GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Thực trạng thực hiện quy chế khen thưởng và kỷ luật tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu Lâm sản Sài Gòn (Trang 68)

Ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần những người có nhân cách và có ý thức kỷ luật. Một trong những yếu tố góp phần nâng cao ý thức của CBCNV trong Công ty là công tác kỷ luật lao động phải được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc. Để công tác kỷ luât lao động đạt được hiệu quả cao thì trước hết Công ty cần hoàn thiện quy chế kỷ luât lao động. Việc tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật là cần thiết,song để kỷ luật đạt được ý nghĩa to lớn thì việc xây dựngQuy chế cũng như việc thực hiện Quy chế cần có tính khoa học và nghệ thuật. Điều này đồng nghĩa với việc Công ty nên sửa đổi những nội dung còn bất cập trong quy chế. Cần phân định rõ các nội dung đối với CBCNV nói chung và những quy định riêng theo đặc thù của từng loại lao động. Tránh hiện tượng trùng lặp, chồng chéo, hoặc thiếu nhất quán trong cùng một nội dung của quy chế. Khi xây dựng bản nội quy lao động, nhất thiết phải tham khảo ý kiến của người lao động, hoặc tổ chức Công đoàn. Đồng thời thường xuyên có những điềuchỉnh cho phù hợp với xu hướng thay đổi của thời đại. Những nội dung quy định trong kỷ luật lao động nên thay đổi theo hướng có lợi cho người lao động.

Nội dung về kỷ luật trong luật lao động chỉ mang tính định hướng nên Công ty chỉ nên dùnglàm căn cứnhằm phù hợp với quy định của pháp luật cũng như thực tiễn. Các nội dung phải sâu sát vớitình hình thực tế tạiCông ty, tránh ban hành các quy định có thể gây trở ngại cho CBCNV làm cho việc thực hiện Quy chế trở nên mang tính ép buộc, căng thẳng. Ngoài ra, các nội dung trong Quy chế cũng cần được trình bày một cáchlô gích, khoa họcvà dễ hiểu.

Trong công tác khen thưởng – kỷ luật, việc tăng cường kiểm tra, giám sát là không thể thiếu. Thông qua đó, Công ty có thể giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa khen thưởng và thi hành kỷ luật CBCNV. Khi kiểm tra có thể phát hiện, kết luận được những cá nhân, phòng ban, bộ phận vi phạm kỷ luật, những nhân tố mới tích cực, có thành tích để biểu dương, khen thưởng. Đây cũng là một đặc trưng của công tác kiểm tra, giám sát: không chỉ phát hiện vi phạm để ngăn ngừa mà còn phát hiện nhân tố mới, tích cực, biểu dương, khen thưởng để nhân rộng, tạo nên phong trào thi đua mới. Việc kiểm tra nên thực hiện định kỳ, thường xuyên theo đúng tiêuchuẩn, quy trình, quyđịnh, tránh thực hiện mang tính hình thức.

Hàng năm, Công ty nên tổ chức tập huấn bộ phận đảm nhiệm việc kỷ luậtlao động để họ nắm bắt những quy định mới của pháp luật, chú trọng truyền đạt phần nghiệp vụ trong đó công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng và kỷ luật cần được lưu ý hơn. Đồng thời,bộ phận đảm nhiệm cũng cần nâng cao tư tưởng, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp để việc đánh giá kỷ luật được khách quan, đúng người đúng việc.

Bên cạnh đó, họ cần phảirèn luyện tính tự giác, chấp hành ý thức tổ chức kỷ luật cho CBNV bằng việc nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo, đánh giá phẩm chất và chuyên môn nghiệp vụ. Hàng quý mỗi đơn vị nên có một buổi sinh hoạt phòng nhằm tổng kết, đánh giá kết quả làm việc từng cá nhân cũng như đưa ra những ý kiến, giải pháp để nâng cao hiệu quả làm việc. Và việc này phải diễn ra thường xuyên, nghiêm túc. Trong sinh hoạt phải thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát đến từng cá nhân, đề phòng cá nhân có dấu hiệu vi phạm.

Khi CBCNV có khuyết điểm thì Ban Giám đốc cùng Trưởng đơn vị phải kiểm điểm làm rõ, phân tích cụ thểtìm ra nguyên nhân, định hướngcho họ phương hướng khắc phục hợp lý.Đồng thời, khi xét kỷ luật phảicông minh, chính xác, kịp thời thể hiện tính nghiêm minh, giáo dục trong Công ty, không tăng nặng cũng không giảm nhẹ khi biểu quyết hình thức kỷ luật đối với nhân viên và kỷ luật phải đúng người, đúng lỗi.

Khi tiến hành kỷ luật lao động,Công ty nên chú ý áp dụng các bước và hình thức xử lý kỷ luậtmột cách hợp lý. Những hành vi nào không nhất thiết phải nêu ra trước toàn Công ty thì có thể xử lý nội bộ tại mỗi đơn vị. Trước khi tiến hành kỷ luật,bộ phận Nhân sự vàBan Giám đốc Công ty phải xem xét kỹ sai phạm và tình hình thực hiện công việc trước đây để có thể ra quyết địnhmột cáchchính xác. Khi đưa ra quyết định kỷ luật, phải đưa ra các lý do thuyết phục để họ hiểu rõ việc đưa ra hình thức kỷ luật chính là biện pháp để họ gắng sức khắc phục thiếu sót và hoàn thiện hơn chính mình.

.

KẾT LUẬN

Trong tình hình thị trường cạnh tranh như hiện nay khi mà ngày càng nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ trong và ngoài quốc doanh ra đời với quy mô lớn, tiềm lực tài chính mạnh thì ngoài nỗ lực kinh doanh thì việc trả lương và thu nhập cho người lao động là một vấn đề khó và khó hơnnữa để giữ chân được người lao động. Hiện nay, có rất nhiều chính sách và bí quyết để giữ chân người tài và các doanh nghiệp vận dụng như thế nào để đạt hiệu quả và phát huy tốt nhất tiềm năng của nguồn lực nội tại để phát triển Công ty và làm giàu cho đất nước là một điều khó khăn. Chính vì vậy,việc quản lý kinh doanh cần phải có sự hài hòa giữa tính khoa học và tính nghệ thuật làm sao vừa đúng quy định của Nhà nước lại có tính mềm dẻo, nhạy bén là điềucần thiết.

Đối với công tác khen thưởng –kỷ luật cũng vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải lựa chọn một hình thức khen thưởng – kỷ luật công bằng, khách quan, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp và các quy định của pháp luật. Đồng thời phát huy tối đa vai trò của khen thưởng –kỷ luật.Không ngừng hoàn thiện quy chế khen thưởng – kỷ luật là một yêu cầu tất yếu đối với mỗidoanh nghiệp.Bởi vì việc hoàn thiện quy chế khen thưởng –kỷ luật, hoàn thiện công tác khen thưởng kỷ luật trongdoanh nghiệp không những giúp người lao động hoàn thiệnCBCNV, thúc đẩy họ hăng say trong công việc mà còn nâng cao hiệu suất chất lượng trong thực hiện công việc, bảo vệ lợi ích cũng như hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp đề ra.

Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Lâm sản Sài Gònđã có những bước đi vững chắc trong công tác khen thưởng và kỷ luật. Công ty đã xây dựng một Quy chế khen thưởng và kỷ luật phù hợp với mô hình của Công ty và đã phát huy được tác dụng tích cực trong những năm qua. Tuy nhiên,nhưng vẫn còn một số hạn chế, qua chuyên đề tôi xin đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác khen thưởng – kỷ luật của Công ty. Những giải pháp trong chuyên đề không là tất cả để thực hiện chiến lược duy trì và phát triển nhân tố con người của Công ty nhưng là những đút kết trong quá trình nghiên cứu với mong muốn có thể áp dụng một phần nào đó tại Công ty. Mong rằng với tốc độ phát triển hiện tại cùng với những chính sách phát triển nguồn nhân lực của Công ty, Công ty sẽ có một nguồn nhân lựcchất lượng và dồi dào trong tương lai.

Nhằm đánh giá việc thực hiện Quy chế khen thưởng và kỷ luậttrong thời gian qua tại Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Lâm sản Sài Gòn đúng với Quy chế đã ban hành hay chưa, và mức độ hài lòng của CBCNV khi Công ty triển khai thực hiện

Quy chế này như thế nào, tôi - Nguyễn Thị Thiện Mỹ - phụ trách bộ phận nhân sự tại

Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Lâm sản Sài Gòn, tiến hành cuộc nghiên cứu này. Anh/chị vui lòng dành chút ít thời gian trả lời các câu hỏi dưới đây. Không có câu trả lời nào đúng hoặc sai, mà tất cả các câu trả lời đều có giá trị và là nguồn thông tin vô cùng quý báu,để từ đó tôicó thể đưa ra những kiến nghị, những giải pháp để Công ty

thực hiện Quy chế một cách hoàn thiện hơn.

Anh/chị đọc kỹ từng câu hỏi một và chọn một phương án trả lời phù hợp với

anh/chị.

Xin chân thành cảm ơn anh/chị.

1. Thời giananh/chị đã làm việc tại Công ty?

1) Dưới 6 tháng 2) Từ 6 tháng đến dưới 1 năm

3) Từ 1 năm đến dưới 3 năm 4) Từ 3 năm đến dưới 5 năm

5) Từ 5 năm đến dưới 10 năm 6) Từ 10 năm trở lên

2. Giới tính của anh/chị:

1) Nam 2) Nữ

3. Vị trí làm việc của anh/chị?

1) Trực tiếp sản xuất 2) Làm việc tại các phòng ban 3) Làm việc tại bộ phận kỹ thuật 4) Là cán bộ quản lý

4. Trìnhđộ học vấn của anh/chị?

1) TN THCS 2) TN THPT

3) Trung cấp nghề 4) Cao đẳng nghề

5) Đại học 6) Trên đại học

5. Thu nhập bình quân hiện tại của anh/chị?

1) Từ1.5 triệu đến dưới2.5 triệu 2) Từ2,5 triệu đến dưới4 triệu

3) Từ4 triệu đến dưới 6 triệu 4) Từ6 triệu đến dưới10 triệu

5) Trên 10 triệu

6. Anh/chị đánh gíá khối lượng công việc được giao như thế nào?

1) Phù hợp với khả năng 2) Trái ngành nghề được đào tạo

8. Ý kiến của anh/chị về chính sách khen thưởng hằng quý của Công ty?

1) Hài lòng 2) Rất tốt

3) Không công bằng 4) Bình thường

9. Trong quý vừa quaanh/chị được xét hệ số thành tíchởloại nào?

1) Loại xuất sắc 2) Loại A

3) LoạiB 4) LoạiC

10. Nếu được thưởng anh/chị thích được thưởng như thế nào (anh/chị có thể

chọn nhiều phương án trả lời)?

1) Bằng tiền mặt 2) Du lịch

3) Tăng lương 4) Thăng chức

3) Tuyên dương trước tập thể 4) Bằng khen, giấy khen

11. Ý kiến của anh/chịvềcác hình thức kỷ luật của Công ty?

1) Hợp lý 2) Chưa hợp lý

3) Công bằng 4) Không công bằng

12. Trong quý vừa qua anh/chịcó bị hình thức kỷ luật nào không?

1) Không có 2) Hình thức phê bình 3) Hình thức khiểntrách 4) Hình thức trừng phạt

13. Anh/chị mong muốn điều gì ở Quy chế khen thưởng và kỷ luật tại Công ty?

……… ……… ………

Chỉ tiêu Khối trực tiếp Tỉ lệ % Khối gián tiếp Tỉ lệ % Tổng (người) Số lượng khảo sát (CBCNV) 146 73% 54 27% 200 Thời gian đã làm việc 146 100% 54 100% 200 Dưới 6 tháng 6 4.1% 3 5.6% 9 6 tháng dưới 1 năm 14 9.6% 3 5.6% 17

1 năm dưới 3 năm 98 67.1% 21 38.9% 119

3 năm dưới 5 năm 24 16.4% 11 20.4% 35

5 năm đến 10 năm 2 1.4% 11 20.4% 13 10 năm trở lên 2 1.4% 5 9.3% 7 Giới tính 146 100% 54 100% 200 Nam 76 52.1% 17 31.5% 93 Nữ 70 47.9% 37 68.5% 107 Trìnhđộ học vấn 146 100% 54 100% 200 THCS 45 30.8% 0 0.0% 45 THPT 79 54.1% 18 33.3% 97 Trung cấp nghề 17 11.6% 18 33.3% 35 Cao đẳng 4 2.7% 9 16.7% 13 Đại học 1 0.7% 7 13.0% 8 Trên đại học 0.0% 2 3.7% 2

