Lệnh 3Dclip 77

Một phần của tài liệu hướng dẫn thiết kế mô hình 3d bằng autocad (Trang 78)

Menu bar Toolbars Nhập lệnh

- 78 -

Shortcut menu: Bắt đầu lệnh 3Dorbit, nhấp phím phải trên vùng đồ họa và

chọn More Adjust Clipping Planes.

Bắt đầu 3D view tương tác và mở Adjust Clipping Planes window, AutoCAD hiển thị Adjust Clipping Planes window.

9.3.2. Lệnh 3Ddistance

Menu bar Toolbars Nhập lệnh

3Dorbit 3Ddistance

Shortcut menu: Bắt đầu lệnh 3Dorbit, nhấp phím phải trên vùng đồ họa và

chọn More Adjust Distance.

Bắt đầu 3D view tương tác làm cho đối tượng xuất hiện gần hoặc xa hơn. Lệnh 3Ddistance mô phỏng ảnh hưởng của việc di chuyển camera gần đối tượng hơn hoặc xa hơn. Không giống như 3Dzoom, 3Ddítance không làm tăng quá mức hình chiếu phối cảnh hoặc làm cho chúng biến dạng. Lệnh 3Ddistance thay đổi hình dạng cursor thành một đường thẳng có một mũi tên hướng lên và một mũi tên hướng xuống. Nhấp và kéo cursor lên trên về phía đỉnh màn hình di chuyển camera gần hơn đối tượng khi đó sẽ làm cho đối tượng xuất hiện lớn hơn. Nếu ta nhấp và kéo cursor theo hướng thẳng đứng xuống dưới màn hình thì di chuyển camera xa đối tượng hơn và làm cho đối tượng xuất hiện nhỏ hơn.

9.3.3. Lệnh 3Dpan

Menu bar Toolbars Nhập lệnh

3Dorbit 3Dpan

Shortcut menu: Bắt đầu lệnh 3Dorbit, nhấp phím phải trên vùng đồ họa và

chọn Pan.

Bắt đầu 3D view tương tác và cho phép bạn kéo đến vị trí bất kỳ. Lệnh 3Dpan thay đổi cursor thành hand cursor. Khi bạn nhấp và kéo cursor, thì view di chuyển theo hướng mà bạn kéo. Bạn có thể kéo view theo hướng nằm ngang, hướng thẳng đứng hoặc hướng bất kỳ.

Bạn có thể quan sát toàn bộ bản vẽ của bạn hoặc chọn một hoặc nhiều đối tượng trước khi nhập 3Dpan. Quan sát toàn bộ bản vẽ có thể làm nhạt đi hình ảnh của bản vẽ.

9.3.4. Lệnh 3Dswivel

Menu bar Toolbars Nhập lệnh

3Dorbit 3Dswivel

Shortcut menu: Bắt đầu lệnh 3Dorbit, nhấp phím phải trên vùng đồ họa và

chọn More Swivel Camera.

Bắt đầu 3D view tương tác và mô phỏng ảnh hưởng của việc quay camera. Lệnh 3Dswivel thay đổi con chạy thành mũi tên cuốn và mô phỏng ảnh hưởng của việc quay camera trên tripod. Lệnh này làm thay đổi mục tiêu của view. Ví dụ, nếu bạn đã đặt camera trên đối tượng và sau đó quay camera sang bên phải thì đối tượng sẽ di chuyển sang trái trên vùng quan sát của bạn. Nếu bạn chỉ quay camera lên trên, thì các đối tượng sẽ di chuyển xuống dưới trên vùng quan sát của bạn. Sự xoay (swivel) mô phỏng chuyển động này bằng cách sử dụng cursor như là kính ngắm của camera.

9.3.5. Lệnh 3Dzoom

Menu bar Toolbars Nhập lệnh

Shortcut menu: Bắt đầu lệnh 3Dorbit, nhấp phím phải trên vùng đồ họa và

chọn zoom.

