Khả năng thanh toán tốt hay xấu sẽ phán ánh tiềm lực tài chính của công ty mạnh hay yếu. Thông thường khả năng thanh toán tốt thể hiện tình hình hoạt động ổn định hoặc ngược lại, việc mất khả năng thanh toán đồng nghĩa với việc phá sản doanh nghiệp. Do đó, việc phân tích khả năng thanh toán đưa ra biên pháp nâng cao khả năng thanh toán. Đây là một yêu cầu đối với nhà quản lý tài chính.
Từ các báo cáo ta lập được bảng sau:
Bảng 2.8.Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Đơn vị: lần
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
2012 - 2011 2013 – 2012 Khả năng thanh Khả năng thanh toán ngắn hạn 5,01 1,76 1,38 (3,25) (0,38) Khả năng thanh toán nhanh 3,12 0,89 0,84 (2,22) (0,05) Khả năng thanh toán tức thời 1,57 0,48 0,29 (1,09) (0,19)
Nguồn: từ báo cáo tài chính công ty
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn hay khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, là tỉ lệ tài sản hiện thời của công ty có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản vay ngắn hạn cho đến khi trả nợ. Chỉ tiêu này cho ta biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSLĐ và ĐTNH. Đây là chỉ tiêu quan trọng đối với sự sống của công ty.
Qua bảng phân tích trên ta thấy hệ số này biến động rất mạnh qua ba năm. Cụ thể là năm 2012 hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn giảm 3,25 lần so với năm 2011, xuống chỉ còn 1,76 lần. Tức là trong năm này, một đồng nợ ngắn hạn lúc này chỉ còn được đảm bảo bởi 1,76 đồng TSNH. Sang năm 2013, tỷ số này lại tiếp tục giảm so với năm 2012 là 0,38 lần, xuống chỉ còn 1,38 lần. Lúc này một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,38 đồng TSNH. Chỉ tiêu phán ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty luôn lớn 1, chứng tỏ công ty luôn có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tại năm 2011 chỉ tiêu này ở mức 5,01 lần đây là con sô khá lý tưởng. Tuy nhiên, các hệ số này qua các năm 2012 và 2013 lại vẫn ở mức thấp và liên tục giảm thể hiện khả năng thanh toán của công ty vẫn ở mức yếu, đây là dấu hiệu cho biết khó
khăn về mặt tài chính công ty có thể gặp phải, dẫn đến suy giảm khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty sẽ ảnh hưởng đến uy tín trong tương lai và rất đáng lo ngại vì phần vốn vay lại là các khoản nợ ngắn hạn. Mặt khác, cần lưu ý rằng trong TSNH có một bộ phận lớn là hàng tồn kho, có tính thanh khoản thấp nên công ty phải có chính sách thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng tồn kho để tránh làm giảm khả năng thanh toán. Nếu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cứ tiếp tục giảm trong tương lai, uy tín đối với nhà cấp tín dụng, với khách hàng và các đối tác kinh doanh của công ty sẽ bị giảm sút, ảnh hưởng tới việc vay vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty sau này. Công ty cần có những biện pháp cấp thiết và hiệu quả hơn nữa trong công tác quản lý TSNH và nguồn nợ ngắn hạn của mình để nâng cao khả năng thanh toán của mình.
Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh là một chỉ tiêu khắt khe hơn vì nó đã loại trừ hàng tồn kho (có tính thanh khoản thấp) ra khỏi tài sản lưu động để đánh giá khả năng thanh toán thực tế của công ty. Chỉ tiêu này cho ta thấy 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSNH có trừ đi yếu tố hàng tồn kho. Hệ số này trong năm 2012 giảm 2,22 lần so với năm 2011 và giảm tiếp 0,05 lần trong năm 2013. Nguyên nhân là do hàng tồn kho của các năm 2011-2013 vẫn còn lớn. Nhìn chung, hệ số KNTT nhanh của công ty vẫn còn thấp và chưa đảm bảo an toàn cho công ty. Do đó, trong các năm tới công ty cần phải nâng các hệ số lên bằng cách giảm tỷ trọng hàng tồn kho, tăng tài sản ngắn hạn và giảm nợ phải trả.
