3.2.5.1. Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ công ty cổ phần TMDV Thành Đạt
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp các thông tin bổ sung về tình hình tài chính của doanh nghiệp mà bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh chưa phản ánh được do kết quả hoạt động trong kỳ bị ảnh hưởng bởi nhiều khoản mục phi tiền tệ. Cụ thể là báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp các thông tin về luồng tiền ra và vào và coi như tiền, những khoản đầu tư ngắn hạn có tính lưu động cao, có thể nhanh chóng sẵn sàng chuyển đổi thành một khoản tiền biết trước ít chịu rủi ro lỗ về giá trị do những thay đổi về lãi suất giúp cho người sử dụng phân tích đánh giá khả năng tạo ra các lượng tiền trong tương lai, khả năng thanh toán các khoản nợ, khả năng chi trả lãi cổ phần… đồng thời những thông tin giúp người sử dụng xem xét sự khác nhau giữa lãi thu được và khoản thu chỉ bằng tiền. Sau đây là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty Thành Đạt 3 năm 2011 – 2013.
Bảng 3.1.Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ Công ty trong năm 2011 – 2013
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013- 2012 Tuyệt đối Tƣơng đối
% Tuyệt đối Tƣơng đối %
Lưu chuyển tiền thuần
từ hoạt động kinh doanh (65.554.244) (35.475.026) 953.836.965 (989.311.991) -103,72% (30.079.218) 84,79% Lưu chuyển tiền thuần
từ hoạt động đầu tư - - - - - - -
Lưu chuyển tiền thuần
từ hoạt động tài chính 602.500.000 130.000.000 (1.330.112.000) 1.460.112.000 -109,77% 472.500.000 363,46% Lưu chuyển tiền thuần
trong kỳ (52.554.244) 94.524.974 (376.275.035) 470.800.009 -125,12% (147.079.218) -155,60% Tiền và tương đương
tiền đầu kỳ 783.408.542 688.883.568 1.065.158.603 (376.275.035) -35,33% 94.524.974 13,72% Tiền và tương đương
tiền cuối kỳ 730.854.298 783.408.542 688.883.568 94.524.974 13,72% (52.554.244) -6,71%
57
Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt dộng kinh doanh
Năm 2011 là 953.836.965VNĐ cho thấy thu từ các hoạt động kinh doanh đã lớn hơn chi. Nhưng các năm tiếp theo lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh liên tục âm. Năm 2012 là âm 35.475.026 VNĐ, năm 2013 là âm 65.554.244 VNĐ. Chênh lệch tuyệt đối năm 2012 so với năm 2011 là âm 989.311.991 VNĐ, chênh lệch tương đối là -103,72%. Chênh lệch tuyệt đối năm 2013 so với 2012 là âm 30.079.218VNĐ, chênh lệch tương đối là 84,79%. Từ số liệu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh qua 2 năm 2012 và 2013 cho thấy thu từ các hoạt động bán hàng, dịch vụ hay thu khác không bằng chi. Nguyên nhân chủ yếu làm cho lưu chuyển tiền thuần âm trong năm 2012 là do các khoản chi tiêu từ mua hàng hóa và dịch vụ, chi trả cho người lao động, chi trả lãi vay và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn hơn thu từ bán hàng cũng cấp dich vụ. Trong đó, khoản chi trả cho việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Chi từ cung cấp hàng hóa dịch vụ năm 2012 là âm 7.103.108.592 đến năm 2013 lên đến âm 12.235.915.106. Công ty hiện tại vẫn còn gặp khó khăn trong việc giải quyết hàng tồn kho và hoạt động kinh doanh.
Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt dộng đầu tƣ
Công ty không có hoạt động gì trong lĩnh vực này.
Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt dộng tài chính
Lưu chuyển tiền thuần hoạt động tài chính năm 2013 là 602.500.000đồng, năm 2012 là 130.000.000VNĐ, năm 2011 là âm 1.330.112.000VNĐ. Chênh lệch tuyệt đối năm 2012 so với năm 2011 là 1.460.112.000 VNĐ; chênh lệch tương đối là -109,77%. Chênh lệch tuyệt đối năm 2013 so với năm 2012 là 472.500.000 VNĐ, chênh lệch tương đối là 363,46%. Từ số liệu ta thấy lưu chuyển tiền thuần trong hoạt động tài chính của công ty trong 3 năm tăng, giảm không đồng đều. Nguyên nhân do tiền thu chủ yếu có được là từ tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được. Chênh lệch lưu chuyển tiền thuần năm 2013 so với năm 2012 cao nguyên nhân do công ty nhận được nguồn vốn vay dài hạn và ngắn hạn bổ sung, tuy nhiên năm 2012 chênh lệch với năm 2011 là âm 109,77% do công ty phải chi trả nợ gốc vay khiến cho chỉ số lưu chuyển tiền thuần giảm. Các số liệu cho thấy công ty đã có sự đầu tư vào hoạt động tài chính nhưng kết quả thu được chưa khả quan.
Lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ năm 2013 là âm 52.554.244 VNĐ, năm 2012 là âm 94.524.974 VNĐ, năm 2011 là âm 376.275.035 đồng. Chệnh lệch tuyệt đối năm 2012 so với năm 2011 là 470.800.009 VNĐ, chênh lệch tương đối năm 2012 so với năm 2011 là âm 125,12%. Chênh lệch tuyệt đối năm 2013 so với năm 2012 là 147.079.218 VNĐ, chệnh lệch tuyệt đối năm 2013 so với năm 2012 là âm 155,60%.
Số liệu cho thấy chênh lệch tương đối qua các năm đều âm, tình hình tạo tiền và sử dụng tiền của doanh nghiệp chưa tốt, tuy nhiên công ty vẫn cố gắng cân đối thu chi đảm bảo việc kinh doanh tạo lợi nhuận.
3.2.5.2. Bổ sung một số chỉ tiêu phân tích
a. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản
Bảng 3.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần TMDV Thành Đạt năm 2011 – 2013 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 Vòng quay khoản PTKH Vòng 20,28 22,67 11,49 2,39 (11,18) Thời gian
thu tiền bình quân Ngày 17,75 15,88 31,33 (1,87) 15,45 Vòng quay HTK Vòng 6,18 3,15 6,88 (3,03) 3,73 Thời gian quay vòng HTK bình quân Ngày 58,22 114,29 52,35 56,07 (61,94) Vòng quay các khoản phải trả Vòng 26,73 6,59 14,18 (20,13) 7,59 Thời gian trả nợ trung bình Ngày 13,47 54,60 25,39 41,13 (29,22) Thời gian
luân chuyển tiền Ngày 62,50 75,57 58,29 13,07 (17,27) Hiệu suất sử dụng TSNH Lần 3,84 2,62 3,89 (1,23) 1,27 Hiệu suất sử dụng TSDH Lần 9,18 5,55 10,21 (3,63) 4,66 Hiệu suất sử dụng tổng TS Lần 2,71 1,78 2,82 (0,93) 1,04
59
Vòng quay khoản phải thu khách hàng
Số vòng quay các khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ và chính sách tín dụng của công ty. Số vòng quay đã tăng từ năm 2011 đến 2012. Cụ thể là năm 2011, vòng quay khoản phải thu là 20,28 vòng, sang năm 2012 tăng lên 22,67 vòng. Sang năm 2013, số vòng quay khoản phải thu giảm từ 22,67 vòng năm 2012 xuống còn 11,49 vòng năm 2013. Công ty đã không duy trì được tốc độ tăng vòng quay khoản phải thu khách hàng mà còn giảm mạnh cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty đã bị giảm sút.
