Thành Đạt
Bảng 2.4. Quy mô nguồn vốn của Công ty cổ phần TMDV Thành Đạt năm 2011-2013
Đơn vị tính: VNĐ
CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch
2012 - 2011 Chênh lệch Chênh lệch 2013 - 2012 Nợ phải trả 2.555.839.167 1.952.853.219 923.105.758 1.029.747.461 602.985.948 VCSH 2.312.578.436 2.286.513.013 2.184.413.509 102.099.504 26.065.423 TỔNG NGUỒN VỐN 4.868.417.603 4.239.366.232 3.114.995.826 1.124.370.406 629.051.371 Nguồn: Phòng kế toán
Biều đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần Thành Đạt năm 2011 – 2013 Nợ phải trả 25,6% VCSH 74,4% Năm 2011 Nợ phải trả 76,1% VCSH 23,9% Năm 2012 Nợ phải trả 77,6% VCSH 22,4% Năm 2013
35
Qua biểu đồ 2.2 có thể dễ dàng nhận thấy các cơ cấu nguồn vốn của Công ty có sự dịch chuyển mạnh của khoản nợ phải trả, đặc biệt là trong năm 2011 – 2012. Nợ phải trả của công ty tăng qua mỗi năm và tương ứng là VCSH giảm dần.
Năm 2012, tỷ trọng nợ phải trả của công ty tăng vọt 52,2% so với năm 2011 lên tới 76,1%, nhưng sang năm 2013, tỷ trọng này lại tiếp tục tăng lên tới 77,6%, chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của công ty và có sự chênh lệch rất lớn so với tỷ trọng VCSH qua các năm. Tỷ trọng VCSH năm 2011 là 74,4%, xong tơi tới năm 2013, con số này chỉ còn 22,4%. Điều này cho thấy công ty đã có sự chuyển đổi từ sử dụng chủ yếu là nguồn VCSH để thực hiện đầu tư kinh doanh trong năm 2011 sang sử dụng chủ yếu nợ phải trả để thực hiện đầu tư kinh doanh năm 2012 – 2013. Việc chuyển đổi này có ưu điểm là công ty sẽ tận dụng được những cơ hội kinh doanh khác và có thể sẽ giúp công ty tận dụng được thế mạnh của đòn bẩy tài chính, tăng hệ số sử dụng nợ và được hưởng khoản tiết kiệm do sử dụng nợ vay (bởi chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thu nhập chịu thuế), làm tăng lợi nhuận cho chủ sở hữu. Tuy nhiên nó cũng có những nhược điểm là phải chịu khoản lãi vay lớn, có độ ổn định thấp, chứng tỏ công ty không đảm bảo được khả năng tự chủ về tài chính, và phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Vì vậy công ty cần cân nhắc cơ cấu vốn vay và vốn chủ sở hữu hợp lý để có thể vừa đảm bảo về mặt tài chính vừa tăng lợi ích cho chủ sở hữu.
Bảng 2.5.Nợ phải trả của Công ty cổ phần TMDV Thành Đạt năm 2011 – 2013
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng
đối (%) Tuyệt đối
Tƣơng đối (%) I. Nợ ngắn hạn 2.555.839.167 1.637.854.702 438.107.241 1.199.747.461 273,8% 917.984.465 56,0%
1. Vay ngắn hạn 1.600.000.000 300.000.000 300.000.000 1.300.000.000 433,3%
2. Phải trả cho người bán 810.660.596 934.492.810 256.194.083 678.298.727 264,8% (123.832.214) -13,3% 3. Người mua trả tiền trước 222.658.204 41.387.500 181.270.704 438,0% (222.658.204) -100,0%
4. Thuế và các khoản phải nộp nn 39.753.860 66.676.570 66.676.570 (26.922.710) -40,4%
6. Chi phí phải trả 10.725.000 10.725.000 - 0,0% (10.725.000) -100,0% 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 97.948.152 95.825.559 29.800.658 66.024.901 221,6% 2.122.593 2,2% II. Nợ dài hạn 314.998.517 484.998.517 (170.000.000) -35,1% 314.998.517) -100,0% 1. Vay và nợ dài hạn 297.500.000 467.500.000 (170.000.000) -36,4% (297.500.000) -100,0% 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc 17.498.517 17.498.517 - 0,0% (17.498.517) -100,0% A - NỢ PHẢI TRẢ 2.555.839.167 1.952.853.219 923.105.758 1.029.747.461 111,6% 602.985.948 30,9% Nguồn: Phòng kế toán
37
Quy mô nợ ngắn hạn năm 2012 là 1.637.854.702 VNĐ, tăng 1.199.747.461VNĐ, ứng với tốc độ tăng rất lớn 273,8%% so với năm 2011. Trong năm 2013, con số này lại tiếp tục tăng 917.984.465 VNĐ so với năm 2012, xong tốc độ tăng đã giảm đi chỉ còn 56% so với năm 2012. Cụ thể các khoản mục trong nợ ngắn hạn của công ty như sau:
Vay ngắn hạn
Năm 2012 vay ngắn hạn tăng 300.000.000 VNĐ, tương ứng với mức tăng 100% so với năm 2011. Có sự ra tăng này là do công ty cần huy động vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình như đầu tư mua sắm tài sản cố định. Sang năm 2013, công ty Thành Đạt lại tiếp tục tăng khoản nợ vay của mình lên 1.600.000.000 so với năm 2012. Như ta đã biết, công ty vay vốn với mục đích nhằm đầu tư cho hoạt động kinh doanh, mở rộng hoạt động của mình, xong vơi một mức vay nợ quá lớn như vậy, công ty sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề tài chính nguy hiểm như: rủi ro về lãi suất, suy giảm uy tín đối với các nhà tín dụng,…. Chính vì vậy công ty nên giảm bớt tích cực tìm kiếm các nguồn vốn khác có chi phí sử dụng thấp hơn, để giảm bớt gánh nặng vào nợ vay.
Phải trả cho ngƣời bán
So với năm 2011, khoản mục này tăng khá nhiều trong năm 2012, tăng tới 678.298.727 VNĐ, tương ứng mức tăng 264,8% so với năm 2011. Nhưng đến năm 2013 phải trả khách hàng giảm 123.832.214 VNĐ so với năm 2012, xuống còn 810.660.596 VNĐ. Có sự giảm như vậy là do trong năm này, tình hình tài chính khó khăn khiến nhà cung cấp thắt chặt các khoản tín dụng hơn. Đồng thời, để nâng cao khả năng thanh toán, Công ty cô gắng cắt giảm những khoản nợ nhà cung cấp, từ đó nâng cao uy tín với nhà cung cấp khi thanh toán nợ đúng hạn.
Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nƣớc
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước năm 2012 tăng 66.676.570 VNĐ so với
năm 2011. Đến hết năm 2013, con số này lại giảm 26.922.710 VNĐ, giảm 40,4% so với năm 2012, xuống còn 39.753.860 VNĐ.
Phải trả ngƣời lao động
Công ty không tồn tại khoản phải trả người lao động do công ty luôn trả lương đúng thời điểm cho nhân viên của mình.
Bảng 2.6.Vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần TMDV Thành Đạt năm 2011 – 2013
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012
Tuyệt đối Tƣơng
đối (%) Tuyệt đối
Tƣơng đối (%) I. Vốn chủ sở hữu 2.312.578.436 2.286.513.013 2.184.413.509 102.099.504 4,7% 26.065.423 1,1%
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2.000.000.000 2.000.000.000 2.000.000.000 - 0,0% - 0,0% 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 321.578.436 286.513.013 184.413.509 102.099.504 55,4% 35.065.423 12,2%
II. Quỹ khen thƣởng, phúc lợi 7.476.559 7.476.559 7.476.559 - 0,0% - 0,0%
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 2.312.578.436 2.286.513.013 2.184.413.509 102.099.504 4,7% 26.065.423 1,1%
39
Qua bảng trên ta có thể thấy, từ khi thành lập cho tới nay, công ty vẫn giữ nguyên mức đầu tư của chủ sở hữu là 2 tỷ đồng và quỹ khen thưởng, phúc lợi rất nhỏ. Chính vì vậy, vốn chủ sở hữu của công ty tăng phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, chính là lợi nhậu sau thuế chưa phân phối. Khoản mục này có sự tăng đều qua các năm. Năm 2012, vốn chủ sở hữu tăng 102.099.504 VNĐ, tương ứng với mức 4,7% so với năm 2011, cùng với mức tăng của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Sang đến năm 2013, vốn chủ sở hữu tăng trở lại mức 2.312.578.436, tức tăng 26.065.423VNĐ so với năm 2012. Qua 3 năm, vốn chủ sở hữu của công ty có không ít biến động. Đây chính là điểm yêu của công ty khi cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Công ty cần có những chủ trương tăng vốn của chủ sở hữu nhằm nâng cao tính tự chủ về mặt tài chính.
Bảng 2.7.Kết quả sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần Thành Đạt năm 2011 – 2013
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối đối (%) Tƣơng Tuyệt đối Tƣơng đối
(%)
1. Doanh thu bán hàng và CCDV 13.718.094.844 7.540.613.244 8.440.914.151 (900.300.907) -10,67% 6.177.481.600 81,92% 2. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 13.718.094.844 7.540.613.244 8.440.914.151 (900.300.907) -10,67% 6.177.481.600 81,92% 2. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 13.718.094.844 7.540.613.244 8.440.914.151 (900.300.907) -10,67% 6.177.481.600 81,92% 3. Giá vốn hàng bán 9.409.302.031 4.457.366.497 5.135.070.944 (677.704.447) -13,20% 4.951.935.534 111,10% 4. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 4.308.792.813 3.083.246.747 3.305.843.207 (222.596.460) -6,73% 1.225.546.066 39,75% 5. Doanh thu hoạt động tài chính 10.418.344 22.536.211 35.391.258 (12.855.047) -36,32% (12.117.867) -53,77%
6. Chi phí tài chính 35.813.832 79.813.938 145.157.621 (65.343.683) -45,02% (44.000.106) -55,13%
7. Chi phí lãi vay 35.813.832 79.813.938 145.157.621 (65.343.683) -45,02% (44.000.106) -55,13%
8. Chi phí quản lý kinh doanh 4.145.707.992 2.895.043.872 2.995.162.878 (100.119.006) -3,34% 1.250.664.120 43,20%
9. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 137.698.333 130.925.148 200.913.966 (69.988.818) -34,84% 6.773.185 5,17%
10. Thu nhập khác 2.906.750 3 3 2.906.747 96891566,67%
11. Chi phí khác 83.254.633 5.913.745 84.409.268 (78.495.523) -92,99% 77.340.888 1307,82%
12. Lợi nhuận khác (80.347.883) (5.913.745) (84.409.268) 78.495.523 -92,99% (74.434.138) 1258,66%
13. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 57.341.450 125.011.406 116.504.698 8.506.708 7,30% (67.669.956) -54,13%
14. Chi phí thuế TNDN 31.276.027 22.911.902 20.676.617 2.235.285 10,81% 8.364.125 36,51%
15. Lợi nhuận sau thuế TNDN 26.065.423 102.099.504 95.828.081 6.271.423 6,54% (76.034.081) -74,47%
41
Doang thu thuần
Năm 2011 doanh thu thuần của công ty là 8.440.914.151 VNĐ, năm 2012 giảm tương đối khoảng 10,7% so với năm 2011, xuống còn 7.540.613.244VNĐ. Năm 2013, với chính sách mở rộng quy mô doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn từ các hợp đồng dự án, doanh thu của công ty tăng lên tới 13.718.094.844 VNĐ, với mức tăng 81,92% so với năm 2012. Doanh thu của công ty tăng mạnh qua các năm là một tín hiệu rất tốt khi công ty trong thời gian qua công ty đã nỗ lực thực hiện các giải pháp tài chính cũng như marketing thu hút khách hàng như tăng cường quảng cáo trên website, các trang mạng xã hội, thực hiện các chính sách chiết khấu, chính sách tín dụng đối với khách hàng,…. làm tăng doanh thu bán hàng cho công ty.
Doanh thu từ hoạt động tài chính
Công ty Thành Đạt bên cạnh hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh chính của mình, cũng đã sử dụng nguồn vốn để đầu tư vào thị trường tài chính để kiếm thêm lợi nhuận cho công ty. Cụ thể là các khoản lãi tiền gửi ngân hàng, lãi từ chênh lệch tỷ giá hối đoái và chiết khấu thanh toán công ty được hưởng khi mua hàng. Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty liên tục giảm trong 3 năm 2011-2013. Cụ thể, doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2012 giảm 36,32% so với 2011 , thị trường với nhiều biến động đã làm cho khoản đầu tư không mang lại lợi nhuận như mong đợi. Đến năm 2013 doanh thu này vẫn giảm 12.117.867 VNĐ so với năm 2012 tương ứng 53,77%, đạt tới 50.017.766 VNĐ. Và theo những dự đoán của các chuyên gia, năm 2014 thì trường sẽ còn có những chuyển biến tích cực hơn nữa vì thế công ty sẽ có thể kiếm được những khoản lợi lớn hơn từ hoạt động đầu tư tài chính nếu đầu tư đúng và hiệu quả hơn. Công ty nên tận dụng mọi cơ hội đầu tư, đánh giá các cơ hội một cách chuyên nghiệp nhất.