Thu nhập bình quân hiện tại 146 100% 54 100% 200

Từ 1.5 triệu đến dưới 2.5 triệu 49 33.6% 6 11.1% 55 Từ 2.5 triệu đến dưới 4 triệu 74 50.7% 14 25.9% 88 Từ 4 triệu đến dưới 6 triệu 19 13.0% 18 33.3% 37 Từ 6 triệu đến dưới 10 triệu 4 2.7% 9 16.7% 13

Trên 10tr 0 0.0% 7 13.0% 7

Muốn nhiều việc để tăng thu nhập 49 33.6% 8 14.8% 57

Công việc hiện nay

so với chuyên môn 146 100% 54 100% 200

Phù hợp với khả năng 103 70.5% 38 70.4% 141 Trái ngành 43 29.5% 16 29.6% 59 Ý kiến về chính sách khen thưởng Cty 146 100.0% 54 100.0% 200 Hài lòng 32 21.9% 18 33.3% 50 Rất tốt 1 0.7% 0 0.0% 1 Không công bằng 28 19.2% 21 38.9% 49 Bình Thường 85 58.2% 15 27.8% 100

Trong quý vừa qua anh/chị được

xét hệ số thành tíchở loại nào? 146 100.0% 54 100.0% 200

Xuất sắc 5 3.4% 3 5.6% 8

Loại A 98 67.1% 45 83.3% 143

Loại B 28 19.2% 6 11.1% 34

Loại C 15 10.3% 0 0.0% 15

Nếu được thưởng anh/ chị thích

được thưởng như thế nào? 502 343.8% 194 359.3% 696

Bằng tiền mặt 144 98.6% 48 88.9% 192

Tăng lương 146 100.0% 54 100.0% 200

Thăng chức 77 52.7% 32 59.3% 109

Du lịch 45 30.8% 42 77.8% 87

Tuyên dương trước tập thể 65 44.5% 17 31.5% 82 Bằng khen 25 17.1% 1 1.9% 26

Ý kiến của anh/chị về hình thức

kỷ luật của công ty? 146 100.0% 54 100.0% 200

Hợp lý 65 44.5% 18 33.3% 83

Chưa hợp lý 42 28.8% 11 20.4% 53

Công bằng 28 19.2% 18 33.3% 46

Không công bằng 11 7.5% 7 13.0% 18

Trong quý vừa qua anh/chị có bị

hình thức kỷ luật nào không? 146 100.0% 54 100.0% 200

Không có 115 78.8% 43 79.6% 158

Trừng phạt 2 1.4% 2 3.7% 4

Anh/chị mong muốn điều gìở

Quy chế khen thưởng và kỷ luật

của Công ty 146 54 200

Tăng mức thưởng 146 100.0% 54 100.0% 200 Mức thưởng giữa các loại

có sự phân biệt 106 72.6% 47 87.0% 153 Được nhận mức lương/thưởng

xứng đáng với sức lao động bỏ ra 97 66% 55 102% 152 Khi đánh giá năng suất giữa các

CBCNV phải có sự công bằng 68 47% 29 54% 97

Nâng cao chính sách phúc lợi cho

CBCNV: tổ chức nghỉ mát, Tăng tiền cơm trưa, tham gia các chế độ BH đầy đủ.

45 31% 39 72% 84

1. Bộ luật lao động của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã được sửa

đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007, Nhà xuất bản Lao động–Xã hội- 2007.

2. Bộ sách tăng hiệu quả làm việc cá nhân, Tạo động lực làm việc phải chăng chỉ có thểbằng tiền, Nhà xuất bản trẻ.

3. PGS.TS. Trần Kim Dung (2009), Quản trịnguồn nhân lực, Nhà xuất bản Thống Kê TP. HồChí Minh.

4. Luật thi đua khen thưởng của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2004), Nhà xuất bản Tổng hợp TP. HồChí Minh.

5. Nghị định số 41/1995/NĐ-CPngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ,Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động vềkỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

6. Nghị định số33/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 4năm 2003 của Chính phủ, sửa đổi, bổsung một số điều của Nghị định số41/1995/NĐ-CPngày 06 tháng 7 năm 1995của Chính phủquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BộLuật Lao động vềkỷluật lao động và trách nhiệm vật chất.

7. Thông tư 19/2003/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã Hội

ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 41/1995/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ.

8. Quy chế đánh giá bình xét thiđua khen thưởng –kỷluật của Công ty cổ phần sản

Một phần của tài liệu Thực trạng thực hiện quy chế khen thưởng và kỷ luật tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu Lâm sản Sài Gòn (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)