KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHÂN VIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ

Một phần của tài liệu Thực trạng thực hiện quy chế khen thưởng và kỷ luật tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu Lâm sản Sài Gòn (Trang 48)

XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU LÂM SẢN SÀI GÒN

Tiến hành khảo sát 200 CBCNVcông tác tại Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Lâm sản Sài Gòn tôi thu nhận được kết quả như sau:

Bảng 1.1: Kết quảkhảo sát thông tin chung của CBCNV Chỉtiêu Khối trực tiếp Tỉlệ% Khối gián tiếp Tỉlệ% Tổng (người) Số lượng khảo sát (CBCNV) 146 73% 54 27% 200 Thời gian đã làm việc 146 100% 54 100% 200 Dưới 6 tháng 6 4.1% 3 5.6% 9 6 tháng dưới 1 năm 14 9.6% 3 5.6% 17

1 năm dưới 3 năm 98 67.1% 21 38.9% 119

3 năm dưới 5 năm 24 16.4% 11 20.4% 35

5 năm đến 10 năm 2 1.4% 11 20.4% 13 10 năm trởlên 2 1.4% 5 9.3% 7 Giới tính 146 100% 54 100% 200 Nam 76 52.1% 17 31.5% 93 Nữ 70 47.9% 37 68.5% 107 Trìnhđộhọc vấn 146 100% 54 100% 200 THCS 45 30.8% 0 0.0% 45 THPT 79 54.1% 18 33.3% 97 Trung cấp nghề 17 11.6% 18 33.3% 35 Cao đẳng 4 2.7% 9 16.7% 13 Đại học 1 0.7% 7 13.0% 8 Trên đại học 0.0% 2 3.7% 2 Thu nhập bình quân hiện tại 146 100% 54 100% 200

Từ1.5 triệu đến dưới 2.5 triệu 49 33.6% 6 11.1% 55 Từ2.5 triệu đến dưới 4 triệu 74 50.7% 14 25.9% 88 Từ4 triệu đến dưới 6 triệu 19 13.0% 18 33.3% 37

Từ6 triệu đến dưới 10 triệu 4 2.7% 9 16.7% 13

.

Khối lượng công việc được giao

146 100% 54 100% 200

Vừa sức 78 53.4% 42 77.8% 120

Quá tải 19 13.0% 4 7.4% 23

Muốn nhiều việc để tăng thu nhập 49 33.6% 8 14.8% 57

Công việc hiện nay

so với chuyên môn 146 100% 54 100% 200

Phù hợp với khả năng 103 94.5% 38 70.4% 141

Trái ngành 43 5.5% 16 29.6% 59

Thông qua kết quả khảo sát thông tin chung của CBCNV được chọn từ 200 CBCNV được phỏng vấn ngẫu nhiên có chọn lọc cho thấy có 146 CBCNV thuộc khối trực tiếp chiếm tỷ lệ 73% và 55 CBCNV thuộc khối gián tiếp chiếm tỷ lệ27% tổng sốCBCNV tham gia khảo sát.

1.1. Cơ cấu CBCNV tham gia khảo sát theo thời gian làm việc

Để thuận tiện trong việc đánh giákết quả, tôi đã chia thời gian làm việc thành 6 nhóm như sau: dưới 6 tháng, từ 6 tháng dưới 1 năm, từ 1 năm dưới 3 năm, từ 3 năm dưới 5 năm, từ 5 năm đến 10 năm và 10 năm trởlên. Kết quảkhảo sát cho thấy:

٠Khối trực tiếp: SốCBCNV chủyếu có thời gian làm việc từ 1 năm đến dưới 3 năm có 98 CBCNV chiếm 67,1%, một điều cho thấy rằng Công ty quan tâm nhiều quyền lợi của CBCNV, sau thời gian học việc hoặc thử việc Công ty ký hợp đồng chính thức cho CBCNV để được hưởng các quyền lợi như tham gia chế độBHXH, BHYT, chế độ phúc lợi của Công ty. Bên cạnh đó, số CBCNV làm việc từ 5 năm đến 10 năm và 10 năm trởlên chỉ chiếm 1,4% cho thấy rằng CBCNV vẫn chưa gắn bó nhiều với Công ty và một phần là do đặc thù làm việc ngành gỗ mức thu nhập vẫn chưa cao và chưa thực sự cạnh tranh so với các ngành khác nên CBCNV làm một thời gian có xu hướng chuyển việc nhiều.