Khả năng thanh toán tức thời
Hệ số này thể hiện cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền.Hệ số này liên tục giảm trong 3 năm 2011-2013. Hệ số giảm mạnh 1,09 lần trong năm 2012. Đến năm 2013 tiếp tục giảm thêm 0,19 lần so với năm 2012 cho thấy công ty rơi vào tình trạng rủi ro cao trong khả năng thanh toán, chi trả cho hoạt động hàng ngày của công ty ở mức thấp.
Qua đánh giá khả năng thanh toán tức thời của công ty vẫn còn thấp, ảnh hưởng đến việc chi trả nợ, cho thấy công ty không dự trữu nhiều lượng tiền mặt trong ngân quỹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào công ty cũng thanh toán những hoản nợ thường xuyên mà nợ thường mang tính chất thời điểm nên việc dự trữ lượng tiền mặt tại quỹ ít sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí sử dụng vốn do giảm lượng tiền nhàn rỗi. Tuy nhiên, công ty vẫn cần dự trữ một khoản tiền mặt hợp lý để phòng tránh những biến động có thể xảy ra.
45
2.2.3.2. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Từ báo cáo ta lập được bảng sau:
Bảng 2.9.Các chỉ tiêu phán ánh khả năng sinh lời của Công ty cổ phần TMDV Thành Đạt năm 2011-2013
Đơn vị: lần
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 2012-2011 2013-2012
Tỷ suất sinh lời trên
doanh thu (ROS) 0,011 0,014 0,002 0,003 (0,012) Tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản (ROA) 0,031 0,024 0,005 (0,007) (0,019) Tỷ suất sinh lời trên
VCSH (ROE) 0,044 0,045 0,011 0,001 (0,034)
Nguồn: từ báo cáo tài chính công ty
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
Chỉ số tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) cho biết năng lực sinh lời của doanh thu, một đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này dương chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh có lãi và ngược lại. Chỉ tiêu ROS năm 2011 là 0,011 lần tức là 100 đồng lợi nhuận công ty được 0,011 đồng VCSH đến năm 2012 chỉ tiêu này là 0,014 lần có thể thấy lợi nhuận của công ty tăng 0,003 lần. Năm 2013 chỉ tiêu này là 0,002 lần chênh lệch so với năm 2012 là âm 0,012 lần tức là 100 đồng doanh thu công ty đã kiếm được 0,002 đồng lợi nhuận, đây là dấu hiệu cho thấy công ty kinh doanh không đạt hiệu quả, giảm qua các năm.
Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)
Chỉ tiêu cho biết một đồng tài sản bỏ ra thì công ty tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Đây là một chỉ tiêu mà nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, chỉ tiêu ROA năm 2011 0,031 lần, năm 2012 0,024 lần, năm 2013 là 0,005 lần. Năm 2011 -2013 chỉ số liên tục giảm nguyên nhân do hàng tồn kho cao, doanh nghiệp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa. Năm 2012 chỉ tiêu chênh lệch so với năm 2011 là âm 0,007 lần và năm 2013 chênh lệch so với năm 2012 lên đến 0,019 lần cho thấy công ty chưa có áp dụng các chính sách đúng đắn giảm hàng tồn kho và đầu tư cho tài sản dài hạn.
Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE)
Chỉ tiêu cho biết một đồng vốn bỏ ra thì công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu được nhà đầu tư cực kì chú ý. Chỉ tiêu ROE năm 2011 0,044 lần, năm 2012 là 0,045 lần, năm 2013 là 0,011 lần. Năm 2012 chênh lệch tăng so với năm
2011 là 0,01 lần. Tỷ suất sinh lời trên VCSH năm 2012 cho biết 100 đồng VCSH bỏ ra thu thêm được 0,01 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2013 so với năm 2012 chênh lệch là âm 0,034 lần giảm so với 2012 do công ty chưa có chính sách trong việc đầu tư VCSH và bổ sung nguồn VCSH. Vì vậy, công ty cần cố gắng phát huy khả năng quản lý nguồn vốn, bổ sung VCSH để tăng lợi nhuận ròng.