Thời gian thu tiền bình quân
Chỉ tiêu này là khoảng thời gian từ khi khách hàng mua chịu cho tới khi khách hàng thanh toán hết nợ. Năm 2011, kỳ thu tiền bình quân là 17,75 ngày, năm 2012 kỳ thu tiền bình quân là 15,88 ngày và năm 2013 tăng lên là 31,33 ngày. Kỳ thu tiền bình quân năm 2013 cho biết thời gian từ lúc khách hàng nhận nợ cho đến khi khách hàng thanh toán là 31,33 ngày tăng 15,45 ngày so với năm 2012. Kỳ thu tiền bình quân tăng do vòng quay khoản phải thu giảm xuống. Kỳ thu tiền kéo dài khiến cho hiệu quả kinh doanh bị giảm sút. Trong việc thu hồi nợ công ty bị chậm chễ , dễ gặp phải rủi ro và dẫn đến phát sinh thêm chi phí quản lý nợ.
Vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu này cho ta biết hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong 1 năm. Năm 2011, vòng quay hàng tồn kho là 6,18 vòng, năm 2012 giảm 3,03 vòng còn 3,15 vòng so với năm 2011. Năm 2013 vòng quay hàng tồn kho tăng lên là 6,88 vòng, tăng 3,73 vòng so với năm 2012. Vòng quay hàng tồn kho tăng cho thấy lượng hàng bán trong năm 2013 tăng và công ty đang có lưu chuyển vốn tốt. Lượng hàng tồn kho của công ty nhỏ hơn TSNH đang lưu thông. Việc hàng tồn kho giảm nguyên nhân là công ty đang có nhiều đơn đặt hàng thiết bị máy văn phòng mới.
Thời gian quay vòng HTK bình quân
Chỉ tiêu này là khoảng thời gian từ khi công ty mua hàng hóa tới khi công ty bán được hàng. Năm 2011, chu kỳ lưu kho là 58,22 vòng, năm 2012 chỉ tiêu này là 114,29 vòng, năm 2013 giảm còn 52,35 vòng. Chu kỳ lưu kho năm 2013 cho biết thời gian từ lúc mua hàng cho đến lúc bán hàng được 52,35 ngày. Nhìn chung, chỉ tiêu thời gian quay vòng hàng tồn kho năm 2013 đã giảm so với 2 năm 2011 và 2012, cho thấy thời gian tiêu thụ hàng hóa của công ty càng ngày càng giảm. Thời gian quay vòng hàng tồn kho càng nhỏ thì càng tốt.
Vòng quay các khoản phải trả
Chỉ tiêu này cho biết 1 năm trung bình các khoản phải trả quay được bao nhiêu lần. Năm 2012 vòng quay các khỏan phải trả là 6,59 vòng giảm 20,13 vòng so với năm 2011. Vòng quay các khoản phải trả năm 2013 là 14,18 vòng tăng 7,59 vòng so với năm 2012. Vòng quay các khoản phải trả năm 2013 tăng do công ty được cung cấp thêm nhờ các vay khoản tín dụng chưa cần thanh toán ngay, và được bố sung vốn lưu động thường xuyên.
Thời gian trả nợ trung bình
Chỉ tiêu này phản ánh khoảng thời gian từ khi công ty nhận nợ cho tới khi công ty thanh toán hết nợ cho nhà cung cấp. Năm 2011 thời gian trả nợ trung bình là 13,47 ngày, năm 2012 chỉ tiêu này tăng lên 54,60 ngày, năm 2013 là 25,39 ngày chỉ tiêu này giảm 29,22 ngày so với năm 2012. Thời gian trả nợ năm 2013 giảm mạnh nguyên nhân là so hệ số trả nợ năm 2013 tăng lên.
Thời gian luân chuyển tiền
Chỉ tiêu này cho biết số ngày để tiền quay được 1 vòng từ lúc bán hàng thu nợ cho đến khi trả hết nợ cho người bán. Năm 2011 thời gian luân chuyển tiền là 62,50 ngày, năm 2012 chỉ tiêu này tăng lên là 75,57 ngày chênh lệch so với năm 2011 là 13,07 ngày. Năm 2013 chỉ tiêu này giảm còn 58,29 chênh lệch so với năm 2012 là 17,27 ngày. Chỉ tiêu kỳ luân chuyển tiền năm 2013 cho biết khoảng thời gian từ khi mua hàng tới khi bán hàng thu tiền và thanh toán công nợ cho người bán là 58,29 ngày. Thời gian luân chuyển tiền năm 2013 giảm do thời gian trả nợ giảm.
