SẢN SÀI GÒN.
1. Nội dung quy trình xử lý kỷ luật
X ử l ý n ộ i b ộ v à t ại đ B á o c á o Phát hiện/ tiếp nhận
và báo cáo thông tin
Thu thập chứng cứ vi phạm Tổng Giám Đốc Triệu tập họp, xử lý kỷ luật Ra quyết định Xử lý vi phạm T i ếp t ục x ử l ý (c ấp c ô n tg y ) Đóng và lưu hồ sơ Xử lý thông tin
2. Phương thức thực hiện
2.1. Hội đồng kỷ luật
Hội đồng kỷ luậtCông ty bao gồm: Ban TổngGiám đốc; Giám đốcXí nghiệp; TrưởngPhòng Tổ chức Hành chính; Chủ tịch Công đoàn; Bí thư Đảng Ủy và Bí thư Đoàn Thanh niên Công ty.
Hội đồng kỷ luật tại Xí nghiệp bao gồm: Giám đốc Xí nghiệp; Trưởng phòng Tổ chức Hành chính; Chủ tịch Công đoàn; Bí thư chi bộ và Bí thư Đoàn Thanh niên Xí nghiệp.
Bộ phận Nhân sự của Phòng Tổ chức Hành chính Công ty có trách nhiệm tổng hợp tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và chịu trách nhiệm triển khai theo dõi thực hiệncác kết luận củaHội đồng kỷ luật.
Các cuộc họpvề việc xử lý kỷ luật đều phải lập thành biên bản có đầy đủ chữ ký của các thành viên. Hồ sơ được lưu trữ tại bộ phận Nhân sự Phòng Tổ chức Hành chính Công ty.
2.2. Phát hiện/tiếp nhận và xử lý thông tin
Khi nhân viên phát hiện thông tin về hành vi có dấu hiệu vi phạm thì phải báo cáo cho Trưởng đơn vị, Trưởng đơn vị có trách nhiệm tiếp nhận hoặc trực tiếp phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm thì phải báo cáo về bộ phận Nhân sự Phòng Tổ chức Hành chính Công ty. Bộ phận Nhân sự Phòng Tổ chức Hành chính tiếp nhận thông tin, xác minh làm rõ thông tin do Trưởng các đơn vị báo cáo, tổng hợp trình Tổng Giám đốclà Chủ tịch Hội đồng Kỷ luật.
Trên cơ sở thông tin do bộ phận Nhân sự Phòng Tổ chức Hành chính Công ty báo cáo, Tổng Giám đốc xem xét, quyết định tiếp tục xử lý hành vi có dấu hiệu vi phạm hoặc không tiếp tục xử lý hành vi có dấu hiệu vi phạm, cụ thể như sau:
-Trường hợp Tổng Giám đốc quyết định tiếp tục xử lý hành vi có dấu hiệu vi phạm, Tổng Giám đốc giao cho Phòng Tổ chức Hành chính hoặc Trưởng đơn vị đơn vị thực hiện việc thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến hành vi có dấu hiệu vi phạm.
- Trường hợp Tổng Giám đốc quyết định không tiếp tục xử lý hành vi có dấu hiệu vi phạm, Tổng Giám đốc thông báo nội dung, lý do không tiếp tục xử lý hành vi có dấu hiệu vị phạm.
Khi nhận được thông báo của Tổng Giám đốc về việc không tiếp tục xử lý hành vi có dấu hiệu vi phạm, Phòng Tổ chức Hành chính có trách nhiệm thông báo đến các đơn vị có liên quan để lưu hồ sơ.
2.3. Nguyên tắc xử lý vi phạm kỷ luật lao động
Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật lao động chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Khi một CBCNV có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động đồng thời thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm nội quy lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hay khả năng điều khiển hành vi của mình.
.
Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, nhân phẩm của CBCNV khi xử lý vi phạm kỷ luật lao động và cấm dùng hình thức phạt tiền, cúp lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động.
2.4. Thời hiệu xử lý vi phạm kỷ luật lao động
Thời hiệu xử lý vi phạm kỷ luật lao động: tối đa là ba tháng, kể từ ngày xảy ra hoặc phát hiện ra vi phạm. Trường hợp hành vi vi phạm cóliên quan đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh của Công ty thì thời hiệu xử lý kỷ luật tối đa là sáu tháng.
Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng, nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động
b) Nghỉ tạm giam, tạm giữ, đình chỉ công việc chờ kết quả của cơ quan điều tra có thẩm quyền
c) Người lao động nữ có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Người lao động nam phải nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Khi hết thời gian hạn chế xử lý vi phạm kỷ luật lao động , mà thời hiệu xử lý vi phạm kỷ luật đã hết thìđược kéo dài thời hiệu để xem xét xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 30 ngày đối với trường hợp (a), (b), tối đa không quá 60 ngày đối với trường hợp (c) kể từ ngày hết thời hiệu xử lý kỷ luật.
3. Hình thức và biện pháp xử lývi phạmkỷ luật
3.1. Hình thức xử lývi phạm kỷ luật
٠Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối vớiCBCNV vi phạm kỷ luật lần đầu ở mức độ nhẹ, tương ứng các điều khoản 33, 34 của bản Nội quy lao động;
٠Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối vớiCBCNV vi phạm kỷluật đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách mà tái phạm; hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng khuyết điểm có tính chất thường xuyên; hoặc tuy mới vi phạm lần đầu nhưng có tính chất tương đối nghiêm trọng, tương ứng các điều khoản 34, 35 của bản Nội quy lao động;
٠Hình thức kỷ luật cánh cáo nghiêm trọng áp dụng đối với CBCNV vi phạm kỷ luật đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thứccảnh cáo tương ứng các điều khoản 36, 37 và 38 của bản nội quy lao động nhưng tái phạm mà chưa đến mức phải áp dụng các biện pháp sa thải.
٠Hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với CBCNV vi phạm kỷ luật đã bị xử lý kỷ luật bằnghình thức cảnh cáo mà tái phạm, tương ứng các điều khoản 38, 39 của bảnNội quy lao động;
٠Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ áp dụng trong những trường hợp sau đây: - CBCNV có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của Công ty;
- CBCNV bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;
- Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chínhđáng.
Tham chiếu với Quy chế khen thưởng- kỷ luật của Công ty, hiện nay Công ty đang áp dụng các biện pháp kỷ luật bằng văn bản với hình thứctrừ điểm theo từng cấp độ như sau: STT Hình thức kỷ luật Tương ứng số điểm bị trừ 1 Hình thức khiển trách 20 2 Hình thức cảnh cáo 30 3 Hình thức cảnh cáo nghiêm trọng 40
Ví dụ: trường hợp của Ông Đoàn Văn A – Phó Phòng Kế hoạch Thị trường Công ty vi phạm Nội quy lao động về việc chấp hành thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, liên tục ra ngoài Công ty giữa giờ mà không báo cáo với Trưởng phòng, sử dụngthời gian làm việc công ty làm việc riêng, đã bị kỷ luật nhắc nhở và trừ 20 điểm trong 2 quý liên tiếp nhưng quý thứ 3 vẫn tiếp tục vi phạm thì áp dụng hình thức kỷ luậtcảnh cáo nghiêm trọng là cách chức trừ 40 điểmchuyển làm nhân viên thị trường của Phòng Kế hoạch Thị trường Công ty.
Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với CBCNV giữ chức vụ vi phạm kỷ luật tương đốinghiêm trọng, đã nhắc nhở nhiều lần nhưng không khắc phục.
3.2. Biện pháp xử lý kỷ luật
3.2.1. Biện pháp hạn chế xét thưởng
Đến hết năm Dương lịch, phòng Tổ chức Hành chính có trách nhiệm tổng hợp vi phạm của CBCNV toàn Công ty. Đối với CBCNV mà hành vi vi phạm vẫn chưa xử lý hết trong năm đó (năm Dương lịch) sẽ xử lý như sau:
- Chỉ xét được thưởng 90% tổng số tiền thưởng đối với CBCNV mà vi phạm đối với trường hợp khiển trách 02 lần/năm.
- Chỉ xét được thưởng 80% tổng số tiền thưởng đối với CBCNV mà vi phạm đối với trường hợp khiển trách 02lần/năm và trường hợp cảnh cáo 01 lần/năm.
