Trong những năm qua Nhà nước và Bộ Y tế cũng đã có rất nhiều đổi mới trong công tác quản lý tài chính ngành y tế nói chung và với hệ thống bệnh viện nói riêng. Một loạt các hệ thống các chính sách mới được xây dựng, ban hành và là cơ sở pháp lý để các bệnh viện hoạt động ngày một hiệu
quả. Tuy nhiên chúng vẫn còn một số điều bất cập mà Nhà nước chưa khắc phục triệt để và cần tiếp tục đổi mới thêm
Thứ nhất, khi xây dựng ban hành các chính sách Nhà nước cần có những chiến lược cụ thể hơn nữa và bám sát tình hình thực tế tránh gò ép đuea ra quyết định chủ quan. Đồng thời để thực hiện chủ trương xã hội hoá y tế, đưa dịch vụ y tế tiếp cận đến với toàn bộ người dân thì Nhà nước cần tiến hành tư nhân hoá, cổ phần hoá các bệnh viện quy mô nhỏ để điều chỉnh giá viện phí cho phù hợp. Nhà nước cần xây dựng một số bệnh viện Nhà nước để có thể đầu tư trọng điểm cho các bệnh viện này phát triển. Có như vậy mới có thể tiết kiệm và tận dụng tối đa các nguồn lực không chỉ của Nhà nước mà của cả nền kinh tế quốc dân nhưng vẫn không ảnh hưởng đến tính công bằng trong chăm sóc sức khoẻ.
Thứ hai, từ khi luật NSNN được Quốc hội thông qua ngày 20/3/1996 đến nay, cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị HCSN nói chung và khối bệnh viện nói riêng đã từng bước được đổi mới,và có tác động tích cực tới quá trình lập, chấp hành quyết toán kinh phí, tăng cường kiểm tra giám soát ngân sách, đề cao vai trò quản lý tài sản công trong đơn vị HCSN, tăng cường quản lý tài chính đơn vị HCSN. Đặc biệt trong khoảng thời gian gần đây với chủ trương khoán, giao quyền chủ động cho đơn vị hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên việc thực hiện khoán còn rất chậm và dè dặt. Nhà nước cần phải để cho các bệnh viện tự thu lấy mà chi, hạn chế tối đa việc các bệnh viện hiện nay hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn NSNN như hiện nay.
Thứ ba, mặc dù Chính phủ và Bộ Tài chính đã có Nghị định và Thông tư hướng dẫn cụ thể và rất chi tiết về việc thực hiện công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu nhưng cho đến nay Nhà nước vẫn ban hành được một hệ thống các văn bản pháp lý có liên quan đến vấn đề quản lý tài chính để thực hiện cơ chế quản lý mới này.
Thứ tư, đổi mới theo phương thức cấp phát kinh phí NSNN cho khu vực y tế. Thay vì việc cấp vốn ngân sách nhà nước theo đầu vào bằng việc cấp vốn theo kết quả đầu ra của từng Bệnh viện. Nghĩa là, thay cho việc xây dựng kế hoạch ngân sách dựa vào số giường bệnh kế hoạch như hiện nay bằng việc cấp vốn căn cứ vào kết quả đầu ra: số bệnh nhân mà bệnh viện đã điều trị được...
KẾT LUẬN
Khi xã hội càng phát triển thì con người càng quan tâm đến việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Vì thế ngành y tế càng đước chú trọng và phát triển nhiều hơn. Mối quan hệ giữa người bệnh với bệnh viện là mối quan hệ giữa người bán và người mua. Ngoài ra, những bệnh viện công nói chung không còn “độc quyền” như trước mà bên cạnh đó còn những hệ thống dịch vụ y tế tư nhân được phép tự do hoạt động theo luật hành nghề y dược. Vì thế đã có sự cạnh tranh giữa các khu vực bệnh viện. Điều này làm nâng cao chất lượng y tế hiện nay của nước ta. Tuy đã chuyển sang cơ chế thị trường một thời gian dài nhưng vẫn còn những khó khăn lúng túng trong công tác quản lý tài chính tại bệnh viện nói chung và BVĐKTHY nói riêng.
VÌ vậy, muốn phát triển sự nghiệp y tế nước nhà thì cần phải có cái nhìn đúng đắn về quản lý tài chính bệnh viện. Vì đây được coi là chìa khóa, sự tiên quyết quyết định sự phát triển của bệnh viện. Với đề tài: “ Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2008 – 2011 và một vài giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản
lý tài chính tại Bệnh viện” em muốn đưa ra một ví dụ điển hình cho công
cuộc quản lý tài chính tại bệnh viện công hiện nay.
Do chưa có nhiều kiến thức về thực tế, thời gian, lại không hiểu chuyên sâu về những lĩnh vực y tế nên đề tài của em còn có một số thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thày cô và các bạn để báo cáo thực tập của em đạt kết quả tốt nhất.