Nguồn viện phí, BHYT

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2008 - 2011 và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý tài chính tại Bệnh viện (Trang 42)

Ngoài nguồn NSNN cấp hàng năm cấp cho Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hưng Yên thì Bệnh viện còn được bổ sung một khoản kinh phí hoạt động khá lớn từ nguồn thu viện phí, BHYT. Dựa theo quy định hiện hành của Nhà nước, và tình hình thực tế của địa phương nguồn thu viện phí và BHYT tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hưng Yên được phân bố và sử dụng như sau :

• 80% sử dụng cho cơ sở khám, chữa bệnh, để cơ sở này bổ xung kinh phí mua trang thiết bị y tế phục vụ người bệnh

• 10 – 15% khen thưởng cho cán bộ nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao trong việc phục vụ khám chữa bệnh, và hoàn thành xuất sấc nhiện

vụ được bệnh viện giao cho và khen thưởng cho điều trị, cá nhân có thành tích trong khám chữa bệnh.

• 5 - 10% còn lại chuyển cơ quan chủ quản để thành lập quỹ hỗ trợ cho các Bệnh nhân không có điều kiện trả Viện phí

• Riêng với nguồn thu khác, theo quy định hiện nay Bệnh viện được phép bổ xung toàn bộ vào nguồn kinh phí hoạt động mà chưa phải đóng thuế hay một khoản phí nào khác.

Với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên, sau khi nộp Bộ Y tế 5% tổng thu viện phí và BHYT, kinh phí còn lại được sử dụng như sau :

Bảng 7: Chi viện phí và BHYT tại BVĐKTHY

Đơn vị: Tỷ VNĐ Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Nhóm chi Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng số % I 8.83 23.77 11.37 26.95 14.06 24.36 18.9 24.4 21.7 24.93 II 1.82 4.9 2.09 4.93 2.78 4.81 2.91 3.8 2.56 2.94 III 26.5 71.33 28.05 66.17 43.66 70.82 55.58 71.8 61.01 70.12 IV - - 0.88 1.95 - - - - 1.75 2.01 Tổng 37.15 42.39 57.72 77.39 87.02

( Nguồn: báo cáo tài chính hàng năm Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hưng Yên )

Nguồn viện phí và BHYT được Bệnh viện chi theo đúng quy định của Nhà nước : chủ yếu chi cho bệnh nhân và một phần để khen thưởng cho người lao động.

Chi cho con người- Nhóm chi I : chiếm khoảng 20-25% tổng kinh phí. Trong nhóm chi này, bệnh viện dùng để chi khen thưởng cho con người là chủ yếu.

Chi nghiệp vụ chuyên môn- Nhóm chi III : chiếm 70- 75% kinh phí. Trong đó sử dụng chủ yếu cho mua thuốc, hoá chất, vật tư tiêu hao phục vụ trực tiếp cho người bệnh. Tỷ trọng nhóm này không ngừng tăng lên : từ 66,17% năm 2008 đã tăng lên 70,12% tổng số chi năm 2011

Trong khi nhóm chi III có xu hướng tăng thì chi cho nhóm IV- Chi mua sắm TSCĐ lại bằng không. Mặc dù đây là nhóm chi quyết định sự phát triển của bệnh viện nhưng bệnh viện lại không trích ra một tỷ lệ nào trong nguồn kinh phí đang có xu hướng chiếm ưu thế này để mua mới, nâng cấp TSCĐ. Tình trạng này không chỉ riêng ở Bệnh viện Bạch Mai mà là đặc điểm chung của các bệnh viện ở Việt Nam. Do Nhà nước quản lý mang tính thu nộp nên hầu như các bệnh viện không tự tích luỹ, đầu tư, thu bao nhiêu chi dùng hết bấy nhiêu. Đầu tư phát triển bệnh viện hoàn toàn dựa vào Nhà nước, phụ thuộc vào kinh phí Nhà nước cấp. Chính cơ chế quản lý này không tạo điều kiện cũng như khuyến khích các bệnh viện chủ động đầu tư, tự phát triển mà chỉ trông chờ vào kinh phí Nhà nước cấp. Và chính điều này làm cho hệ thống bệnh viện công nước ta chậm phát triển, sử dụng kinh phí không hiệu quả cũng như những tiêu cực trong việc phân phối nguồn kinh phí của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2008 - 2011 và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý tài chính tại Bệnh viện (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w