-Các trường hợp còn lại có số vi phạm cao hơn thì chỉ đượcthưởng 70% tổng số thưởng
Nhữngvi phạm kỷ luật trên đây được xem là một trong những căn cứ để xác định mức tăng lương cho năm sau.
. 3.2.2. Xử lý trách nhiệm vật chất:
Viêc xem xét quyết định bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế. Khi quyết định bồi thường cần xét đến thực trạng hoàn cảnh gia đình, nhân thân và tài sảnCBCNV.
Các trường hợp được coi là bất khả kháng bao gồm: thiên tai, hỏa hoạn. Các trường hợp khác do người sử dụng lao động quy định vào Nội quy lao động
CBCNV có quyền được biết lý do mọi khoản khoản khấu trừ vào tiền lương của mình. Trước khi tiến hành khấu trừ lương của người lao động, người sử dụng lao động phải thảo luận với Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trường hợp khấu trừ cũng không được khấu trừ quá30% tiền lương hàng tháng.
CBCNV làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản Công ty thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về thiệt hại đã gây ra. Nếu gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất, thì phải bồi thường thiệt hại nhiều nhất ba tháng lương và bị khấu trừ dần vào lương (mứcthiệt hại được coi là không nghiêm trọng là mức thiệt hại gây ra dưới năm triệu đồng).
CBCNV làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì tùy trường hợp phải bồi thường thiệt hại một phần hay toàn bộ theo giá thị trường; trong trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường thiệt hại theo hợp đồng trách nhiệm; trong trường hợp bất khả kháng thì không phải bồi thường.
Khi cơ quan có thẩm quyền kết luận về quyết định xử lýkỷ luậtcủaCông ty là sai, thì Công ty phải hủy bỏ quyết định đó, xin lỗi công khai, khôi phục danh dự và quyền lợi vật chất cho người lao động.
Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất : Công ty có trách nhiệm cụ thể hóa từng loại hành vi vi phạm, mức độvi phạm; các hình thức xử lý kỷ luật lao động, xác định các loại trách nhiệm vật chất, mức độ thiệt hại, phương thức bồi thường phảiphù hợp với đặc điểm của đơn vị , với thỏa ước lao động tập thể và không trái pháp luật.
III. CÔNG TÁC KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT NĂM 2010 1. Đánh giá công tác khen thưởng năm 2010
Năm 2010 vừa qua, do ảnh hưởng nhiều nền kinh tế Việt Nam, Công ty hoạt động không ổn định, tốc độ phát triển các chỉ tiêu không đồng đều. Tuy nhiên thu nhập bình quân của người lao động vẫn tăng theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2009 tăng 23% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 14% so với năm 2009. Công ty luôn luôn chú trọng đến công tác khen thưởng và mức thu nhập ổn định nhằm đảm bảo cuộc sống choCBCNV.
BẢNG TỔNG HỢP NĂNG SUẤT 2010 CỦA XN. LONG BÌNH TÂN
Loại xuất
sắc Loại A Loại B Loại C
Thưởng tại Xí nghiệp (người) 115 75 94
Đề xuất khen thưởngcấp
Công ty (người) 14
Mức thưởng (đồng/người) 1.000.000 700.000 300.000
(Nguồn:Bộ phận Nhân sự- Phòng Tổ chức Hành chính XN. Long Bình Tân)
BẢNG TỔNG HỢP NĂNG SUẤT 2010 CỦA XN. MỸ NGUYÊN
Loại xuất
sắc Loại A Loại B Loại C
Thưởng tại Xí nghiệp (người) 361 115 102
Đề xuất khen thưởngcấp
Công ty (người) 30
Mức thưởng (đồng/người) 500.000 400.000 200.000
(Nguồn:Bộ phận Nhân sự- Phòng Tổ chức Hành chính XN. Mỹ Nguyên)
BẢNG TỔNG HỢP NĂNG SUẤT 2010 TOÀN CÔNG TY
Loại xuất
sắc Loại A Loại B Loại C
Văn phòng Công ty 8 35 3
XN. Long Bình Tân 14
XN. Mỹ Nguyên 30
Mức thưởng (đồng/người) 4.000.000 3.000.000 2.000.000
(Nguồn: Bộ phận Nhân sự- Phòng Tổ chức Hành chínhVăn phòng Công ty)
Thông qua bảng tổng hợp năng suất 2010 của Công ty ta thấy rằng mức thưởng năng suất cho người lao động tương đối cao, ngoài mức thưởng cố định tháng lương thứ 13 khi kết thúc năm Dương lịch, Công ty còn chi thêm một khoản
.
chi phí khá lớn để thưởng năng suất cho CBCNV nhằm tạo động lực cũng như đảm bảo cuộc sống cho CBCNV. Tuy nhiên, mức thưởng ở mỗi đơn vị chênh lệch nhau nhiều và chưa có sự phân biệt giữa các cấp quản lý hay lao động trực tiếp.
