Cấp thoát nước:

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT SỮA TƯƠI THANH TRÙNG VÀ YAOURT TIỆT TRÙNG (Trang 114)

9.3.1. Cấp nước:

- Nước phục vụ cho sản xuất dùng chế biến sản phẩm, rửa thiết bị, rửa bao bì, sử dụng cho nồi hơi, sinh hoạt, ... Nước dùng trong toàn bộ nhà máy được lấy từ hệ thống giếng khoan có qua lọc, xử lý và được chứa trong bể nước ngầm. Bể được xây bằng bê tông cốt thép chìm trong lòng đất.

- Nước dùng trực tiếp cho sản xuất: Bao gồm nước dùng cho chế biến, tác nhân lạnh, nồi hơi, rửa thiết bị.

- Trong phân xưởng, đường ống bố trí theo đường khép kín. Nước dùng cho việc cứu hoả lấy trên đường ống dẫn chính có van đóng mở. Việc phòng cháy là hết sức cần thiết ở mọi nơi hiện nay bởi thiệt hại do nó gây ra là rất lớn. Để đảm bảo phòng chống và chữa cháy nhà máy cần bố trí hệ thống cứu hoả, lượng nước tối thiểu cho việc chữa cháy tối thiểu là 5 lít/giây cho mỗi vòi. Đường kính ống nước để chữa cháy bên ngoài không dưới 100m. Ống dẫn nước có thể làm bằng gang, hoặc thép đường kính 80 – 150 mm.

- Xung quanh các phân xưởng phải được bố trí các van cứu hoả, lượng nước cứu hoả cần phải được đảm bảo cung cấp liên tục 3 giờ liền.

sinh hoạt là một vấn đề đáng quan tâm, vì nó liên quan trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến vệ sinh nhà xưởng, cảnh quan môi trường

- Nước thải của nhà máy chế biến sữa được chia làm hai loại:

Nước thải sạch: Là nước phục vụ cho các công đoạn làm nguội gián tiếp, ở một số thiết bị, giàn ngưng. Nước này vào theo đường ống, ra ngoài và có thể dùng lại vào các mục đích khác mà không yêu cầu cao.

Nước thải không sạch: Bao gồm nước từ khu vệ sinh trong sinh hoạt, nước rửa máy móc thiết bị… Nước này thường chứa đất cát, dầu mỡ, các loại chất hữu cơ… là môi trường tốt cho các loại vi sinh vật phát triển, loại này không tái sử dụng được. - Hai loại nước thải trên do có độ sạch khác nhau nên phải có hệ thống thoát nước

riêng rẽ. Tuỳ mức nhiễm bẩn mà ta tập trung trước khi xử lý chúng trước khi thải ra ngoài để tránh ô nhiễm môi trường.

- Để xử lý ta thiết kế hệ thống cống ngầm đưa nước về trạm xử lý nước thải, sau đó mới thải ra ngoài. Hệ thống cống ngầm đặt dưới các phân xưởng sản xuất, cống dẫn nước thải đảm bảo có độ dốc từ 0,006 – 0,008 m/m, ở những nơi nối với ống chung hoặc chỗ vòng phải có ga.

- Các ống dẫn nước thải bên trong thường làm bằng ống gang, đường kính ống dẫn 50 – 100 mm. Đường dẫn nước thải đi ra theo một phía theo chiều ngang của nhà.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

Trong đồ án công nghệ thực phẩm này, nhóm chúng em có nhiệm vụ phải thiết kế nhà máy sản xuất hai sản phẩm là sữa tươi thanh trùng và yaourt tiệt trùng từ nguyên liệu sữa tươi với năng suất là 50 tấn sản phẩm/ngày.

Sau một thời gian làm việc nghiêm túc, được sự hướng dẫn tận tình của GVHD_TS. Nguyễn Lệ Hà và kiến thức tổng hợp sau bốn năm học tại trường em đã hoàn thành bản đồ án đúng thời gian quy định.

Kết quả tính toán trong đồ án được dựa trên số liệu thực tế của nhà máy chế biến sữa TH true milk và tham khảo giá cả thị trường về các nguyên vật liệu trong thời điểm hiện tại nên có thể tin tưởng được.

Thời gian làm đồ án đã giúp nhóm chúng em hệ thống lại được những kiến thức do các thầy cô truyền dạy và giúp chúng em có một tư duy tổng quát toàn diện hơn về một số vấn đề chuyên môn về sữa.

Đề xuất ý kiến:

+ Tương lai nhà máy có thể thêm để sản xuất các mặt hàng sữa khác. + Cải tiến quy trình công nghệ và thiết bị ngày càng hoàn thiện hơn. Mặc dù đã rất nỗ lực cố gắng, nhưng vì nhiệm vụ thiết kế bao hàm nhiều lĩnh vực từ công nghệ, xây dựng, kinh tế, tính toán thiết bị, điện, hơi, nước, lạnh... nên bản đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Tuy nhiên đồ án giúp em hiểu thêm về một số ngành liên quan như: cơ khí, xây dựng, kinh tế... tuy chưa hiểu sâu nhưng cũng ít nhiều cho công việc sau này. Chúng em kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cô.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT SỮA TƯƠI THANH TRÙNG VÀ YAOURT TIỆT TRÙNG (Trang 114)