Hiệu suất sử dụng TSNH
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cho ta biết hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thông qua việc sử dụng TSNH. Năm 2011, hiệu suất sử dụng TSNH là 3,89 hay mỗi đồng TSNH đem lại cho doanh nghiệp 3,89 đồng doanh thu thuần. Năm 2012, chỉ số này giảm 1,23 lần so với năm 2011. Lúc này 1 đồng TSNH mang lại cho công ty 2,62 đồng doanh thu thuần. Việc giảm hiệu suất sử dụng TSNH là do doanh thu thuần của công ty giảm 10,67% trong khi TSNH tăng 31,2%. Đến năm 2013, hiệu suất sử dụng TSNH được phục hồi và tăng lên tới 1,27 lần do năm này doanh thu tăng mạnh (tăng 81,92%) trong khi TSNH của công ty chỉ tăng 22,4 % so với năm 2012. Điều này cho thấy chính sách quản lý TSNH của công ty đã góp phần mang lại hiệu quả tích cực giúp phát triển hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Trong thời gian tới, công ty cần giữ ổn định, duy trì và phát huy tốc độ tăng hiệu suất sử dụng TSNH của mình để không ngừng nâng cao năng lực tài chính và củng cố vị thế trên thị trường.
61
Hiệu suất sử dụng TSDH
Bên cạnh các TSNH thì giá trị TSDH cũng là khoản mục quan trọng góp phần tạo nên doanh thu cho công ty. Hiệu suất sử dụng TSDH năm 2011 của công ty là 9,18 lần hay mỗi đồng TSDH công ty tạo ra 9,18 đồng doanh thu thuần. Năm 2012 con số này giảm 3,63 lần chỉ còn 5,55 lần so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn tới sự giảm này là do trong năm 2012 giá trị bình quân của TSDH đã tăng lên, doanh nghiệp đầu tư vào tài sản dài hạn nhiều hơn với mức tăng 47,8%, trong khi đó doanh thu thuần lại giảm 10,7% so với năm 2011. Năm 2013, hiệu suất sử dụng TSDH được cải thiện và tăng lên ở mức 10,21 đồng, tức 1 đồng TSDH tạo ra được 10,21 đồng doanh thu thuần. Trong năm này, bên cạnh việc doanh thu đang trên đà tăng mạnh, thì giá trị TSDH của công ty giảm nhẹ công ty cắt giảm đầu tư vào tài sản dài hạn cho hoạt động kinh doanh. Với sự tăng của các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản như vậy, công ty đang dần chứng minh được năng lực tài chính của mình và nâng cao vị thế kinh doanh chỉ sau một thời gian ngắn gia nhập thị trường. Biết nắm bắt cơ hội kinh doanh, đồng thời có những chính sách quản lý kinh doanh hiệu quả sẽ mang lại thành công hơn nữa cho công ty trong tương lai.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Ngoài ra để đánh giá tổng quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp ta phải nói đến hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Năm 2011, hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 2,71 lần hay cứ 1 đồng tài sản của doanh nghiệp sẽ tạo ra 2,71 đồng doanh thu thuần. Năm 2012, con số này giảm 0,93 lần chỉ còn 1,78 lần do tổng tài sản của doanh nghiệp cũng như doanh thu đểu tăng mạnh. Đến năm 2013, hiệu suất sử dụng tài sản tăng lên 2,82lần (tăng 1,04 lần so với năm 2012). Nhìn chung, hiệu suất sử dụng tài sản của công ty trong ba năm đều rất tốt nhưng phát triển không vững. Với sự biến động khó lường trước của thị trường trong tương lai các chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản sẽ có nhiều biến động. Công ty cần xem xét một cách thật cẩn trọng, kỹ càng trước khi đưa ra những quyết định nhằm cải thiện hiệu suất sử dụng tài sản.
b. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý công nợ
Bảng 3.3.Các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản của Công ty Thành Đạt năm 2011 – 2013
Đơn vị:%
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm