Thực trạng quản trị tài sản ngắn hạn tại công ty Hoàng Anh Ka Long giai đoạn 2011 –

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị tài sản tại Công ty TNHH MTV Thương mại và Nhân lực quốc tế Hoàng Anh Ka Long (Trang 31)

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH MTV THƢƠNG MẠI VÀ NHÂN LỰC QUỐC TẾ HOÀNG ANH KA LONG

2.2.2.Thực trạng quản trị tài sản ngắn hạn tại công ty Hoàng Anh Ka Long giai đoạn 2011 –

đoạn 2011 – 2013

2.2.2.1. Quy mô – cơ cấu tài sản ngắn hạn

Để tiến hành hoạt động kinh doanh, việc đầu tư vào TSNH là hết sức cần thiết. TSNH là bộ phận quan trọng và có sự biến đổi nhanh chóng trong tổng tài sản của DN. Quy mô – cơ cấu của TSNH phụ thuộc vào nhiều yếu tố và có tác động lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả quản trị tài sản nói riêng.

Thông qua bảng 2.1 ta thấy quy mô tài sản ngắn hạn liên tục tăng qua các năm từ năm 2011 đến năm 2013. Tăng từ 7.267 nghìn đồng năm 2011 lên 15.694 nghìn đồng năm 2013. Việc quy mô tài sản tăng lên cho thấy việc kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng.

Thông qua biểu đồ dưới đây kết hợp với số liệu bảng 2.1, ta thấy cơ cấu TSNH của công ty biến động mạnh trong giai đoạn 2011 – 2013. Trong mỗi năm lại có một loại TSNH khác nhau của công ty chiếm tỉ trọng lớn hơn các TSNH còn lại.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty Hoàng Anh Ka Long giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty)

Tiền và các khoản tương đương tiền: Giá trị tiền và tương đương tiền của công ty có xu hướng tăng liên tiếp qua 3 năm. Từ 933.414 nghìn đồng năm 2011 tăng lên 15.327.098 nghìn đồng năm 2013.

Tỷ trọng tiền và tương đương tiền cho biết trong 100 đồng TSNH có bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Tỷ trọng này càng cao thì khả năng thanh toán ngay tức thời của công ty càng lớn, đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản nợ khi đến hạn, tuy nhiên tỷ trọng này quá cao thì công ty sẽ bị mất đi cơ hội đầu tư cho các lĩnh vực khác. Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền của công ty thay đổi liên tục qua 3 năm.

Năm 2012, tỷ trọng này là 0,89% có nghĩa là 100 đồng vốn lưu động thì có 0,89 đồng tiền và các khoản tương đương tiền, giảm 11,95 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân giảm là do công ty đầu tư vào các khoản phải thu ngắn hạn. Năm 2013, tỷ trọng này tăng mạnh lên đến 97,66% có nghĩa là 100 đồng vốn lưu động có 97,66 đồng là tiền và các khoản tương đương tiền, tăng 96,77 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân cho sự tăng mạnh tỉ trọng tiền là do công ty hạn chế tối đa hàng tồn kho và thu hồi được hết khoản phải thu.

Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2012 là 11.574.643 nghìn đồng, tăng 8.060.124 nghìn đồng so với năm 2011. Năm 2013, công ty không có các khoản phải thu ngắn hạn. 0 20 40 60 80 100

Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

97,66 0,89 12,84 0 87,09 48,37 0,1 9,38 38,79 2,24 2,64 0

Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản phải thu ngắn hạn

Hàng tồn kho TSNH khác

33

Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn cho biết trong 100 đồng TSNH thì có bao nhiêu đồng là các khoản phải thu ngắn hạn. Tỷ trọng này càng cao cho thấy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn nhiều và ngược lại. Tỷ trong này của công ty biến động trong 3 năm.

Năm 2012 tỷ trọng này là 87,09%, tăng 38,72% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là do quy mô TSNH của công ty năm 2012 tăng 18% trong khi đó các khoản trả trước cho người bán cũng tăng với mức 87,09% khiến tỷ trọng các khoản phải thu tăng lên. Năm 2013 hệ số này là 0% giảm 87,09% so với năm 2012. Nguyên nhân giảm là do Công ty không còn khoản phải thu khách hàng và ứng trước cho người bán.

Hàng tồn kho của công ty liên tiếp giảm qua 3 năm. Từ 2.819.313 nghìn đồng năm 2011 giảm xuống chỉ còn 15.752 nghìn đồng năm 2013 cho thấy công ty đã có tiến bộ trong việc quản trị hàng tồn kho, giảm đọng vốn trong hàng tồn kho.

