Giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị tài sản dài hạn tại công ty

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị tài sản tại Công ty TNHH MTV Thương mại và Nhân lực quốc tế Hoàng Anh Ka Long (Trang 65)

GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI SẢN TẠI CÔNG TY HOÀNG ANH KA LONG

3.2.2.Giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị tài sản dài hạn tại công ty

3.2.2.1. Thường xuyên tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng nhằm nâng cao năng lực sử dụng TSCĐ hiện có

TSCĐ chiếm một tỷ trọng lớn trong TSDH của công ty. Trong TSCĐ, phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng lớn do công ty Hoàng Anh Ka Long là công ty thương mại dịch vụ. TSCĐ quyết định năng lực sản xuất của công ty, vì vậy công ty cần có kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên để hạn chế việc TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường. Tuy nhiên, trong công ty còn một số phương tiện vận tải, thiết bị văn phòng được đầu tư từ lâu nhưng vẫn tiếp tục được sử dụng làm ảnh hưởng tới năng suất cũng như chất lượng sản phẩm, đòi hỏi phải được sửa chữa bảo dưỡng để duy trì hoạt động. Để TSCĐ đạt được hiệu quả sử dụng cao, công ty có thể thực hiện các biện pháp sau:

- Lập kế hoạch chi tiết về việc thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ, giảm tối đa thời gian ngưng việc nhưng vẫn đảm bảo TSCĐ hoạt động được tốt nhất, chấp hành tốt nội quy, quy định sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ.

- Khi tiến hành sửa chữa TSCĐ, công ty nên tính toán xem xét giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được. Trong trường hợp chi phí bỏ ra quá lớn và hiệu quả đem lại không cao, công ty nên có kế hoạch thanh lý, nhượng bán để kịp thời thu hồi vốn, đầu tư vào dây chuyền mới.

Làm tốt công tác trên, công ty có thể đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra nhịp nhàng, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định cho công ty.

3.2.2.2. Quản lý sử dụng và bảo dưỡng TSCĐ, thanh lý các TSCĐ không dùng đến

Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến TSCĐ bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng đến, việc giữ nhiều TSCĐ không dùng đến sẽ dẫn đến vốn bị ứ đọng gây lãng phí trong khi công ty rất cần vốn cho hoạt động kinh doanh, làm giảm hiệu quả sử dụng TSDH nói riêng và tổng tài sản nói chung. Do vậy công ty cần xác định nguyên nhân dẫn đến việc ứ đọng TSCĐ để nhanh chóng thanh lý những TSCĐ đã bị hỏng, đồng thời có kế hoạch điều phối các TSCĐ không có nhiệm vụ cho nơi khác sử dụng. Việc này sẽ giúp công ty tránh ứ đọng vốn, thu hồi được phần nào vốn đầu tư bỏ ra, tạo điều kiện mua sắm những TSCĐ mới để thay thế, nâng cao năng lực sản xuất.

Đối với phương tiện vận tải, thiết bị không còn mới nhưng vẫn đạt yêu cầu, bộ phận kỹ thuật của công ty ngoài việc tiến hành bảo trì thường xuyên còn cần nghiên

cứu áp dụng các biện pháp nâng cao khả năng sử dụng hoặc áp dụng phương án thay thế phương tiện, thiết bị cùng loại nhưng hiện đại hơn, đảm bảo được kế hoạch đặt ra.

3.2.2.3. Tăng cường đổi mới công nghệ, quản lý sử dụng và bảo dưỡng TSCĐ

Đây là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra liên tục, năng suất tăng cao, làm giảm giá thành sản phẩm và tạo lợi thế về chi phí cho sản phẩm của công ty. TSCĐ của công ty gần như đều không còn mới, cho đến nay, công ty chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ. Vì vậy để TSCĐ mang lại hiệu quả thì công ty cần thực hiện mua sắm đồng bộ TSCĐ hiện đại hơn.

Công tác đầu tư mua sắm mới TSCĐ là hoạt động trực tiếp ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của công ty. Trước khi ra quyết định, cần phải lập kế hoạch đầu tư rõ ràng để xác định nhu cầu cho từng loại TSCĐ phục vụ cho từng hoạt động kinh doanh của công ty để chủ động huy động nguồn tài trợ phù hợp, lựa chọn các đối tác để đảm bảo cho các TSCĐ được mua sắm, xây dựng với mức độ hiện đại, chất lượng tốt và giá thành hợp lý. Từ đó có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân viên phù hợp với trình độ trang bị TSCĐ trong tương lai để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng TSCĐ được nâng cao.

67

KẾT LUẬN

Với chính sách mở cửa và hoà nhập ra bên ngoài của nước ta kéo theo là sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường. Một doanh nghiệp có nhiều tài sản là điều kiện hết sức thuận lợi trong việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên quan trọng hơn cả là phải biết sử dụng và quản trị tài sản đó có hiệu quả, ngày càng tăng thêm. Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm được điều đó. Đây là bài toán khó cho các doanh nghiệp.

Qua quá trình thực tập tại Công ty Hoàng Anh Ka Long, thông qua việc phân tích tình hình quản trị tài sản của Công ty trong giai đoạn 2011-2013, em nhận thấy Công ty đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên bên cạnh đó, Công ty còn một số hạn chế vẫn đang còn tồn tại. Với kiến thức đã được học ở trường cùng sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản trị tài sản tại Công ty nhằm giúp Công ty phát triển ổn định và vững mạnh trong tương lai.

Tuy nhiên với thời gian nghiên cứu không nhiều, cùng với giới hạn trong sự hiểu biết của bản thân nên bài khóa luận của em ko thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những lời góp ý, phê bình của các thầy, cô để em có thể hoàn chỉnh bài luận này, cũng như rút ra được cho mình những kinh nghiệm để có thể tránh mắc lại những sai sót đó khi tham gia vào môi trường kinh doanh sau này.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thăng Long, các thầy cô trong Bộ môn Kinh tế, Ban lãnh đạo công ty Hoàng Anh Ka Long, và đặc biệt là cô giáo Ngô Thị Quyên đã tạo điều kiện, chỉ bảo và hướng dẫn tận tình trong quá trình em thực tập cũng như hoàn thành bài luận này.

Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2015

Sinh viên

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị tài sản tại Công ty TNHH MTV Thương mại và Nhân lực quốc tế Hoàng Anh Ka Long (Trang 65)