Tính lãi vay ngân hàng trong 1 năm: Chọn lãi suất 12%/năm (đối vớ

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT SỮA TƯƠI THANH TRÙNG VÀ YAOURT TIỆT TRÙNG (Trang 108)

công nghiệp nhẹ).

- Lãi vay vốn cố định: (LVCĐ)

LVCĐ=0,12 xVCĐ = 0,1259045,084.106 7085,41008.106(đồng/năm) - Lãi vay vốn cho chi phí sản xuất: (LVV).

LVV=FT 0,120,12261876,6019.106 31425,19223.106

(đồng/năm)

(đồng/năm) 8.6.2. Tính tổng vốn đầu tư: - Vốn lưu động: VLĐ = FT = 261876,6019. 106 (đồng/năm) - Tổng vốn đầu tư: VT = VCĐ+ VLĐ =59045,084.106 + 261876,6019.106 =320921,6859.106 (đồng/năm).

8.6.3. Tính doanh thu (thuế VAT):

Doanh thu/năm =giá bándoanh số/năm

(doanh số ước tính đạt 90% cho sản phẩm sữa tươi, 87% cho sản phẩm yaourt).

Bảng 30. Doanh thu hàng năm.

STT Mặt hàng Năng suất (triệu l/năm) Dung tích hộp(ml) Năng suất (hộp/năm) Giá thành (đ/hộp) Giá bán (đ/hộp) Doanh thu (106đ/năm) 1 sữa tươi 6,587235 900 7319150 14311,85872 25000 164680,875 2 yaourt 9,9072 96 103200. 103 1522,538383 3900 350157,6 Tổng 514838,475

8.6.4. Thuế doanh thu: lấy 25% doanh thu

6 6 128709.6188.10 10 . 475 , 514838 25 , 0    TDT (đồng/năm)

8.6.5. Lợi nhuận tối đa sau thuế:

LN = doanh thu - thuế doanh thu - chi phí sản xuất - lãi ngân hàng 6 10 )). 60231 , 3851 6019 , 261876 6013 , 114631 ( 475 , 514838 (     LN 6 10 . 65199 , 85741  (đồng/năm)

8.6.6. Thời gian hoàn vốn của dự án:

- Thời gian hoàn vốn của nhà máy là:

645 , 3 10 ). 328 , 2290 65199 , 85741 ( 10 . 6859 , 320921 6 6      H LN VT T (năm).

- Vậy thời gian hoàn vốn của nhà máy là khoảng 3 năm 7 tháng.

- Thời gian hoàn vốn nhanh nhất của dự án đầu tư cho nhà máy sản xuất sữa tươi thanh trùng và yaourt tiệt trùng trong đồ án này tương đối phù hợp, bởi vì nguyên liệu chính cho sản xuất đi từ sữa tươi nên lợi nhuận khá cao.Vì vậy việc đầu tư cho dự án này là hoàn toàn hợp lí.

PHẦN 9: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH NHÀ MÁY 9.1. An toàn lao động :

- Trong các nhà máy sản xuất, an tòan lao động là một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu. Sản xuất an toàn giúp đảm bảo cho sức khỏe của người công nhân, giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị và tránh được các thiệt hại về kinh tế cho nhà máy.

9.1.1. An toàn thiết bị

- Nhà máy sữa có đặc điểm được đầu tư lắp đặt các thiết bị tương đối hiện đại, đồng bộ của các hãng có uy tín trên thế giới. Chính vì vậy mà thiết bị khi hoạt động không gây tiếng ồn, không gây bụi, môi trường thông thoáng sạch sẽ.

- Khoảng cách giữa các thiết bị phải đảm bảo an toàn

- Người công nhân phải được đào tạo bài bản, khi vận hành phải kiểm tra thông số của từng loại máy. Tuân thủ đúng nguyên tắc, chế độ vận hành máy trong quá trình sản xuất không được xao nhãng, đi lại hoặc trò chuyện gây ồn ào.

- Các đường ống phải đảm bảo không rò rĩ. Thường xuyên kiểm tra đường ống, khi có sự cố xảy ra cần thông báo cho phòng cơ khí, kịp thời sửa chữa.

9.1.2. An toàn điện:

- Đảm bảo cách điện tuyệt đối trên các đường dây dẫn, đường dây dẫn điện chính phải có hệ thống bảo hiểm, phòng trường hợp có sự cố về điện, cường độ dòng điện tăng lên đột ngột. Mạng lưới dây dẫn điện phải được kiểm tra thường xuyên, nhằm phát hiện và sửa chữa kịp thời những chỗ hư hỏng.

- Cầu giao điện và tụ điện phải đặt ở những nơi cao ráo và an toàn và dễ xử lý phải có đội ngũ chuyên ngành về sử dụng các dụng cụ về điện, đầy đủ các dụng cụ về điện. Khi phát hiện những sự cố về điện như hở đường dây, chạm mát phải kịp thời ngắt điện để ngừng sản xuất kịp thời.

- Những người không có trách nhiệm không được tự tiện vận hành cầu dao, tủ điện và các thiết bị điện khác.

9.1.3. An toàn về hơi

- Hơi được sử dụng trong nhà máy thực phẩm rất nhiều, nhất là đối với nhà máy chế biến sữa. Do nhiệt độ của hơi khá cao, nếu xảy ra sự cố như dò hơi sẽ dễ gây ra bỏng đối với công nhân. Vì vậy với các thiết bị dùng hơi phải có đầy đủ các dụng cụ kiểm tra nhiệt độ, áp suất của thiết bị. Tất cả các thiết bị dùng hơi phải có van an toàn và van an toàn phải được đặt cao 1÷1,5m so với mặt đất. Đường ống dẫn hơi phải được bọc kỹ tránh hiện tượng rò rỉ và tránh tổn thất nhiệt

- Van đóng mở hơi ở thiết bị đường ống phải được kiểm tra thường xuyên, đồng hồ đo áp suất, nhiệt độ của hơi phải kiểm tra định kỳ.

- Công nhân trong phân xưởng sản xuất và đặc biệt công nhân trong phân xưởng nồi hơi phải được trang bị đầy đủ kiến thức khi sử dụng hơi và cách cấp cứu, xử lí khi có người bị bỏng hơi.

9.1.4. Phòng cháy và chữa cháy

- Thiệt hại do hoả hoạn là rất lớn, nó không những làm thiệt hại về kinh tế mà còn gây nguy hiểm cho người lao động . Vì thế tất cả các đường dây điện trong nhà máy phải được bọc cháy nổ. Kho xăng dầu phải bố trí xa khu sản xuất, mỗi phân xưởng phải được bố trí các bình CO2 . Hệ thống cung cấp thoát nước cứu hoả được bố trí hợp lí, hệ thống cửa thoát hiểm phải được đảm bảo.

9.1.5. Các lĩnh vực khác

- Ngoài các tiêu chuẩn an toàn về điện hơi, phải chú ý tới các lĩnh vực khác như phân xưởng sản xuất lon, cắt sắt, dập nắp, Vì ở đây có các tác động cơ học nên công nhân làm việc phải được trang bị đầy đủ kiến thức về vận hành thiết bị và bảo hộ lao động. Người công nhân đứng máy phải có đủ sức khoẻ, tay nghề cao.

9.2 Vệ sinh nhà máy :

- Yêu cầu đảm bảo vệ sinh nhà máy và vệ sinh môi trường xung quanh nhà máy ngày nay có một tầm quan trọng rất lớn. Đặc biệt là trong các nhà máy chế biến sữa. Sữa là sản phẩm giàu dinh dưỡng đối với con người, nhưng cũng là môi trường thuận lợi

- Để sản xuất ra các sản phẩm đạt chất lượng cao, nhà máy phải đảm bảo một số yêu cầu về vệ sinh sau:

9.2.1. Vệ sinh cá nhân:

- Các công nhân làm việc ở đây không có bệnh ngoài da, bệnh truyền nhiễm. Trước khi vào sản xuất công nhân phải thay quần áo đồng phục và bảo hộ lao động mũ, găng tay, ủng dành riêng cho sản xuất mà không được đi ra ngoài với trang phục của nhà máy.

- Khi qua các bộ phận sản xuất khác nhau, phải có bể nước sát trùng.

9.2.2. Vệ sinh nhà xưởng:

- Đối với các kho chứa nguyên liệu, kho thành phẩm phải thường xuyên vệ sinh, đảm bảo sạch, sẽ khô ráo để nguyên liệu và thành phẩm bảo quản được lâu dài.

- Nhà xưởng phải vệ sinh sau mỗi ca sản xuất.

9.2.3. Chương trình CIP:

- Chạy CIP cho các thiết bị, tank, đường ống, ngay khi có thể, tránh việc sữa bị khô trên bề mặt các thiết bị, tank, đường ống gây khó khăn cho tẩy rửa,

- Thiết bị sử dụng Tetra - Acip 10, - Yêu cầu khi sử dụng thiết bị:

+ Hóa chất dùng cho CIP phải đầy đủ và đạt yêu cầu. + Bật công tắc điện về chế độ “ON”.

+ Kiểm tra nồng độ đo áp suất hơi đạt 2,5- 3 bar. + Kiểm tra hệ thống khí nén đạt 6 bar.

+ Kiểm tra dung dịch trong bồn tuần hoàn. + Kiểm tra lại hệ thống đầu nối, bơm bồn.

- Đối với phân xưởng sản xuất vệ sinh phải được đảm bảo ở mức độ cao nhất, vì nếu không rất dễ có sự nhiễm tạp vào sản phẩm, do thiết bị phải được rửa và sát trùng sau mỗi công đoạn sản xuất.

9.2.4. Thông gió cho nhà máy:

nhân khi làm việc. Để đảm bảo thông gió cho nhà máy, trước hết phải bố trí nhà máy phù hợp với hướng gió, tận dụng khả năng thông gió tự nhiên. Phân xưởng phải có cửa mái, cửa sổ, cửa chớp tạo sự lưu thông khí tốt. Bên cạnh đó, áp dụng phương pháp thông gió nhân tạo, sử dụng hệ thống quạt gió bố trí tại những khu vực nóng bức ngột ngạt. Các thiết bị to không đặt ở cửa ra vào, cửa sổ làm hạn chế gió tự nhiên.

9.2.5. Chiếu sáng:

- Ngoài chiếu sáng nhân tạo bằng đèn còn có thể lợi dụng chiếu sáng tự nhiên. Thường dùng ánh sáng đèn đây tóc cho sản xuất vì ánh sáng này có thể diệt khuẩn. - Tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào nhà.

9.3. Cấp thoát nước:9.3.1. Cấp nước: 9.3.1. Cấp nước:

- Nước phục vụ cho sản xuất dùng chế biến sản phẩm, rửa thiết bị, rửa bao bì, sử dụng cho nồi hơi, sinh hoạt, ... Nước dùng trong toàn bộ nhà máy được lấy từ hệ thống giếng khoan có qua lọc, xử lý và được chứa trong bể nước ngầm. Bể được xây bằng bê tông cốt thép chìm trong lòng đất.

- Nước dùng trực tiếp cho sản xuất: Bao gồm nước dùng cho chế biến, tác nhân lạnh, nồi hơi, rửa thiết bị.

- Trong phân xưởng, đường ống bố trí theo đường khép kín. Nước dùng cho việc cứu hoả lấy trên đường ống dẫn chính có van đóng mở. Việc phòng cháy là hết sức cần thiết ở mọi nơi hiện nay bởi thiệt hại do nó gây ra là rất lớn. Để đảm bảo phòng chống và chữa cháy nhà máy cần bố trí hệ thống cứu hoả, lượng nước tối thiểu cho việc chữa cháy tối thiểu là 5 lít/giây cho mỗi vòi. Đường kính ống nước để chữa cháy bên ngoài không dưới 100m. Ống dẫn nước có thể làm bằng gang, hoặc thép đường kính 80 – 150 mm.

