Quản lý chi NSNN (Chi Kinh Phí Thường Xuyên)

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2008 - 2011 và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý tài chính tại Bệnh viện (Trang 40)

Nội dung của quản lý chi NSNN là sử dụng nguồn KPTX cấp cho Bệnh viện hàng năm chủ yếu tập trung cho các trực tiếp gắn với công tác khám chữa bệnh theo quy chế chuyên môn hiện hành. Các khoản chi thường xuyên trong NSNN hàng năm cấp cho BVĐKTHYđược phân bổ chỉ tiêu theo cơ cấu, nội dung chi như sau :

Bảng 6: Chi NSNN cho các hoạt động tại BVĐKTHY Đơn vi: Tỷ VNĐ Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Nhóm chi Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng số % I 8.006 37.8 12.28 40 12.88 40 13.41 39.99 14.26 40.31 II 7.37 36.5 9.14 29.77 9.08 28.2 8.58 25.59 10.34 28.99 III 3.77 17.8 6.08 19.8 5.98 18.57 6.82 20.34 6.95 19.48 IV 2.034 7.9 3.2 10.43 4.26 13.23 4.72 14.08 4.12 11.22 Tổng 21.18 30.7 32.2 33.53 35.67

( Nguồn: báo cáo tài chính hàng năm Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hưng Yên ) - Chi cho con người

Chi cho con người thuộc nhóm I. Căn cứ vào chế độ chính sách của nhà nước CBCNV được hưởng Bệnh viện bố trí chi trả như sau:

Mức lương tối thiểu chung hiện tại là 830.000 x hệ số lương theo cấp có thẩm quyền phê duyệt, khi nhà nước có thay đổi lương tối thiểu thì bệnh viện sẽ điều chỉnh lương và phụ cấp theo quy định của nhà nước. Tiền lương này được bố trí bằng nguồn NSNN cấp ( chiếm khoảng 35-40% tổng CPTX NSNN của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên)

- Chi cho quản lý hành chính

Thuộc nhóm chi II tỷ trọng của nhóm chi này đang có xu hướng giảm một cách rất chậm chạp nhanh và chiếm tỷ trọng từ 25% - 35%. Xu hướng chung chi quản lý phải ngày càng giảm nhưng do là Bệnh viện tuyến tỉnh hàng đầu với nhiều máy móc hiện đại, kỹ thuật cao đòi hỏi luôn được bảo dưỡng, sửa chữa. Mặt khác do quy mô mở rộng lên đến 600 giường bệnh nên nhu cầu sử dụng điện, nước … của Bệnh viện rất lớn và ngày càng tăng. Vì vậy mà Bệnh viện chưa thể giảm tỷ trọng của mức chi này một cách nhanh

pháp để tiết kiệm hơn nữa trong các khoản chi này, tránh sử dụng lãng phí, tùy tiện.

- Chi cho nghiệp vụ chuyên môn

Thuộc nhóm chi III: đây là khoản chi quan trọng nhất ảnh hưởng trong các khoản chi vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện. Khoản chi này chiếm tỷ trọng từ 15% - 25%. Trong đó chủ yếu chi mua thuốc, vật tư chuyên môn là chủ yếu (chiếm 80 – 90%). Ngoài ra là các khoản chi khác : mua sắm trang thiết bị chuyên môn nhưng không phải là tài sản cố định, mua bán, in ấn tài liệu chuyên môn, chi cho nghiên cứu đề tài…

- Chi cho mua sắm sửa chữa

Thuộc nhóm chi VI: được quan tâm, ưu tiên đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị máy móc y học hiện đại. Số kinh phí đầu tư cho nâng cấp, sửa chữa lớn và mua sắm mới TSCĐ hàng năm không ngừng tăng lên và chiếm từ 0– 5% tổng chi NSNN.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2008 - 2011 và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý tài chính tại Bệnh viện (Trang 40)