Bắt đầu 3D view tương tác, khi mà bạn có thể phóng to hoặc thu nhỏ trên view. Lệnh 3Dzoom mô phỏng ảnh hưởng của thấu kính có tiêu cự biến đổi của máy ảnh. Nó làm cho đối tượng xuất hiện gần hơn hoặc xa hơn mà không thay

đổi vị trí của camera. Zoom in phóng to hình ảnh. Nếu bạn đang sử dụng hình chiếu phối cảnh, Zoom in phóng to hình chiếu phối cảnh với những gì mà bạn

quan sát đối tượng. Điều đó có thể làm biến dạng không đáng kể hiển thị của vài

đối tượng. Zoom thay đổi con chạy thành hình kính lúp với các dấu hiệu cộng (+)

và trừ (-). Nhấp và kéo lên trên màn hình để phóng to. Nhấp và kéo xuống dưới để thu nhỏ.

9.3.6. Lệnh 3Dcorbit

Menu bar Toolbars Nhập lệnh

View Camera

Sử dụng lệnh Camera để gán vị trí camera và target khác nhau, giúp bạn quan sát đối tượng từ các vị trí khác nhau trên bản vẽ.

Command: Camera 

Current camera position is: (Vị trí hiện hành). Current camera target is: (Vị trí hiện hành).

Specify new camera position <current>: (Nhập giá trị mới camera). Specify new camera target <current>: (Nhập giá trị mới target).

Ta gán vị trí camera và target cho 3D orbit view bằng lệnh Camera trước khi bắt đầu lệnh 3Dorbit

9.3.7. Lệnh 3Dcorbit

Menu bar Toolbars Nhập lệnh

3Dorbit 3Dcorbit

Shortcut menu: Bắt đầu lệnh 3Dorbit, nhấp phím phải trên vùng đồ họa và

chọn More> Continue Orbit.

Bắt đầu 3D view tương tác và cho phép bạn gán các đối tượng trên 3D view thành chuyển động liên tục.

- 80 - Chương 10

XUẤT BẢN VẼ 3D RA GIẤY

Các bản vẽ xuất ra giấy bằng máy in (Printer) hay máy vẽ (Plotter). Thực hiện xuất bản vẽ ra giấy dùng lệnh Plot hoặc Print.

Khi thực hiện lệnh Plot nếu biến CMDDIA = 1 thì xuất hiện hộp thoại Plot. Khi biến này bằng 0 chỉ xuất hiện các dòng nhắc. Lệnh Plot đã giới thiệu kỹ trong tài liệu 2D.

Khi in các hình chiếu phối cảnh ta chọn tỷ lệ theo scale to Fit.

Trình tự thực hiện in bản vẽ trong không gian giấy vẽ:

Trình tự in bản vẽ trong paper Space có các bước đầu tiên giống như tạo các hình chiếu 2D từ mô hình 3D.

1. Xây dựng mô hình bằng các lệnh đã học.

2. Đặt biến TILEMODE = 0, chọn nút MODEL trên dòng trạng thái hoặc chọn nút LAYOUT1, LAYOUT2 chuyển sang môi trường làm việc không gian giấy vẽ. Biểu tượng không gian giấy vẽ xuất hiện. lúc này ta nên chú ý là mô hình vẫn chưa xuất hiện trên màn hình.

3. Định lại giới hạn bản vẽ trong không gian giấy vẽ (lệnh Limits và Zoom- All).

4. Không gian giấy vẽ được xem như là mặt phẳng hai chiều, do đó ta có thể chèn khung tên và các đường khung bản vẽ mẫu vào bản vẽ hiện hành (sử dụng lệnh Insert). Tuy nhiên ta có thể tạo khung tên và các đường khung bản vẽ sau khi thực hiện lệnh Mview.

5. Sau khi tạo xong khung tên và đường bao ta sử dụng lệnh Mview để tạo các khung nhìn động. Các khung nhìn động có thể có kích thước bất kỳ và nằm chống lên nhau. Chú ý rằng các khung nhìn được tạo bằng lệnh Mview sẽ nằm trên lớp đang hiện hành và mang các tính chất của lớp hiện hành như color, linetype,…Nếu sau đó lại tắt (OFF) hoặc đóng băng lớp này thì đường bao khung nhìn sẽ tắt đi và sẽ không được in ra. Tuy nhiên các hình ảnh bên trong khung nhìn vẫn được giữ nguyên và ta có thể in chúng. 6. Dùng lệnh Mspace chuyển sang không gian mô hình và sử dụng lệnh

Vpoint tại mỗi khung nhìn tạo các điểm nhìn để có thể quan sát các hình chiếu khác nhau (hình 10.1). Để chỉnh kích thước các hình chiếu trên các khung nhìn ta dùng lệnh zoom theo tỷ lệ XP (tỷ lệ này chỉ có thể sử dụng khi biến TILEMODE = 1). Đây là tỷ lệ quan hệ giữa mô hình và tỷ lệ in trong không gian giấy vẽ.

Ví dụ: Muốn cho kích thước mô hình gấp 2 lần kích thước khi in ra trong không gian giấy vẽ thì tỷ lệ sẽ là 1/2XP. Tại mỗi khung nhìn ta định như sau:

Comman: Zoom 

Specify corner of window, enter a scale factor (nX or nXP), or [All/Center/Dynamic/Extents/Previous/Scale/Window] <real time>: 1/2XP

.

Ta lần lượt thực hiện lệnh Zoom cho các khung nhìn còn lại.

7. Sử dụng lệnh Mvsetup để chỉnh vị trí mô hình. Khi đang ở không gian mô hình các lớp của mỗi khung nhìn độc lập với nhau. Sử dụng lệnh Vplayer

tạo các lớp riêng cho các khung nhìn động, khi đó các đối tượng tạo trên lớp này sẽ không xuất hiện các khung nhìn khác.

8. Chuyển sang không gian giấy vẽ, sau đó ta có thể nhập các dòng chữ vào bản vẽ, ghi kích thước.

9. Dùng lệnh Mview để gán che nét khuất cho mô hình trong các khung nhìn khi in.

Command: Mview 

Specify corner of viewport or [ON/ OFF/ Fit/ Hideplot/ Lock/Object/Polygonal/Restore/2/3/4]<Fit>: F

Hidden line removal for plotting [ON/OFF]: ON

Select objects: (Chọn khung nhìn nào mà ta muốn che nét khuất khi in bằng

cách chọn vào đường bao của khung nhìn đó).

Muốn che khuất các đường bao các khung nhìn thì ta tắt lớp chứa đường bao khung nhìn (là lớp hiện hành khi sử dụng lệnh Mview), hoặc ta tạo một lớp tên KHUNG và sử dụng lênh Properties hoặc Chprop chuyển các đường bao khung nhìn về lớp này, sau đó tắt lớp này đi.

10. Lưu tập tin bản vẽ (Chú ý là đang trong không gian giấy vẽ).

11. Sau khi định cấu hình máy ta thực hiện lệnh Plot, lúc này ô chọn Hide

objects không có tác dụng vì trong không gian phẳng việc che nét khuất cho

các mô hình trong các khung nhìn định bằng lệnh Mview.

Trình tự thực hiện việc in các hình chiếu và che các nét khuất thực hiện chung cho các mô hình 3D. Tuy nhiên từng loại mô hình có các đặc điểm như sau:

- Đối với mô hình dạng Wireframe ta không thể che các nét khuất được. - Nếu sử dụng lệnh Solprof để tạo các đường biên và đường khuất thì khi in ta tắt lớp chứa mô hình và không cần thực hiện lệnh Mview để che các nét khuất, vì khi đó ta chỉ có các đối tượng trong không gian giấy vẽ.

Sau khi thay đổi các biên như 11 bước ở trên ta thực hiện in bản vẽ bằng lệnh Plot.

- 82 - MỤC LỤC

Chương 1 ...- 1 -

CƠ SỞ TẠO MÔ HÌNH BA CHIỀU ...- 1 -

1.1. Lịch sử phát triển CAD...- 1 -

1.2. Đặc điểm mới trong AutoCAD ...- 2 -

1.3. Giới thiệu về các mô hình 3D ...- 2 -

1.4. Các phương pháp nhập tọa độ điểm trong không gian ba chiều ...- 4 -

1.5. Quan sát mô hình 3D (lệnh Vpoint) ...- 5 -

1.6. Tạo các khung nhìn tĩnh (lệnh Vports)...- 7 -

1.7. Quan sát hình chiếu bằng (lệnh Plan)...- 9 -

1.8. Lệnh View...- 9 -

1.9. Che các nét khuất (lệnh Hide)...- 10 -

Chương 2 ...- 12 -

HỆ TỌA ĐỘ VÀ PHƯƠNG PHÁP NHẬP ĐIỂM...- 12 -

2.1. Các hệ tọa độ trong bản vẽ AutoCAD...- 12 -

2.2. Qui tắc bàn tay phải ...- 12 -

2.3. Lệnh Ucsicon...- 12 -

2.4. Tạo hệ tọa độ mới...- 14 -

2.5. Tìm tọa độ một điểm bằng Point Filters...- 18 -

2.6. Các phương thức bắt điểm các đối tượng 3D ...- 18 -

Chương 3 ...- 19 -

MẶT 2 ½ CHIỀU VÀ CÁC MẶT CONG CƠ SỞ ...- 19 -

3.1. Tạo mặt 2 ½ chiều (Elevation, Thickness) ...- 19 -

3.2. Mặt phẳng 3D (3Dface) ...- 20 -

3.3. Che khuất cạnh 3Dface (lệnh Edge)...- 21 -

3.4. Các mặt cong 3D cơ sở (lệnh 3D)...- 21 -

3.4.1. Mặt hộp chữ nhật Box (lệnh AI_Box)...- 22 -

3.4.2. Mặt hình nêm Wedge (lệnh AI_Wedge) ...- 23 -

3.4.3. Hình đa diện Pyramid (lệnh AI_Pyramid)...- 23 -

3.4.4. Mặt nửa cầu dưới Dish (lệnh AI_Dish) ...- 25 -

3.4.5. Mặt nửa cầu trên Dome (lệnh AI_Dome)...- 25 -

3.4.6. Mặt cầu Sphere (lệnh AI_Sphere) ...- 26 -

3.4.7. Mặt xuyến Torus (lệnh AI_Torus) ...- 26 -

3.4.8. Mặt nón Cone (lệnh AI_Cone)...- 27 -

3.4.9. Mặt lưới Mesh (lệnh AI_Mesh) ...- 27 -

Chương 4 ...- 28 -

MẶT LƯỚI ĐA GIÁC...- 28 -

4.1. Tạo mặt Coons (lệnh Edgesurf) ...- 28 -

4.2. Tạo mặt tròn xoay (lệnh Revsurf) ...- 28 -

4.3. Tạo mặt kẻ (lệnh Rulesurf) ...- 29 -

4.4. Tạo mặt trụ (lệnh Tabsurf)...- 30 -

Chương 5 ...- 31 -

5.1. Phép quay chung quanh trục (lệnh Rotate3D)...- 31 -

5.2. Phép đối xứng qua mặt phẳng (lệnh Mirror3D) ...- 33 -

5.3. Sao chép dãy các đối tượng (lệnh 3Darray) ...- 35 -

5.3.1. Rectangular 3Darray ...- 35 -

5.3.2. Polar 3Darray...- 36 -

Chương 6 ...- 37 -

TẠO MÔ HÌNH 3D SOLID...- 37 -

(SOLID MODELING) ...- 37 -

6.1. Tạo các miền (lệnh Region)...- 37 -

6.2. Tạo các solid cơ sở trực tiếp ...- 37 -

6.2.1. Khối chữ nhật (lệnh Box)...- 37 -

6.2.2. Khối hình nêm (lệnh Wedge)...- 38 -

6.2.3. Khối nón (lệnh Cone) ...- 40 -

6.2.4. Khối trụ (lệnh Cylinder)...- 40 -

6.2.5. Khối cầu (lệnh Sphere) ...- 41 -

6.2.6. Khối xuyến (lệnh Torus)...- 42 -

6.3. Quét biên dạng 2D (lệnh Extrude) ...- 42 -

6.4. Tạo solid tròn xoay (lệnh Revolve)...- 44 -

6.5. Các phép toán đại số boole cho solid: cộng (Union), Trừ (Subtract), giao (Intersect) ...- 45 -

6.5.1. Cộng các solid (lệnh Union) ...- 45 -

6.5.2. Trừ các solid (lệnh Subtract)...- 46 -

6.5.3. Giao các solid (lệnh Intersect)...- 46 -

Chương 7 ...- 48 -

HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH SOLID ...- 48 -

7.1. Vát mép cạnh solid (lệnh Chamfer) ...- 48 -

7.2. Tạo góc lượn, bo tròn các cạnh (lệnh Fillet) ...- 49 -

7.3. Cắt solid thành hai phần (lệnh Slice) ...- 50 -

7.4. Vẽ mặt phẳng cắt solid (lệnh Section)...- 50 -

7.5. Đặc tính khối lượng (lệnh Massprop) ...- 51 -

Chương 8 ...- 53 -

TẠO BẢN VẼ HAI CHIỀU TỪ MÔ HÌNH BA CHIỀU ...- 53 -

8.1. Không gian mô hình (model space) và không gian phẳng (Paper space), biến TILEMODE...- 53 -

8.1.1. Biến TILEMODE ...- 53 -

8.1.2. Lệnh Mspace, Pspace, Model...- 54 -

8.2. Tạo khung nhìn động (lệnh Mview)...- 54 -

8.3. Lớp trong không gian giấy vẽ (lệnh VPlayer) ...- 56 -

8.4. Lệnh Mvsetup...- 58 -

8.5. Tạo đường bao, đường khuất 3D solid (lệnh Solprof) ...- 60 -

8.6. Tạo các hình chiếu từ mô hình 3D (lệnh Solview) ...- 64 -

- 84 -

QUAN SÁT MÔ HÌNH BA CHIỀU ...- 68 -

9.1. Quan sát mô hình 3D bằng lệnh Dview ...- 68 -

9.1.1. Điều chỉnh ống kính (Camera) ...- 68 -

9.1.2. Điều chỉnh mục tiêu (Target) ...- 69 -

9.1.3. Quan sát hình chiếu phối cảnh (Distance) ...- 69 -

9.1.4. Xác định lại vị trí và khoảng cách quan sát (POints)...- 70 -

9.1.5. Thu phóng hình ảnh (Zoom) ...- 70 -

9.1.6. Di chuyển hình ảnh (PAn) ...- 71 -

9.1.7. Quay ống kính (Twist) ...- 71 -

9.1.8. Thiết lập mặt phẳng cắt (Clip) ...- 72 -

9.1.9. Che các nét khuất (Hide)...- 72 -

9.1.10. Tắt chế độ quan sát hình chiếu phối cảnh (OFF) ...- 72 -

9.1.11. Hủy bỏ thao tác (Undo) và kết thúc lệnh Dview (eXit) ...- 72 -

9.2. Quan sát mô hình bằng lệnh 3dorbit ...- 72 -

9.2.1. Realtime 3D rotation...- 73 -

9.2.2. Sử dụng các lựa chọn lệnh 3Dorbit ...- 74 -

9.2.3. Kéo (Pan) và thu phóng (Zoom) trên 3D Orbit View ...- 74 -

9.2.4. Sử dụng lựa chọn Projection trên 3D orbit View...- 75 -

9.2.5. Tô màu các đối tượng trên 3D Orbit View ...- 76 -

9.3. Các lệnh liên quan đến quan sát mô hình 3D ...- 77 -

9.3.1. Lệnh 3Dclip ...- 77 - 9.3.2. Lệnh 3Ddistance ...- 78 - 9.3.3. Lệnh 3Dpan ...- 78 - 9.3.4. Lệnh 3Dswivel...- 78 - 9.3.5. Lệnh 3Dzoom ...- 78 - 9.3.6. Lệnh 3Dcorbit...- 79 - 9.3.7. Lệnh 3Dcorbit...- 79 - Chương 10 ...- 80 - XUẤT BẢN VẼ 3D RA GIẤY ...- 80 -

Biên soạn

Với mục tiêu hỗ trợ các bạn sinh viên, học viên học xây dựng, kiến trúc sư, kỷ sư xây dựng, kỷ sư cơ khí..…có một tài liệu thực tế để học tập và làm việc trọn vẹn với mô hình 3D. Trong quá trình giảng dạy tại các trung tâm ở bà rịa vũng tàu, củng như quá trình làm việc thiết kế trực tiếp các mô hình 3D tôi có thu thập tài liệu, thu thập kinh nghiệm của những người đi trước có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế mô hình 3D. Mong rằng cuốn tài liệu này giúp được các bạn trong công việc học tập củng như trong cuộc sống.

Trong quá trình biên soạn không thể tránh các thiếu sót, mong các bạn đọc góp ý xây dựng thêm.

Chúc các bạn vui và thành công. Phần bài tập tôi có đưa trên trang kiemtailieu.com

Một phần của tài liệu hướng dẫn thiết kế mô hình 3d bằng autocad (Trang 78)