- Xung quanh các phân xưởng phải được bố trí các van cứu hoả, lượng nước cứu hoả cần phải được đảm bảo cung cấp liên tục 3 giờ liền.

sinh hoạt là một vấn đề đáng quan tâm, vì nó liên quan trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến vệ sinh nhà xưởng, cảnh quan môi trường

- Nước thải của nhà máy chế biến sữa được chia làm hai loại:

Nước thải sạch: Là nước phục vụ cho các công đoạn làm nguội gián tiếp, ở một số thiết bị, giàn ngưng. Nước này vào theo đường ống, ra ngoài và có thể dùng lại vào các mục đích khác mà không yêu cầu cao.

Nước thải không sạch: Bao gồm nước từ khu vệ sinh trong sinh hoạt, nước rửa máy móc thiết bị… Nước này thường chứa đất cát, dầu mỡ, các loại chất hữu cơ… là môi trường tốt cho các loại vi sinh vật phát triển, loại này không tái sử dụng được. - Hai loại nước thải trên do có độ sạch khác nhau nên phải có hệ thống thoát nước

riêng rẽ. Tuỳ mức nhiễm bẩn mà ta tập trung trước khi xử lý chúng trước khi thải ra ngoài để tránh ô nhiễm môi trường.

- Để xử lý ta thiết kế hệ thống cống ngầm đưa nước về trạm xử lý nước thải, sau đó mới thải ra ngoài. Hệ thống cống ngầm đặt dưới các phân xưởng sản xuất, cống dẫn nước thải đảm bảo có độ dốc từ 0,006 – 0,008 m/m, ở những nơi nối với ống chung hoặc chỗ vòng phải có ga.

- Các ống dẫn nước thải bên trong thường làm bằng ống gang, đường kính ống dẫn 50 – 100 mm. Đường dẫn nước thải đi ra theo một phía theo chiều ngang của nhà.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

Trong đồ án công nghệ thực phẩm này, nhóm chúng em có nhiệm vụ phải thiết kế nhà máy sản xuất hai sản phẩm là sữa tươi thanh trùng và yaourt tiệt trùng từ nguyên liệu sữa tươi với năng suất là 50 tấn sản phẩm/ngày.

Sau một thời gian làm việc nghiêm túc, được sự hướng dẫn tận tình của GVHD_TS. Nguyễn Lệ Hà và kiến thức tổng hợp sau bốn năm học tại trường em đã hoàn thành bản đồ án đúng thời gian quy định.

Kết quả tính toán trong đồ án được dựa trên số liệu thực tế của nhà máy chế biến sữa TH true milk và tham khảo giá cả thị trường về các nguyên vật liệu trong thời điểm hiện tại nên có thể tin tưởng được.

Thời gian làm đồ án đã giúp nhóm chúng em hệ thống lại được những kiến thức do các thầy cô truyền dạy và giúp chúng em có một tư duy tổng quát toàn diện hơn về một số vấn đề chuyên môn về sữa.

Đề xuất ý kiến:

+ Tương lai nhà máy có thể thêm để sản xuất các mặt hàng sữa khác. + Cải tiến quy trình công nghệ và thiết bị ngày càng hoàn thiện hơn. Mặc dù đã rất nỗ lực cố gắng, nhưng vì nhiệm vụ thiết kế bao hàm nhiều lĩnh vực từ công nghệ, xây dựng, kinh tế, tính toán thiết bị, điện, hơi, nước, lạnh... nên bản đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Tuy nhiên đồ án giúp em hiểu thêm về một số ngành liên quan như: cơ khí, xây dựng, kinh tế... tuy chưa hiểu sâu nhưng cũng ít nhiều cho công việc sau này. Chúng em kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cô.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT SỮA TƯƠI THANH TRÙNG VÀ YAOURT TIỆT TRÙNG (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)