٠Khối gián tiếp: Số CBCNV tập trung chủ yếu ở thời gian từ 1 năm dưới 3 năm chiếm 38,9% và có thời gian từ 3 năm đến dưới 5 năm; từ 5 năm đến dưới 10 năm chiếm 20,4% cho thấy rằng mức độgắn bó với Công ty của CBCNVtương đối cao điều đó chứng minh rằng Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Lâm sản Sài Gòn đã thực sựtạo được những giá trịniềm tin nhất định đối với CBCNV Công ty, xétở góc độvật chất (lương, thưởng, …)cũng như phi vật chất (môi trường làm việc, chính sách phúc lợi, quan hệ đồng nghiệp….).

1.2. Cơ cấu CBCNV tham gia khảo sát theo giới tính

٠Ở khối trực tiếp do tính chất công việc tương đối nặng nhọc và có một số khâu sản xuất mang tính nguy hiểm và độc hại cao nên số CBCNV nam caohơn so với CBCNV nữ. Cụ thể CBCNV nam là 76 người chiếm 52,1%. Tuy nhiên, do ngành nghề Công ty là chuyên sản xuất bàn ghế gỗ cũng cần nhiều sựcần mẫn của phụ nữ trong các khâu chà nhám, nên CBCNV nữ cũng chiếm đáng kể là 70 nữ chiếm 47,9%.

٠Ở khối gián tiếp có sự chênh lệch về giới tính tương đối cao hơn so với bộ phận trực tiếp. Nguyên nhân là làm việc tại bộphận Văn phòng đa sốlà CBCNV nữ tập trung nhiều ở bộphận Nhân sự, Hành chính, Kếtoán, Thị trường các công việc cần mức độ cẩn thận và tỉ mỉ của nữ. Do vậy số CBCNV nữ là 37 CBCNV chiếm 68,5% và nam chỉcó 17 CBCNV chiếm 31,5%.

1.3. Cơ cấu CBCNV tham gia khảo sát theo trìnhđộhọc vấn

٠Khối trực tiếp: Đa sốlà công nhân trực tiếp sản xuất nên chủ yếu trìnhđộ văn hóa THCS là 45 người chiếm 30,8% và THPT có 79 người chiếm 54,1%. Còn lại là Cao đẳng và Đại học chiếm tỷlệrất ít.

٠Khối gián tiếp: Chủ yếu làm việc tại khối Văn phòng nên chủ yếu đã tốt nghiệp Trung cấp nghề, Cao đẳng, Đại học và Trên Đại học chiếm đa số. Tuy nhiên ởkhối gián tiếp vẫn chiếm tỷlệ33,3% CBCNV có trìnhđộTHPT, số lượng này chủ yếu tập trungởbộphận bảo vệ, bảo vệkho, tạp vụvà lái xe.

1.4. Cơ cấu CBCNV tham gia khảo sát theo thu nhập bình quân

٠Khối trực tiếp:Đa số CBCNV là lao động chân tay nên mức thu nhập vẫn còn thấp, hơn 50% số CBCNV có mức thu nhập từ 2,5 triệu đến dưới 4 triệu, với mức thu nhập này cũng đảm bảo được mức sống tối thiểu tại khu vực Đồng Nai và Bình Định. Tuy nhiên, vẫn còn một số lượng lớn CBCNV với mức thu nhập cụ thể là 49 người chiếm tỷ lệ 33,6%. Bên cạnh đó, mức thu nhập từ 4 triệu đến 6 triệu cũng chiếm 13% và từ6 triệu đến dưới 10 triệu chiếm tỷlệ2,7%. Nhìn chung, mức lương của Công ty so với các Công ty cùng ngành tương đối ổn nhưng Công ty nên chú trọng hơn nữa đến mức thu nhập trong khoảng 1,5 triệu đến dưới 2,5 triệu của người lao động.