Tỷ trọng hàng tồn kho cho biết trong 100 đồng TSNH thì có bao nhiều đồng được đầu tư vào hàng tồn kho. Do công ty là doanh nghiệp thương mại, vì vậy hàng tồn kho không được chiếm tỷ trọng quá cao mà chỉ vừa đủ để việc mua bán hàng hóa được tiến hành liên tục và không bị gián đoạn đồng thời hạn chế tối đa chi phí cho việc lưu trữ hàng hóa. Tỷ trọng hàng tồn kho của công ty trong 3 năm luôn dưới 40%.

2.2.2.2. Thực trạng quản trị tiền tại công ty

Bảng 2.2. Tỷ trọng tiền của công ty Hoàng anh Ka Long giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: % Năm Tiền Các khoản tƣơng đƣơng tiền Tiền mặt Tiền gửi ngân hàng

Giá trị (nghìn đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (nghìn đồng) Tỷ trọng (%) 2013 14.754.871 96,27 572.227 3,73 0 2012 108.540 92,00 9.432 7,99 0 2011 925.159 99,12 8.255 0,88 0

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty)

Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2012 là 117.972 nghìn đồng, giảm 815.442 nghìn đồng so với năm 2011. Năm 2012, công ty đang lên kế hoạch đầu tư thêm chi nhánh công ty tại Thành phố Hà Nội, chính vì vậy nhu cầu đầu tư vào các khoản tiền giảm. Năm 2013 là 15.327.098 nghìn đồng, tăng 15.209.126 nghìn đồng tương ứng tăng 12,89% so với năm 2012. Lượng tiền tăng là do cả tiền gửi ngân hàng và tiền mặt tăng. Ngoài ra, công ty cũng gửi một khoản tiết kiệm 572.227 nghìn đồng

vào năm 2013, đây cũng là một khoản tiền và tương đương tiền nhưng công ty đã tách bạch coi đây là một khoản đầu tư tài chính ngắn hạn để có thể dễ dàng theo dõi.

Thông qua bảng tỷ trọng tiền của công ty ta thấy tiền của công ty toàn bộ là tiền mặt và gửi ngân hàng, không có khoản tương đương tiền.

Mặc dù giá trị tiền mặt thay đổi liên tục qua 3 năm nhưng tỷ trọng tiền mặt của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao (với tỷ trọng trên 92%), còn lại toàn bộ là tiền gửi ngân hàng dao động ở mức dưới 8%. Năm 2012, giá trị tiền mặt giảm 816.619 nghìn đồng so với năm 2011. Đến năm 2013, giá trị tăng 13.829.712 nghìn đồng, đạt 14.754.871 nghìn đồng. Công ty kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ với quy mô kinh doanh vừa và nhỏ là chủ yếu, các giá trị giao dịch của công ty chủ yếu là việc bán các sản phẩm nhỏ lẻ, chính vì vậy các giá trị giao dịch hầu như qua tiền mặt, hơn nữa việc trả lương cho nhân viên cũng được trả theo phương thức thanh toán trực tiếp nên tỷ trọng tiền mặt của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tiền mặt là loại tài sản có khả năng sinh lời rất thấp, các DN thường gửi tiền ngân hàng với mục đích phục vụ trong việc giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp. Nếu trong tương lai công ty muốn mở rộng kinh doanh trên nhiều lĩnh vực và phát triển ra nước ngoài thì công ty nên điều chỉnh cơ cấu tiền: giảm tiền mặt, tăng tiền gửi ngân hàng.

Nội dung quản trị tiền

Quản trị mức dự trữ tiền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty Hoàng Anh Ka Long chưa áp dụng mô hình quản lý mức dự trữ cụ thể nào. Chính sách quản lý mức dự trữ của công ty trong những năm qua chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tế theo đặc thù về chu kỳ kinh doanh, theo mùa vụ hay theo kế hoạch phát triển của công ty qua từng thời kỳ.

Năm 2013, công ty xây dựng quy định quy chế quản lý tài chính. Theo quy định, số dư tiền mặt tồn quỹ không được vượt quá 150 triệu đồng khi không có kế hoạch chi tiêu và ý kiến lãnh đạo. Lượng tiền gửi ngân hàng tối thiểu là 500 triệu đồng. Việc quản lý lượng tiền mặt dự trữ và đảm bảo nhu cầu tiền mặt do kế toán thanh toán tiền gửi ngân hàng thực hiện. Hàng tháng kế toán phải lập báo cáo tiền mặt tồn trữ và tình hình các khoản đầu tư, khoản vay ngắn hạn.

Quản trị hoạt động thu, chi tiền

Công ty tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm, tách bạch vai trò của kế toán và thủ quỹ, có kế hoạch kiểm kê, đối chiếu thường xuyên và đột xuất.

