Quản lý các nguồn thu

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2008 - 2011 và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý tài chính tại Bệnh viện (Trang 34)

- Thu từ NSNN cấp

Từ sau khi tái lập tỉnh đến nay do được sự quan tâm của Đảng và nhà nước cũng như lãnh đạo tỉnh Hưng Yên để phát triển thành một trong những Bệnh viện tuyến tỉnh hàng đầu với y tế và chuyên môn kỹ thật cao, quy mô bệnh viện không ngừng mỏ rộng. Từ một Bệnh viện tuyến tỉnh có trang có trang thiết bị nghèo nàn nhất cả nước với chỉ 200 giường bệnh năm 2001 đến nay bệnh viện đã tăng thành 600 giường bệnh theo kế hoach năm 2011. Nguồn kinh phí NSNN cấp cho bệnh viện vì thế cũng tăng lên không ngừng.

Bảng 1: Kinh phí NSNN cấp cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2007- 2011 Đơn vị: Tỷ VNĐ 2007 2008 2009 2010 2011 KPTX 21.18 30.7 32.2 33.53 35.67 XDCB 13.7 31.66 35.6 37.34 40.21 MTQG 15.92 16.84 19.66 22.55 23.93 Tổng 50.8 79.20 87.46 93.42 99.81

( Nguồn: báo cáo tài chính hàng năm Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hưng Yên )

Nguồn kinh phí thường xuyên (KPTX) do NSNN cấp cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên tăng nhanh từ năm 2007 đến năm 2011. Nguồn kinh phí này tăng do kế vào năm 2008 khi dự án “ Nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên thành Bệnh viện hạng I ” và dự án “ Cải tạo cơ sở vật chất Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên ” làm cho số giường bệnh tăng nhanh dẫn đến kinh phí thường xuyên tăng từ 21.18 tỷ VND năm 2007 lên 30.7 tỷ VND năm 2008 và tiếp tục ổn định các năm sau đó. Điều này là do kinh phí thường xuyên được chi ổn định theo kế hoach 5 năm nên khi thực hiện các dự án trên kinh phí có tăng thêm nhưng tăng thêm ở mức độ rất chậm và nhỏ.

Về kinh phí xây dựng cơ bản, do nằm trong dự án “ Cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất Bệnh viện đa kho tỉnh Hưng Yên ” bắt đầu từ năm 2008 đến nay nên nguồn kinh phí xây dựng cơ bản của năm 2008 tăng mạnh so với năm 2007 và tăng từ 13,7 tỷ VND lên 31,66 tỷ VND và tiếp tục tăng mạnh thêm các năm sau đó.

Riêng kinh phí NSNN chi cho chương trình mục tiêu quốc gia có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2007 đến nay.Kinh phí này là tập trung cho mục tiêu phòng bệnh chống bệnh trên toàn bộ tỉnh Hưng Yên. Mục tiêu được bắt đầu thực hiện năm 2001 và có những tín hiệu khả quan cho công tác phòng chống dich bệnh trên toàn tỉnh. Do vậy để tiếp tục phát triển mục tiêu này nguồn

kinh phí đã được tăng lên nhưng với mức độ rất ít do chưa có dịch bệnh gì lớn xảy ra.

Nhìn chung thì trong tổng kinh phí NSNN cấp thì nguồn kinh phí thường xuyên chiếm tỷ đáng kể. Riêng kinh phí XDCB và kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia là kinh phí cấp cho các dự án và giải ngân qua các năm nên phụ thuộc nhiều vào kế hoạch và tiến độ thực hiện dự án.

Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm một điều rằng, tuy chi cho XDCB những năm gần đây tăng mạnh nhưng đây lại không phải là nguồn thu chính của bệnh viện. Nguồn kinh phí này tập trung chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng: nâng cấp cải tạo cơ sở vật chất; mua sắm các trang thiết bị chuyên dùng… Đây chính là nguồn đầu tư của Nhà nước cho Bệnh viện và Bệnh viện là người khai thác và sử dụng. Việc thu hồi giá trị các tài sản này như hiện nay ở nước ta là chưa được thực hiện trong giá viện phí mà do Nhà nước bao cấp hoàn toàn

Bảng 2 : Cơ cấu nguồn kinh phí do NSNN cấp

Đơn vị: tỷ VND Năm Tổng NSNN KPTX XDCB MTQG Tổng % Tổng % Tổng % 2007 50.8 21.8 42.9 13.7 26.97 15.92 30.13 2008 79.2 30.7 38.76 31.66 39.97 16.84 21.27 2009 87.46 32.2 36.74 35.6 40.62 19.66 22.64 2010 93.42 33.53 35.89 37.34 39.97 22.55 24.14 2011 99.81 35.67 35.74 40.21 40.29 23.93 23.97

( Nguồn: báo cáo tài chính hàng năm Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hưng Yên )

Mặc dù NSNN cấp cho chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn song lại chưa đáp ứng được nhu cầu của bệnh viện. Để đáp ứng được nhu cầu của

mình Bệnh viện phải bổ sung từ các nguồn kinh phí khác trong đó quan trọng nhất là nguồn thu từ viện phí và từ bảo hiểm y tế.

- Thu từ viện phí và bảo hiểm y tế

Thu viện phí là nguồn thu lâu dài và là nguồn thu chính của bệnh viện, nó được bắt đầu áp dụng ở các bệnh viện công nước ta từ năm 1989. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế và lạm phát cuối thập kỷ 80 đã khiến vốn đầu tư NSNN cho bệnh viện đã khiến các dịch vụ y tế công không thể đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân đã buộc Nhà nước phải áp dụng cơ chế thu phí tại các cơ sở y tế công. Một loạt các hệ thống các chính sách đã được xây dựng nhằm mục đích xã hội hóa, đa dạng hóa các dịch vụ y tế và phân cấp trách nhiệm. Chính sách thu viện phí được thông qua như một sự lựa chọn nhằm huy động nguồn lực của người dân cho chăm sóc sức khỏe dưới hình thức thu một phần viện phí và bảo hiểm y tế.

Nguồn thu này tăng nhanh qua các năm và để quản lý nguồn thu này, Bệnh viện đã lập ra một tổ chuyên chịu trách nhiệm thu từ phía người bệnh và được bố trí ở nhiều nơi với phương châm thu đúng thu đủ và được bố trí thu tại nhiều nơi. Chính vì lẽ đó mà hàng năm số thu một phần viện phí đều tăng. Song dù sao đây cũng là một khoản thu phức tạp với nhiều yếu tố khách quan

Bảng 3: Nguồn thu viện phí và BHYT của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên năm 2007 đến nay

Đơn vị: Tỷ VND

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Viện phí 17.61 19.31 20.51 38.30 42.79

BHYT 19.54 23.08 37.21 39.09 44.23

Tổng 37.15 42.39 57.72 77.39 87.02

( Nguồn: báo cáo tài chính hàng năm Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hưng Yên )

Qua số liệu trên ta thấy tiền thu viện phí của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên năm sau cao hơn năm trước và tốc độ tăng nguồn thu viện phí này khá nhanh. Nguyên nhân này được lý giải là do năm 2008 bệnh viện có dự án tăng quy mô giường bệnh lên 600 giường điều này làm cho nguồn thu viện phí của Bệnh viện tăng nhanh. Đến nay, dự án đầu tư nâng cấp cải tạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên về cơ bản đã kết thúc, trang thiết bị và cơ sở vật chất được nâng cấp với nhiều máy móc mới, công nghệ y học hiện đại. Số bệnh nhân đến khám, điều trị và xét nghiệm tại bệnh viện tăng lên rõ rệt.