٠Khối gián tiếp: Chủ yếu là lao động trí óc nên mức thu nhập cao hơn so với khối trực tiếp. Cụthểlà:

- Có 6 CBCNV có thu nhập từ1,5 triệu đến dưới 2,5 triệu chiếm 11,1%; - 14 CBCNV có mức thu nhập từ2,5 triệu đến dưới 4 triệu chiếm 25,9%; - 18 CBCNV có mức thu nhập từ4 triệu đến dưới 6 triệu chiếm 33,3%; - 9 CBCNV có mức thu nhập từ6 triệu đến dưới 10 triệu chiếm 16,7%; - 7 CBCNV có mức thu nhập trên 10 triệu chiếm 13%.

1.5. Cơ cấu CBCNV tham gia khảo sát theo khối lượng công việc đượcgiao giao

٠Khối trực tiếp: Ở tiêu chí được khảo sát này chiếm 53,4% cho rằng mức độ công việc hiện nay được giao vừa sức với bản thân nhưng có đến 13% CBCNV cho rằng mức độcông việc hiện nay quá nhiều, cấp quản lý trực tiếp nên có sựphân chia công việc cho hài hòa. Bên cạnh đó, có đến 33,6% người lao động muốn được làm việc nhiều hơn để tăng thu nhập, vì với mức thu nhập từ1,5 triệu đến dưới 2,5 triệu chưa thực sự đáp ứng đủcho nhu cầu cơ bản của 1 người/tháng.

٠Khối gián tiếp:Ở tiêu chí này khối gián tiếp đa sốhài lòng với mức độ công việc được giao chiếm đến 77,8%, chỉcó 7,4% cho rằng công việc hiện tại quá nhiều chủ yếu tập trung vào bộ phận kinh doanh, kế hoạch thị trường bị áp lực nhiều về

.

các chỉtiêu doanh thu cũng như lợi nhuận. Có đến 14,8% CBCNV tham gia khảo sát ởbộ phận gián tiếp muốn được làm thêm để tăng thu nhập, chỉ tiêu nàyđa sốlà các nhân viên mới được tiếp nhận công tác, nhân viên phục vụ.

1.6. Cơ cấu CBCNV tham gia khảo sát theo công việc hiện nay so vớichuyên môn chuyên môn

٠Khối trực tiếp:Có đến 94,5% CBCNV được khảo sát cho rằng công việc hiện tại phù hợp khả năng của mình, công việc ở bộ phận trực tiếp chủ yếu là lao động chân tay nên không cần nhiều chuyên môn, chỉ cần kinh nghiệm thực tế làm việc, đối với những CBCNV mới tuyển dụng nhưng chưa lành nghềsẽ được đào tạo cho phù hợp với công việc được giao.

٠Khối gián tiếp: Đa số là CBCNV đã được đào tạo qua các trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học và khi được tuyển dụng Công ty luôn bố trí công việc đúng với chuyên ngành đã được đào tạo chính vì vậy tỷ lệnày chiếm đến 70,4%; tuy nhiên vẫn cònđến 29,6% chưa làm việcđúng với chuyên ngành đãđược đào tạo chủyếu tập trungởbộphận Hành chính và kinh doanh của Công ty.