Phương thức thu tiền: Thanh toán ngay và trực tiếp bằng tiền mặt đối với khoản thu nhỏ. Do đó việc kiểm soát thu tiền mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của công ty tương đối đơn giản thông qua báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm và sử dụng dịch vụ.

35

ACB với các khoản thu lớn. Dịch vụ này giúp công ty tránh được rủi ro trong việc giữ tiền và vận chuyển tiền.

Phương thức chi tiền: Thanh toán tiền mặt trực tiếp với những khoản thanh toán có giá trị nhỏ. Thanh toán qua ngân hàng có tính minh bạch cao đối với những nhà cung cấp lớn, quan trọng, giảm thiểu rủi ro gian lận. Quản trị việc chi tiền thực tế qua báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch chi phí của từng bộ phận.

2.2.2.3. Thực trạng quản trị các khoản phải thu

Biểu đồ 2.3. Tình hình các khoản phải thu tại công ty Hoàng Anh Ka Long giai đoạn 2011- 2013

(Đơn vị tính: Nghìn đồng)

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty)

Phải thu khách hàng: Nhìn vào biểu đồ ta thấy chỉ có năm 2011 Công ty có khoản phải thu khách hàng là 3.514.519 nghìn đồng.

Phải thu khách hàng năm 2012 giảm 3.514.519 nghìn đồng tương ứng giảm 100% so với năm 2011. Năm 2013 cũng không phát sinh thêm khoản phải thu khách hàng. Nguyên nhân giảm khoản phải thu là do công ty đã thắt chặt chính sách tín dụng đối với khách hàng, việc này cũng có ảnh hưởng tích cực đến công ty, đó là việc công ty không bị chiếm dụng vốn, không bị mất thêm chi phí để quản lý, thu hồi các khoản nợ, ít có khả năng phát sinh những khoản nợ khó đòi, mặt khác công tác quản trị các khoản phải thu năm 2013 được chú trọng, việc đòi nợ được thực hiện tích cực khiến giá trị các khoản phải thu khó đòi giảm đi và làm giảm phải thu khách hàng. Tuy nhiên việc này cũng làm cho lượng khách hàng mới tìm đến công ty sẽ giảm. Như vậy, công ty nên có một số điều chỉnh phù hợp để thu hút khách hàng mới, góp phần làm tăng doanh thu.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 3.514.519 0 0 0 11.574.643 0 0 0 0 Phải thu khách hàng Trả trước cho người bán Các khoản phải thu khác

Trả trước cho người bán: Giá trị các khoản trả trước cho người bán trong 3 năm biến động không đồng đều, năm 2012 là 11.574.643 nghìn đồng, tăng 11.574.643 nghìn đồng tương ứng tăng 100% so với năm 2011. Năm 2012, công ty chính thức làm nhà phân phối độc quyền xe đạp điện Bridgestone – một sản phẩm tạo cơn sốt trong suốt năm 2012 tại Việt Nam, chính vì vậy nhu cầu đặt trước tiền hàng cũng như để tạo uy tín với các đối tác công ty đã tăng các khoản trả trước cho người bán theo điều kiện hợp đồng. Năm 2013 các khoản trả trước này giảm 11.574.643 nghìn đồng tương ứng giảm 100% so với năm 2013, nguyên nhân giảm là do các mối quan hệ được hình thành năm 2012 đến năm 2013 việc đặt trước tiền hàng của công ty không cần thiết nữa chính vì vậy giá trị các khoản này giảm.

Nội dung quản trị nợ phải thu

Phân tích tín dụng

Qua nghiên cứu cho thấy hàng năm công ty vẫn thường xuyên tiến hành đánh giá, phân loại khách hàng để đưa ra chính sách bán hàng hợp lý.

Trước tiên, công ty sắp xếp khách hàng theo lịch sử mua bán của khách hàng đối với công ty.

Đối với khách hàng quen thuộc của công ty thì thông tin khách hàng công ty đã có từ lịch sử giao dịch trước đây, ngoài ra việc thu thập thông tin của các đối tượng này còn dựa trên tình hình tài chính thực tiễn của khách hàng ở thời điểm hiện tại, cùng với đặc điểm của nền kinh tế thời điểm đó để đưa ra các thông tin tổng hợp chính xác về đối tượng khách hàng.

Đối với các khách hàng mới: công ty sử dụng các thông tin cần thiết như vị thế tín dụng và khả năng thanh toán của khách hàng:

- Báo cáo tài chính: Dựa trên báo cáo tài chính do các khách hàng tiềm năng cung cấp, công ty cấp tín dụng có thể đánh giá mức độ ổn định do tài chính và khả năng chi trả của khách hàng.