Không chỉ áp dụng hình thức khen thưởng thông qua đánh giá năng suất lao động của CBCNV, Công ty còn tổ chức “thưởng nóng” cho những CBCNV có những thành tích tích nổi bật đem lại những “tiềm năng lớn” cho Công ty. Điển hình là trường hợp của chị Nguyễn Hải An – Trưởng phòng KHTT được Công ty thưởng một chuyến du lịch một tuần tại Thái Lan khi mang được đơn hàng tiềm năng về cho Công ty. Phần thưởng ấy như là một sự đền đáp của CBCNV xứng đáng đã không ngừng nỗ lực vì sự phát triển của Công ty.
2. Đánh giá công tác kỷ luật năm 2010
Trong năm qua CBCNV Công ty thực hiện tương đối nghiêm túc nội quy, quy chế của Công ty đề ra nên các trường hợp vi phạm kỷ luật lao động thấp, giảm so với năm 2009. BẢNG TỔNG HỢP VI PHẠM KỶ LUẬT TOÀN CÔNG TY Hình thức Số vụ năm 2009 Số vụ năm 2010 So sánh 2 năm Khiển trách 58 42 72% Cảnh cáo 17 13 76% Cảnh cáo nghiêm trọng 17 11 64% Hạ bậc lương 7 5 71% Sa thải 72 98 136%
Thông qua bảng tổng hợpvi phạm kỷ luậtcủa Công ty ta thấy rằng mức độ vi phạm kỷ luật năm 2010 so với năm 2009 giảm đáng kể đối với tất cả các hình thức kỷ luật, chỉ duy nhất hình thức kỷ luật sa thải tăng 36% so với năm 2009. Hình thức sa thải đối với CBCNV chủ yếu vi phạm vào điểm c, khoản 1, điều 85 của Bộ Luật Loa động và tập trung vào thời gian sau Tết, lao động trực tiếp về quê nghỉ Tết và không trở lại làm việc cộng với các yếu tố về chế độ lương chưa thực sự tương xứng đối với một số CBCNV.
IV. KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHÂN VIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN SẢNXUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU LÂM SẢN SÀI GÒN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU LÂM SẢN SÀI GÒN
Tiến hành khảo sát 200 CBCNVcông tác tại Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Lâm sản Sài Gòn tôi thu nhận được kết quả như sau:
Bảng 1.1: Kết quảkhảo sát thông tin chung của CBCNV Chỉtiêu Khối trực tiếp Tỉlệ% Khối gián tiếp Tỉlệ% Tổng (người) Số lượng khảo sát (CBCNV) 146 73% 54 27% 200 Thời gian đã làm việc 146 100% 54 100% 200 Dưới 6 tháng 6 4.1% 3 5.6% 9 6 tháng dưới 1 năm 14 9.6% 3 5.6% 17
1 năm dưới 3 năm 98 67.1% 21 38.9% 119
3 năm dưới 5 năm 24 16.4% 11 20.4% 35
5 năm đến 10 năm 2 1.4% 11 20.4% 13 10 năm trởlên 2 1.4% 5 9.3% 7 Giới tính 146 100% 54 100% 200 Nam 76 52.1% 17 31.5% 93 Nữ 70 47.9% 37 68.5% 107 Trìnhđộhọc vấn 146 100% 54 100% 200 THCS 45 30.8% 0 0.0% 45 THPT 79 54.1% 18 33.3% 97 Trung cấp nghề 17 11.6% 18 33.3% 35 Cao đẳng 4 2.7% 9 16.7% 13 Đại học 1 0.7% 7 13.0% 8 Trên đại học 0.0% 2 3.7% 2 Thu nhập bình quân hiện tại 146 100% 54 100% 200