2. Đánh giá của nhân viên vềcác vấn đề được khảo sát

Khi nghiên cứu việc thực hiện Quy chế khen thưởng và kỷ luật tại Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Lâm sản Sài Gòn tôi quan tâm đến những vấn đề sau và kết quảcủa việc khảo sát là:

2.1. Đánh giá của CBCNV về chính sách khen thưởng hằng quý của Công ty

Bảng 2.1a: Kết quảkhảo sát về chính sách khen thưởng

Chỉtiêu Khối trực tiếp Tỉlệ% Khối gián tiếp Tỉlệ% Tổng (người) Ý kiến vềchính sách khen thưởng của Công ty 146 54 200 Hài lòng 32 21.9% 18 33.3% 50 Rất tốt 1 0.7% 0 0.0% 1 Không công bằng 28 19.2% 21 38.9% 49 Bình Thường 85 58.2% 15 27.8% 100

Thông qua kết quả khảo sát ta nhận thấy rằng vẫn còn khá nhiều CBCNV chưa hài lòng với kết quả khen thưởng hằng quý của Công ty, tỷ lệ ở bộ phận gián tiếp cho rằng chính sách thưởng vẫn chưa thực sự công bằng chiếm tỷ lệ 38,9% tương đối cao. Vấn đề khen thưởng là một vấn đề “nhạy cảm”, bộ phận phụ trách khen thưởng của Công ty phải thực sự hài hòa, phải là cầu nối giữa Ban Giám đốc Công ty với các đơn vị trực thuộc. Vấn đề khen thưởng nếu thực hiện một cách đúng đắn và có tổ chức có thể củng cố các nỗ lực dẫntới sự thành công của công ty và kết quả ngược lại khi việc khen thưởng không thỏa đáng sẽ gây sự không hài lòng cho những người đang mong chờ được khen thưởng và họ sẽ thấy thất vọng vào chính sách của Công ty sẽ ảnh hưởng nhiều đến năng suất cũng như kết quả làm việc của mỗi cá nhân và kết quả kinh doanh của Công ty giảm sút là điều chắc chắn.

Với tiêu chí “Trong quý vừa qua anh/chị được xét hệ số thành tích ở loại nào?”nhận được kết quả như sau:

Bảng 2.1b: Kết quảkhảo sát về chínhs ách khen thưởng

Chỉtiêu Khối

trực tiếp Tỉlệ% Khối

gián tiếp Tỉlệ% Tổng (người) Trong quý vừa qua anh/chị được

xét hệsốthành tíchởloại nào? 146 100.0% 54 100.0% 200

Xuất sắc 5 3.4% 3 5.6% 8

Loại A 98 67.1% 45 83.3% 143

Loại B 28 19.2% 6 11.1% 34

Loại C 15 10.3% 0 0.0% 15

Kết quả nhận thấy rằng đa số CBCNV đều xếp loại A, ở khối trực tiếp chiếm 67,1%; khối gián tiếp chiếm tỷ lệ 83,3%. Các CBCNV xếp loại B chủ yếu là chưa đủ thời gian công tác và chỉ một số ít bị vi phạm nội quy lao động Công ty (chiếm 4,5%) nên xếp vào loại B. Tuy nhiên, có sự chênh lệch ở loại xuất sắc giữa khối trực tiếp và khối gián tiếp tương đối cao, loại xuất sắc khối gián tiếp chiếm 5,5% tổng số nhưng ở khối trực tiếp chỉ chiếm 3,4% tổng số cho thấy rằng Công ty chưa quan tâm chế độ khen thưởng nhiều đến bộ phận trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Thiết nghĩ, Công ty cần có chính sách khen thưởng hợp lý, kịp thời đến khối lao động trực tiếp hơn vì khi có khen thưởng đúng người, đúng việc sẽ tạo động lực, sự hăng say trong công việc để từ đó tạo ra những sản phẩm chất lượng ra thị trường.

Bảng 2.1c: Kết quảkhảo sát vềchính sách khen thưởng Chỉtiêu Khối trực tiếp Khối gián tiếp Tổng (người) Nếu được thưởng anh/ chịthích

được thưởng như thếnào? 146 54 200

Bằng tiền mặt 144 48 192

Tăng lương 146 54 200

Thăng chức 77 32 109

Du lịch 45 42 87

Tuyên dương trước tập thể 65 17 82

Bằng khen 25 1 26

Theo kết quả khảo sát thì CBCNV thích thưởng bằng hình thức tăng lương (200/200) một con số tuyệt đối và thưởng bằng tiền mặt (192 người/200 người) cho thấy rằng CBCNV của Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Lâm sản Sài

.