Đi đôi với nguồn thu từ viện phí là nguồn thu từ BHYT. Do quy mô giường bệnh tăng lên và uy tín của bệnh viện ngày càng được cải thiện nên số bệnh của Bệnh viện vì thế cũng tăng lên không ngừng.Điều này kéo theo nguồn thu từ BHYT vì thế cũng tăng lên một cách rất nhanh chóng. Thêm vào đó chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao, trang thiết bị tối tân, sử dụng công nghệ tiên tiến nhất có một số dịch vụ y tế mới trong khám chữa bệnh đã bắt đầu đưa vào sử dụng công nghệ hiện đại. Đồng thời Bệnh viện đã tổ chức thu viện phí đồng bộ, sử dụng khoa học công nghệ trong việc quản lý viện phí tới từng giường bệnh theo từng ngày điều trị và từng dịch vụ sử dụng. Chính các yếu tố này đã làm cho nguồn thu từ viện phí và BHYT tăng một cách đáng kể.

Nguồnthu viện phí và BHYT đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, đồng thời góp phần nâng cao đời sống nhân viên trong bệnh viện. Bệnh viện cần duy trì tốc độ tăng thu như hiện nay. Trên thực tế cho đến nay, bệnh viện không ngừng củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống quản lý thu viện phí theo hướng thu đúng, thu dủ nhằm đảm bảo công bằng hiệu quả.

- Các nguồn thu khác

• Thu từ dịch vụ trông giữ xe đạp xe máy

Nguồn thu này trước kia do công đoàn quản lý nhưng đến năm 2002 khi thực hiện nghị định khoán 10/NĐ- CP của Chính phủ giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu thì khoản thu này được chuyển thành một nguồn thu của Bệnh viện. Bệnh viện sẽ giữ lại toàn bộ số thu này bổ sung và hỗ trợ cho các khoản chi khác, nhưng chịu sự kiểm soát của chi cục thuế tỉnh và sự quản lý của kho bạc nhà nước tỉnh. Đơn vị nộp vào kho bạc tỉnh theo định kỳ hàng tháng. Tuy đây không phải là nguồn thu chính song nó cũng rất quan trọng với bệnh viện nhất là trong giai đoạn giá cả đang bất ổn như hiện nay

Bảng 4: Nguồn thu từ dịch vụ trông giữ xe đạp xe máy BVĐKTHY

Đơn vị : Triệu VNĐ

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Thu 270 310 346 365 403

( Nguồn: báo cáo tài chính hàng năm Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hưng Yên )

Nguồn thu này được trích phân phối như sau: 20% chi trả cho người trông giữ xe, 30% chi hỗ trợ chuyên môn, 50% chi hỗ trợ khác.

• Nguồn thu khác

Nguồn thu khác này được tổng hợp từ nhiều dịch vụ thu khác nhau: thu người nhà bệnh nhân ở lại Bệnh viện; thu từ thuốc, vật tư khuyến mại; kiểm

nghiệm… Nguồn thu này tuy không lớn nhưng cũng không ngừng tăng trong những năm qua và được bổ sung vào kinh phí hoạt động thường xuyên của Bệnh viện. Có thể nói đây là nguồn thu còn nhiều tiềm năng. Khi Bệnh viện thực hiện khoán thì cần tận dụng và tăng cường thu từ nguồn này, đặc biệt là từ các dịch vụ phi y tế bổ trợ cho công tác khám chữa bệnh.

Bảng 5: Một số nguồn thu khác tai BVĐKTHY

Đơn vị : Triệu VNĐ

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Thu người nhà bệnh nhân ở lại

100,76 300,99 480,12 500,78 520,15 Thu dịch vụ ăn uống 200.82 300,16 350,18 390,27 430,35 Thu dịch vụ khác 700,81 1008,13 1134,7 1395,87 1457,6

Tổng 1002.3

9

1609.28 1965 2286.92 2408.1

( Nguồn: báo cáo tài chính hàng năm Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hưng Yên )

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2008 - 2011 và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý tài chính tại Bệnh viện (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w