IV. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT
1. Tình hình xuất khẩu của Công ty
1.1.Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu:
Đơn vị tính: USD
Mặt hàng Năm 2008 Năm2009 Năm2010
Bàn ghế gỗ ngoài
trời 4.334.729 6.412.749 2.093.600 Bàn ghế gỗ trong
nhà 627.386 667.442 1.781.654
Tổng cộng 4.962.115 7.080.191 3.875.254
(Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng hóa P. Kế hoạch thị trường Công ty )
Công ty tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: bàn ghế gỗ ngoài trời, bàn ghế gỗ trong nhà. Tỷ trọng xuất khẩu của các mặt hàng này tăng lên ở những năm tiếp theo cụ thể:
Năm 2008, tổng trị giá xuất khẩu đối với các sản phẩm bàn ghế trong nhà chiếm tỷ trọng 12,6% trong khi đó các sản phẩm bàn ghế ngoài trời chiếm tỷ trọng khá lớn là 87,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả năm. Đến năm 2010 thì có sự thay đổi rõ rệt, tỷ trọng sản phẩm bàn ghế trong nhà tăng 46% và sản phẩm bàn ghế ngoài trời lại giảm xuống còn 54% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả năm. Lý do là công ty đã điều chỉnh tỷ lệ sản xuất hàng trong nhà tăng lên và khách hàng ưa chuộng sản phẩm trong nhàhơn sản phẩmngoài trời.
.
1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu:
Đơn vị tính:USD
Thị trường xuất khẩu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Châu Á 276.348 168.796 416.609
Châu Âu 4.244.454 6.277.347 1.896.233
Châu Mỹ 396.018 630.248 1.562.412
Châu Phi 45.295 3.800 -
Tổng cộng 4.962.115 7.080.191 3.875.254
(Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng hóa P. Kế hoạch thị trường công ty)
Thị trường Châu Âu vẫn là thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty. Bên cạnh việc duy trì mối quan hệ kinh doanh với khách hàng quen thuộc như: Anh, Pháp… thì công ty cũng đang cố gắng mở rộng thị phần của mình sang các thị trường khác khó tính hơn như thị trường Mỹ. Tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty sang thị trường Châu Âu luôn cao nhất trong nhóm thị trường cụ thể năm 2008 chiếm 85,5%, năm 2009 tỷ trọng xuất khẩu là 88,6%.
Đến năm 2010 là 49%. Ngoài ra, thị trường Châu Mỹ tăng dần theo các năm: từ 7,98% năm 2008lên là 8,9% năm 2009 và chiếm 40% năm 2010.
Nhân tố khách quan dẫn đến việc tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Mỹlà trong những năm gần đây nhu cầu của khách hàng về sản phẩm bàn ghế trong nhàở thị trường này tăng mạnh, đồng thời trong xu thế Việt Nam hội nhập với thế giới, nhiều Công ty, tập đoàn lớn trước đây chuyên đặt hàng ở Malaysia, Indonesia thời gian gần đây đến Việt Nam để đặt hàng.
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2008 - 2010
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
So sánh 09/08 ( %) So sánh 10/09 ( %) Doanh thu (triệuđồng).Trongđó:
224.543 251.300 180.607 112 72 SX công nghiệp 102.599 144.765 92.684 141 64 Kinh doanh,DV 121.935 106.535 87.923 87,37 82,53 Kim ngạch XNK ( usd) 12.254.295 13.709.511 8.199.324 111 60 Xuất khẩu 5.213.463 7.177.724 3.875.251 137 54 Nhập khẩu 7.040.832 6.531.787 4.324.090 93 66 Thu nhập bq/người/tháng 1.825.000 2.255.839 2.587.642 123 114 Ước lãi 3.600 5.626 9.000 156 159
(Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2008-2010 của công ty)
Ba năm qua Công ty hoạt động lúc thăng, lúc trầm, tốc độ phát triển các chỉ tiêu không đồng đều và năm sau cao hơn năm trước đối với doanh thu và kim ngạch. Song trong cơ cấu doanh thu thì doanh thu sản xuất luôn chiếm tỷ trọng khoảng50% so với kinh doanh. Cụ thể, năm 2008, doanh thu sản xuất chiếm 46%, năm 2009 chiếm 57%, năm 2010 chiếm 51%. Công tác xúc tiến thương mại được chú trọng, nhờ đó thị trường đầu ra cho khâu sản xuất ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, doanh thu kinh doanh xuất nhập khẩu giảm đáng kể vì gỗ nhập từ Malaysia bị cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, Ấn Độ gây tăng giá thêm vào đó là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh gỗ ở thị trường miền Tây ngày càng khốc liệt hơn.
Thu nhập của người lao động tăng theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2009 tăng 23% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 14% so với năm 2009.
.
Về tổng thể, tính riêng năm 2009 các chỉ tiêu lợi nhuận, thu nhập người lao động đều tăng so năm 2010 vì công tác quản lý, kiểm soát hoạt động SXKD chặt chẽ hơn nhưng doanh thu, kim ngạch có chiều hướng giảm. Tất nhiên, trong kinh doanh thì nguyên lý “thuyền lên nước lên” là lẽ đương nhiên nhưng về mặt chủ quan công ty còn nhiều khó khăn, trong đó tập trung nhất là công tác phòng chống rủi ro, dự báo tình hình và xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh dài hạn chưa được quan tâm đúng mức.
V. PHƯƠNG HƯỚNG SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦACÔNG TY TỪ 2011 –2013 CÔNG TY TỪ 2011 –2013
1. Mục tiêu tổng quát:
Công ty đề ra mục tiêu là cố gắng đạt tốc độ tăng tổng doanh thu > 10% Và lợi nhuận năm sau tăng hơn năm trước khoảng 10%. Cụ thể xemBảng 1.1sau:
Bảng 1.1: Kế hoạch SXKD đến năm 2013
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Doanh thu Triệu đồng 230.000 260.000 300.000
2 Kim ngạch
XNK USD 12.000.000 14.000.000 16.000.000
- Kim ngạch XK USD 8.000.000 9.000.000 10.000.000 - Kim ngạch NK USD 4..000.000 5.000.000 6.000.000
3 Lợi nhuận Triệu đồng 6.600 6.800 7.000
4 Thu nhập bình quân
Nghìn
đồng/người/tháng 2.700 2.800 2.900
(Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường công ty)
2. Mục tiêu cụ thể:
Trong những năm tới, Công ty có kế hoạch đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để giữ các khách hàng truyền thống, tạo dựng thương hiệu, duy trì thị trường hiện có và mở rộng những thị trường mới như Châu Phi, Châu Mỹ …. Bên cạnh đó, công ty không ngừng tìm kiếm thêm các thị trường cung cấp gỗ chất lượng cao và nguồn cung dồi dào như thị trường Châu Phi (Nam Phi, Togo, Papua New Guine, Cottarica …), Châu Mỹ (Uruguay, Brazil …).
Ngoài ra, Công ty cũng đề ra mục tiêu mở rộng thị trường đầu ra cả trong và ngoài nước, đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh nhằm tăng lợinhuận cho Công ty. Mặt khác, Công ty sẽ chú trọng hơn nữa vào phát triển nguồn nhân lực và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên.
CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY CHẾ KHEN THƯỞNG
VÀ KỶ LUẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU LÂM SẢN SÀI GÒN
I. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY CHẾ ĐÁNH GIÁ THI ĐUAKHEN THƯỞNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHEN THƯỞNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU LÂM SẢN SÀI GÒN
1. Giới thiệu về Quy chế đánh giá thi đua khen thưởng
1.1. Thời gian và đối tượng đánh giá1.1.1. Thời gian đánh giá 1.1.1. Thời gian đánh giá
Công tác đánh giá được tổ chức tại từng phòng ban, xí nghiệp mỗi quý một lần, đây là căn cứ cho việc tổng hợp nhằm xếp loại và khen thưởng cuối năm cho CBCNV. Thời gian đánh giá được thực hiện trong mỗi quý.
1.1.2.Đối tượng được đánh giá và không được đánhgiá
٠CBCNV có thời gian làm việc tại Công ty đạt tối thiểu 85% trên tổng thời gian làm việc của quý.
٠CBCNV có thời gian làm việc ít hơn 85% trên tổng thời gian làm việc của quý vì lý do nghỉ hộ sản theo chế độ quy định, CBCNV bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bệnh dài ngày được điều trị có đầy đủ chứng từ hợp lệ theo quy định của Công ty.
٠CBCNV đã nghỉ việcthì khôngđược đánh giá thi đua. 1.2. Tiêu chuẩn xét khen thưởng
1.2.1. Chất lượng công việc:Chỉ tiêu này dùng để đánh giá năng suất, mức độ hoàn thành công việc của CBCNV. Đối với CBCNV của bộ phận trực tiếp sản xuất, chỉ tiêu này được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất so với kế hoạch, chất lượng đãđặt ra. Đối với CBCNV công tác tại bộ phận quản lý và phục vụ, chỉ tiêu này thể hiện mức độ gópphần tạo ra sản phẩm đúng kế hoạch và đạt yêu cầu. Chỉ tiêu này được chia thành 3 loại:
٠Loại 1: Hoàn thành vượt mức kế hoạch công việc được giao ٠Loại 2: Hoàn thành kế hoạch công việc được giao
٠Loại 3: Không hoàn thành kế hoạch công việc được giao
1.2.2. Chấp hành tốt kỷ luật lao động: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá ý thức của mỗi CBCNV. Có thường đi muộn về sớm, bỏ vị trí công tác vì lý do nàođó ảnh hưởng đến công việc chung của tổ hay phân xưởng không.Chỉ tiêu này được phân thành 3 loại:
٠Loại 1: Có tinh thần trách nhiệm trong công việc
.
٠Loại 3: Thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc.
1.2.3. Tiết kiệm vật tư, nhiên liệu và đảm bảo an toàn lao động: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá ý thức, trách nhiệm cũng như sáng kiến cải tạo công việc để tiết kiệm được vật liệu và an toàn lao động con người, máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất. Đây là chỉ tiêu khó đo lường được bằng kết quả thực tế. Vì vậy phải dựa vào ý kiến đánh giá, nhận xét của tập thể để đánh giá vấn đề này. Chỉ tiêu được phân loại như sau:
٠Loại 1: Luôn có trách nhiệm trong việc tiết kiệm vật tư, nhiên liệu và đảm bảo an toàn trong sản xuất
٠Loại 2: Thiếu tinh thần trách nhiệm, gây lảng phí vật tư, nhân lực trong quá trình sản xuất
٠Loại 3: Thiếu tinh thần trách nhiệm, làm hỏng máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất
1.2.4. Quan hệ CBCNV trong công việc: Chỉ tiêu này đánh giá tư cách, phẩm chất, đạo đức của mỗi CBCNV. Đây là một chỉ tiêu khó lượng hóa, do đó phải căn cứ vào ý kiến đánh giá của CBCNV trong cùng Công ty. Chỉ tiêu này được phân làm ba loại như sau:
٠Loại 1: Luôn có ý thức hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, hòađồng với tập thể ٠Loại 2: Luôn có ý thức hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, nhưng làm việc cô lập và không muốn xích mích với ai.
٠Loại 3: Thường xuyên gây mất đoàn kết trong tập thể, làmảnh hưởng xấu tới công việc của mọi người.
1.2.5. Trách nhiệm quản lý: Chỉ tiêu này áp dụng cho bộ phận quản lý gồm Ban Giám đốc, Trưởng phòng Công ty, Giámđốc Xí nghiệp,Quản đốc và Phó Quản đốc phân xưởng. Chỉ tiêu này được phân thành 3 loại như sau:
٠Loại 1: Luôn hoàn thiện công việc quản lý, có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, lắng nghe ý kiến của CBCNV, tiếp thu, tồng hợp và lựa chọn những phương hướng kinh doanh có thểtạo lợi nhuận cho Công ty.
٠Loại 2: Trách nhiệm đối với Công ty chưa cao, bằng lòng với kết quả của hiện tại, chưa năng động và cố gắng để đưa Công ty phát triển.
٠Loại 3: Không có những phương án tốt, hoặc đưa ra những phương án kinh doanh chưa hợp lý ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty.
Nhìn chung trong điều kiện làm việc với môi trường cởi mở, mọi người đều thấy phấn khởi, vui vẻ tin tưởng lẫn nhau. Điều đó giúp họ làm việc hăng say, có thể nâng cao năng suất lao động, chất lượng công việc, từ đó công việc được hoàn thành sớm hơn. Vì vậy cần phải tạo ra được sự hòađồng trong môi trường làm việc để có thể giúp mỗi CBCNV phát huy tối đa khả năng của mình. Dođó, việc tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp là vấn đề cần được quan tâm, vì trong một tập thể có người giỏi, người có kinh nghiệm và người mới vào cần học hỏi. Đặc biệt, cần loại bỏ những người hay nói xấu làm ảnh hưởng tới môi trường làm việc, từ đó ảnh hưởng đến công việc. Từ các chỉ tiêu đánh giá trên, có thể lập bảng chấm điểm CBCNV và xếp loại cho các chỉ tiêu như sau:
Đối với CBCNV thực hiện theo bảng tiêu chuẩn đánh giá sau:
STT Chỉ tiêu đánh giá Loại 1 Loại 2 Loại 3
1 Chất lượng công việc 35 30 25
2 Chấp hành tốt kỷ luật lao động 25 20 15 3 Tiết kiệm vật tư, nhiên liệu,
bảo đảm an toàn lao động 20 15 10
4 Quan hệ CBCNV trong cviệc 20 15 10
100 80 60
Đối với cán bộ quản lý thực hiện theo bảng tiêu chuẩn đánh giá sau:
STT Chỉ tiêu đánh giá Loại 1 Loại 2 Loại 3
1 Chất lượng công việc 35 30 25
2 Chấp hành tốt kỷ luật lao động 25 20 15 3 Tiết kiệm vật tư, nhiên liệu,
bảo đảm an toàn lao động 20 15 10
4 Quan hệ CBCNV trong cviệc 20 15 10
5 Trách nhiệm quản lý 35 30 25
135 110 85
1.3. Xếp loại đánh giá hàng quý và cuối năm 1.3.1. Xếp loại đánh giá hàng quý
Trên cơ sở bảng điểmcủa mỗi cá nhân, bộ phận Nhân sự của Phòng Tổ chức Hành chính tiến hành phân loại đối tượng để xét thưởng như sau:
٠Đối với nhân viên:
Loại xuất sắc:đạt100điểm trở lên Loại A:đạt từ90 - 99điểm
Loại B:đạt từ65 - 89điểm Loại C:đạt từ dưới 64 điểm ٠Đối với cán bộ quản lý:
Loại xuất sắc:đạt135điểm trở lên Loại A:đạt từ125 - 134điểm Loại B:đạt từ90 - 124điểm Loại C:đạt từ dưới 90điểm
.
Đối với trường hợp nghỉ thai sản thì quý nghỉ thai sản sẽ được xếp loại B. 1.3.2. Xếp loại đánh giá cả năm
Tổng hợp xếp loại khen thưởng cả năm dựa trên kết quả xếp loại hàng quý, cụ thể như sau:
٠Loại xuất sắc:
Các trường hợp khen thưởng CBCNV đạt loại xuất sắc do Trưởng đơn vị đề xuất và được Hội đồng xét duyệt khen thưởng của Công ty quyết định cuối cùng.
Tiêu chí để các đơn vị đề xuất cá nhân xuất sắc là: - Làm việc đủ 12 tháng
-Đạt ít nhấtmộtquý xuất sắc và các quý còn lại xếp loại A trở lên; - Không bị bất cứ hình thức kỷ luật nào;
-Gương mẫu đi đầu về đạo đức, tác phong và trong mọi công việc; - Hoànthành vượt mức kế hoạch công việc được giao.
٠Loại A
- Làm việc đủ 12 tháng
-Đạtít nhất 3 quý loại Avà 1 quý loạiB ٠Loại B
- Làm việc đủ9 tháng trở lên
-Đạt ít nhất 1 quý xuất sắc + 1 quý loại A + thời gian còn lại B
- Hoặc đạt2 quý A + thời giancòn lại Bhoặc làm việc đạt B ( trở lên) - Không bị kỷ luật cảnh cáo
٠Loại C
- Làm việc đủ 6 tháng trở lên
-Đạt1 ít nhất quý B+ còn lại đạt loại C trở lên hoặc đạt loại C trở lên 1.4. Phương thức thực hiện
1.4.1. Hội đồng xét duyệt
Hội đồng xét duyệt Công ty bao gồm: Ban Tổng giám đốc; Giám đốc Xí nghiệp; Trưởng các phòng ban; Chủ tịch Công đoàn; Bí thư Đảng Ủy và Đoàn Thanh niên Công ty.
Hội đồng xét duyệt tại Xí nghiệpbao gồm: Giám đốc; Trưởng cácphòng ban; Chủ tịch Công đoàn; Bí thư chi bộ và Bíthư Đoàn Thanh niên Xí nghiệp.
Hội đồng xét duyệt của Công ty chịu trách nhiệm triển khai theo dõi thực hiện công tác đánh giá khen thưởngvà kỷ luật củatoàn Công ty.
Các cuộc họp đánh giá bình xét đều phải lập thành biên bản có đầy đủ chữ ký của các thành viên. Hồ sơ xét duyệt phải được lưu trữ tạibộ phận nhân sự Phòng Tổ chức Hành chính Công ty.
1.4.2. Quy trình thực hiện
Tiêu chuẩn chất lượng công việc được xem là một tiêu chuẩn trọng tâm trong việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc của mỗiCBCNV vàđược tính điểm dựa trên bảng mô tả công việc của mỗi CBCNV, đối với CBCNV trực tiếp sản xuất dựa vào mức độ hoàn thành sản phẩm đúng quy định và vấn đề chất lượng là ưu tiên hàng đầu thông qua đội ngũ KCS và SGS của Công ty.
Tiêu chuẩnchấp hành tốt kỷ luật lao động cũng được xem là một tiêu chí quan trọng vì chỉ tiêu này dùng để đánh giá ý thức kỷ luật của mỗi cá nhân thể hiện ở việc có tinh thần trách nhiệm hay có quan tâm đến công việc không, có thực hiện ngày công đầy đủ và có đi muộn về sớm, bỏ vị trí công tác vì lý do nào đó ảnh