Gòn muốn thỏa mãn nhu cầu hình thức vật chất trước để đảm bảo cuộc sống. Đây là nhu cầu cơ bản và mạnh nhất của con người. Ban Giám đốc Công ty và bộ phận Nhân sự cần lưu ý về vấn đề này.“Hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu của họ. Sự thỏa mãn nhu cầu làm hài lòng họ và khuyến khích họ hành động.”. Để “người lao động thực sự là nguồn sống của Công ty”, Công ty cần quan tâm hơn nữa công tác khen thưởng và động viên CBCNV thông qua kết quả khảo sát này.

2.2. Đánh giá của CBCNV vềchính sách kỷluật hằng quý của Công ty

Bảng 2.2a: Kết quảkhảo sát vềvấn đềkỷluật Chỉ tiêu Khối trực tiếp Tỉ lệ % Khối gián tiếp Tỉ lệ % Tổng (người) Ý kiến của anh/chị về hình

thứckỷ luật của công ty? 146 100.0% 54 100.0% 200

Hợp lý 65 44.5% 18 33.3% 83

Chưa hợp lý 42 28.8% 11 20.4% 53

Công bằng 28 19.2% 18 33.3% 46

Không công bằng 11 7.5% 7 13.0% 18

Với kết quảkhảo sát trên vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng các hình thức kỷluật mà Công ty áp dụng khi CBCNV có hành vi vi phạm chưa hợp lý và không công bằng, có 53 CBCNV cho rằng hình thức kỷluật Công ty áp dụngchưa hợp lý và 18 ý kiến là mức kỷ luật không công bằng. Thiết nghĩ, Ban Giám đốc cũng như Hội đồng xử lý kỷ luật Công ty chú trọng vấn đề này hơn nữa. Kỷ luật lao động công bằng còn tạo cho người lao động làm việc theo khuôn khổ, nội quy đặt ra và mỗi CBCNV thấy hài lòng với chính sách kỷ luật của Công ty và làm việc có hiệu quả hơn. Và qua đó, nâng cao năng suất, hiệu quả trong công việc, điều này luôn cần thiết cho sự phát triển củaCông ty.Như vậy, kỷ luật lao độngcông bằngcó thể nâng cao được uy tín cũng như thương hiệu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc hội nhập kinh tế quốc tế.

Bảng 2.2b: Kết quảkhảo sát vềvấn đềkỷluật Chỉ tiêu Khối trực tiếp Tỉ lệ % Khối gián tiếp Tỉ lệ % Tổng (người) Trong quý vừa qua anh/chị có

bịhình thức kỷ luật nào không? 146 100.0% 54 100.0% 200

Không có 115 78.8% 43 79.6% 158

Phê bình 18 12.3% 7 13.0% 25

Khiển trách 11 7.5% 2 3.7% 13

Nhìn vào kết quả khảo sát trên ta nhận thấy rằng CBCNV Công ty chấp hành tốt nội quy lao động của Công ty, ít có hành vi vi phạm kỷ luật. SốCBCNV có hành vi vi phạm trong quý qua đa sốtập trung vào sốCBCNV vừa được tuyển dụng, chưa nắm rõ các nội quy, quy chế của Công ty, Công ty cần lưuý vấn đềnày và bộphận tuyển dụng cần phổbiến rõ các vấn đề được Công ty quy định đểCBCNV mới chấp hành đúng nội quy của Công ty hơn nữa.

2.3. Đềxuất ý kiến của CBCNV đểhoàn thiện Quy chế khen thưởng và kỷ luật Công ty

Để hiểu được tâm tư và nguyện vọng của người lao động cũng như tìm ra các

Một phần của tài liệu Thực trạng thực hiện quy chế khen thưởng và kỷ luật tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu Lâm sản Sài Gòn (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)