: (Số các khung nhìn theo trục X). Enter number of viewports in Y direction <1>: (Số các khung nhìn theo trục Y). Specify distance between viewports in X direction <0>: (Khoảng cách giữa các

khung nhìn theo trục X, giá trị này bằng 0 thì các khung nhìn sẽ nằm cạnh nhau theo trục X).

Specify distance between viewports in Y direction <0>: (Khoảng cách giữa các

khung nhìn thep trục Y, nếu giá trị này bằng 0 thì các khung cửa sổ sẽ nằm cạnh nhau).

Nếu chọn Delete objects (D)

Sử dụng lựa chọn này để xóa các khung nhìn.

Select the objects to delete...

Select objects: (Chọn đối tượng cần xóa).

Scale viewports

Sử dụng lựa chọn này để chỉnh độ lớn viewport: Command: Mvsetup 

Initializing...

Enter an option [Align/Create/Scale viewports/Options/Title block/Undo]:S

Select the viewports to scale...

Select objects: (Chọn viewport và nhấn ENTER). Set the ratio of paper space units to model space units... Enter the number of paper space units <1.0>:

Enter the number of model space units <1.0>:

Options

Lựa chọn các đặc tính cho khung vừa chèn vào. Command: Mvsetup 

Initializing...

Enter an option [Align/Create/Scale viewports/Options/Title block/Undo]:O

Enter an option [Align/Create/Scale viewports/Options/Title block/Undo]: (Chọn

đặc tính cần gán cho khung, ví dụ nhập L).

Enter an option [Layer/LImits/Units/Xref] <exit>: (Nếu nhập LI ta cần định lại

giới hạn bản vẽ).

Set drawing limits? [Yes/No] <N>: (Gán giới hạn bản vẽ).

- 60 - Command: Mvsetup 

Initializing...

Enter an option [Align/Create/Scale viewports/Options/Title block/Undo]:T

Enter title block option [Delete objects/Origin/Undo/Insert] <Insert>:

Available title blocks:...:(Chọn lựa khổ giấy của block khung tên).

0: None 1: ISO A4 Size(mm) 2: ISO A3 Size(mm) 3: ISO A2 Size(mm) 4: ISO A1 Size(mm) 5: ISO A0 Size(mm) 6: ANSI-V Size(in) 7: ANSI-A Size(in) 8: ANSI-B Size(in) 9: ANSI-C Size(in) 10: ANSI-D Size(in) 11: ANSI-E Size(in) 12: Arch/Engineering (24 x 36in) 13: Generic D size Sheet (24 x 36in)

Enter number of title block to load or [Add/Delete/Redisplay]: (Đưa mã số của

khổ giấy ta chọn, giả sử chọn khổ giấy A1 thì ta đưa số 4 vào dòng nhắc trên).

Create a drawing named iso_a1.dwg? <Y>: (Nhấn ENTER để đồng ý tạo bản vẽ

chứa khung với tên ISO- A1.DWG). Undo

Hủy bỏ một thao tác vừa thực hiện. Command: Mvsetup 

Initializing...

Enter an option [Align/Create/Scale viewports/Options/Title block/Undo]:U

8.5. Tạo đường bao, đường khuất 3D solid (lệnh Solprof)

Menu bar Toolbars Nhập lệnh

Draw/Solid>Setup>profile Solids Solprof

Ta khảo sát các lệnh liên quan đến tạo các hình chiếu từ mô hình 3D:

Một phần của tài liệu hướng dẫn thiết kế mô hình 3d bằng autocad (Trang 51)