Giá vốn hàng bán
Năm 2011, giá vốn hàng bán của công ty là 5.135.070.944 VNĐ, sang năm 2012, con số này lại giảm nhẹ 677.704.447 VNĐ, tương ứng với mức giảm là 13,2% so với năm 2011.. Và tới năm 2013, giá vốn lại tăng mạnh ở mức 4.951.935.534VNĐ, tương ứng mức tăng 111% so với năm 2012. Như ta đã nói ở trên, việc thực hiện được nhiều đơn hàng hơn vừa mang doanh thu tăng lên và cũng làm cho giá vốn tăng lên. Đồng thời ta thấy, tốc độ tăng của doanh thu năm 2013 là 81,92%, trong khi tốc độ tăng của giá vốn lại cao hơn là 111,1% cho thấy trong năm này, công ty đã không quản lý tốt khoản chí phí đầu vào, khiến cho mức độ tăng của giá vốn cao hơn mức độ tăng của doanh thu. Công ty chưa đưa ra được những biện pháp hiệu quả nhằm giải quyết ngay tức thời những vấn đề còn tồn tại, kiểm soát chi phí đầu vào.
Chi phí tài chính
Như ta thấy trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phía trên của công ty, chi phí tài chính của công ty hoàn toàn là khoản chi phí lãi vay. Khoản chi phí lãi
vay liên tục giảm mạnh trong 3 năm. Cụ thể, trong năm 2012 chi phí tài chính là 79.813.938VNĐ giảm 65.343.683VNĐ so với 2011. Khoản chi phí tài chính tiếp tục
giảm 55,13% còn 35.813.832VNĐ ở năm 2013 so với năm 2012. Công ty đã giải quyết được những khoản vay ngắn hạn làm giảm áp lực nợ vay. Điều này là một tín hiệu tốt cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh trong tương lai.
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Năm 2012, khoản chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 100.119.006 VNĐ so với năm 2011, tương ứng với mức giảm 3,34%. Tới năm 2013, chi phí này lại tiếp tục tăng mạnh thêm 1.250.664.120 VNĐ, tương ứng với mức tăng 43,2% so với năm 2012. Doanh thu tăng kéo theo các chi phí phát sinh trong hoạt động của công ty, cụ thể hơn là những chi phí cho hoạt động điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh cũng tăng theo. Từ việc mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư thêm vào tài sản cố định, nhà kho, cửa hàng, công ty phải thuê thêm nhân viên, phải chi trả thêm các chi phí điện nước,…và nhiều chi phí phát sinh khác. Với tình hình điện nước và xăng dầu liên tục tăng, việc sử dụng quá lãng phí và không có sự quản lý chặt chẽ về khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, các doanh nghiệp rất dễ phải đối mặt với tính trạng phát sinh quá nhiều chi phí, gây lãng phí và ảnh hưởng tới lợi nhuận công ty. Thành Đạt cần phải rất chú tâm tới khoản chi phí này trong tương lai.
Lợi nhuận kế toán trƣớc thuế
Năm 2011, lợi nhuận kế toán trước thuế của Thành Đạt là 116.504.698 VNĐ, tới năm 2012, lợi nhuận tăng 8.506.708 VNĐ so với năm 2011 và ở mức 125.011.406 VNĐ. Năm này, doanh thu tằng cùng với mức độ tăng của giá vốn, và với chính sách quản lý chi phí hiệu quả đã đem lại cho công ty khoản lợi nhuận dương. Năm 2013, lợi nhuận kế toán trước thuế giảm mạnh 54,13% và chỉ còn 57.341.450 VNĐ. Doanh thu có tăng xong giá vốn hàng bán lại tăng với tốc độ lớn hơn doanh thu, thêm vào đó là các khoản chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp trong giai đoạn này đồng loạt tăng cao, khiến cho lợi nhuận trước thuế của công ty giảm mạnh. Tuy nhiên khoản lợi nhuận kế toán trước thuế dù giảm nhưng vẫn là lợi nhuận dương công ty cần cân nhắc lại những khoản thu chi cho hợp lý để lợi nhuận được gia tăng.
43