- Ngân hàng: Hầu hết các ngân hàng đều có phòng tín dụng và có thể thay mặt các khách hàng cung cấp thông tin về tín dụng.

- Kinh nghiệm bản thân công ty: Dựa trên những kinh nghiệm, công ty có thể tự đưa ra một số tiêu thức chính thức cần quan tâm khi thu nhập thông tin tín dụng và đánh giá vị thế tín dụng của khách hàng tiềm năng.

Quyết định tín dụng

Đối với người mua hàng là cá nhân thì công ty sẽ không cung cấp tín dụng. Đối với khách hàng là các tổ chức thì tùy theo số lượng mua hàng sẽ được công ty cung cấp tín dụng theo quy trình sau:

37

Trước khi ký hợp đồng: công ty cho nhân viên trực tiếp đến thăm trụ sở công ty khách hàng để trao đổi, thu thập thông tin và có những đánh giá sơ bộ. Sau đó đề xuất hạn mức tín dụng cho khách hàng.

Ký hợp đồng: Mẫu hợp đồng có đầy đủ các điều khoản về hạn mức nợ, thời hạn thanh toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi kí hợp đồng: gửi hóa đơn đúng kỳ hạn cho khách bằng chuyển phát nhanh hoặc thư đảm bảo để đảm bảo khách nhận được giấy tờ nhanh nhất có thể. Liên lạc với khách hàng để giải quyết vướng mắc, gửi thư nhắc nợ lần 1, 2, 3 với các mốc thời gian cụ thể.

Trong năm 2011, 2012, 2013 công ty không có khoản nợ nào đến hạn khó đòi nên không phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Đồng thời để hạn chế tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc không thu được, cuối kỳ công ty có lập bảng cân đối doanh thu với các khoản đã thu tiền và các khoản phải thu còn lại, bảng cân đối giữa các khoản phải thu quá hạn với các thời kỳ khác nhau... từ đó nắm được tình hình và đưa ra những giải pháp phù hợp. Việc thường xuyên theo dõi trên các bảng kê, nhật ký các khoản phải thu cũng là một biện pháp kiểm soát và đảm bảo thu được tiền mà công ty đã áp dụng.

2.2.2.4. Thực trạng quản trị hàng tồn kho

Biểu đồ 2.4. Tình hình hàng tồn kho tại công ty Hoàng Anh Ka Long giai đoạn 2011- 2013

(Đơn vị tính: Nghìn đồng)

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty)

Hàng tồn kho của công ty liên tục giảm trong 3 năm. Điều này cho thấy công tác quản trị hàng tồn kho của công ty rất hiệu quả, tiết kiệm được chi phí lưu kho, hỏng hóc trong quá trình bảo quản. Hàng tồn kho công ty năm 2012 là 1.246.989 nghìn đồng giảm 1.572.324 nghìn đồng tương ứng giảm 56% so với năm 2011. Năm 2012 tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty khá tốt nên không tồn nhiều hàng tồn kho.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2.819.313

1.246.989

15.752

Khối lượng hàng tồn kho giảm giúp doanh nghiệp giảm chi phí đồng thời hạn chế việc ứ đọng vốn ở hàng tồn kho, giúp Công ty tăng khả năng thanh toán. Tuy nhiên hàng tồn kho giảm cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng và hoàn thành các đơn đặt hàng đúng hạn, giảm uy tín cho công ty. Do đặc thù là doanh nghiệp thương mại và dịch vụ nên chỉ tiêu hàng tồn kho chỉ bao gồm Công cụ, dụng cụ và hàng hóa, trong đó hàng hóa thường có tỷ trọng lớn. Từ năm 2011 đến năm 2013, hàng tồn kho giảm liên tiếp, từ 2.819.313 nghìn đồng năm 2011 xuống chỉ còn 15.752 nghìn đồng năm 2013, trong đó năm 2012 giảm 1.572.324 nghìn đồng và năm 2013 giảm 1.231.237 nghìn đồng.

Năm 2011 và năm 2012, hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn hơn trong chỉ tiêu hàng tồn kho. Năm 2013, giá trị hàng hóa là 0 nghìn đồng, tăng 1.231.572 nghìn đồng tương ứng 100% so với năm 2012. Hàng hóa giảm mạnh do mặc dù trong kỳ công ty phát sinh hàng hóa khá lớn (trên 44 tỉ đồng) nhưng do sản phẩm của công ty có tính độc

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị tài sản tại Công ty TNHH MTV Thương mại và Nhân lực quốc tế Hoàng Anh Ka Long (Trang 31)