Phát thải trong khói thải từ động cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển hệ thống khí hóa sinh khối để cung cấp năng lượng quy mô nhỏ ở Việt Nam (Trang 118)

- Số liệu thu thập từ hệ thống thí nghiệm và kết quả có thể đạt được

4.6.3.2Phát thải trong khói thải từ động cơ

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM KHÍ HÓA SINH KHỐI ĐỂ SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG

4.6.3.2Phát thải trong khói thải từ động cơ

Kết quả thực nghiệm và mô phỏng được thể hiện trên hình 4.15, 4.16 và hình 4.34, 4.35. Nhìn chung về xu hướng các kết quả đều có cùng xu hướng, chẳng hạn như nồng độ CO tăng khi tỷ lệ thay thế tăng. Điều đó cho thấy sự tương đồng giữa lý thuyết, mô hình mô phỏng và thực tế vận hành. Tuy nhiên, về con số tuyệt đối thì còn có sự sai khác nhất định dẫn đến các đường đặc tính có độ dốc khác nhau, do điều kiện vận hành thực tế tác động đến các điều kiện và môi trường phản ứng diễn ra trong buồng đốt (xi-lanh), khi vượt ngưỡng nào đó độ dốc sẽ biến động mạnh như minh họa với phát thải HC trong hình 4.22 hoặc thậm chí còn có thể xảy ra hiện tượng ngược với quy luật, điều này cũng được một số tác giả đề cập [39, 23, 25]. Do đó việc nghiên cứu thực nghiệm là rất ý nghĩa và cần thiết, cụ thể là trong nghiên cứu phát thải từ động cơ.

Kết luận chƣơng 4

Từ kết quả nghiên cứu cho phép ta rút ra được một số kết luận sau:

- Với động cơ nhiên liệu kép thì khả năng thay thế diesel tối đa của khí sản phẩm là khoảng 75% ở chế độ không tải. Ở chế độ non tải (từ 0 - 60% tải) thì khả năng thay thế diesel là rất tốt, phát thải thấp, điều này một lần nữa cho thấy với hệ thống điện thường xuyên vận hành non tải thì việc sử dụng nhiên liệu kép là rất hiệu quả.

- Kết hợp giữa kết quả nghiên cứu thực nghiệm và mô phỏng cho thấy khả năng thay thế diesel của khí sản phẩm là khá cao (30 đến 60%) tùy vào chế độ vận hành, tuy nhiên để tối ưu về năng lượng và môi trường thì nên vận hành ở 60 đến 80% tải và tỷ lệ thay thế trong khoảng 30 đến 40%, hiệu suất của động cơ – máy phát trong khoảng từ 12-15%.

- Khi vận hành ở chế độ nhiên liệu kép thì công suất điện cực đại của máy phát bị suy giảm khoảng 10 đến 20% (không đạt công suất cực đại như với 100% diesel).

- Kết quả thưc nghiệm cho thấy khi vận hành ở chế độ nhiên liệu kép thì phát thải CO và CO2 đều tăng nhẹ, tuy nhiên xét trên quan điểm chu trình vòng đời thì chỉ số này lại giảm vì nhiên liệu sinh khối được xem là không phát thải CO2 (zero emission).

- Khi vận hành ở chế độ nhiên liệu kép thì nồng độ HC và soot đều được cải thiện, tuy nhiên ở dải công suất trên 70% thì nồng độ của chúng lại tăng vọt.

- Nghiên cứu cho thấy khả năng sử dụng nhiên liệu mẩu gỗ keo, lõi ngô và than hoa để khí hóa cung cấp khí sản phẩm trực tiếp cho chạy động cơ - máy phát là rất khả thi.

119

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển hệ thống khí hóa sinh khối để cung cấp năng lượng quy mô nhỏ ở Việt Nam (Trang 118)