Giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị tài sản ngắn hạn tại công ty

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị tài sản tại Công ty TNHH MTV Thương mại và Nhân lực quốc tế Hoàng Anh Ka Long (Trang 59)

GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI SẢN TẠI CÔNG TY HOÀNG ANH KA LONG

3.2.1.Giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị tài sản ngắn hạn tại công ty

3.2.1.1. Chủ động có kế hoạch xác định nhu cầu TSNH

Việc quản lý và sử dụng TSNH một cách hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào công tác xác định nhu cầu TSNH. Để phát huy được năng lực của tài sản cần tăng cường công tác quản lý và sử dụng tài sản, muốn vậy trước hết doanh nghiệp cần xác định được nhu cầu TSNH của mình để lập kế hoạch huy động vốn phù hợp. Nếu xác định nhu cầu tài sản quá thấp sẽ gây khó khăn cho công tác tổ chức đảm bảo vốn, gây căng thẳng giả tạo về vốn, gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu xác định quá cao nhu cầu sẽ gây thừa vốn, ứ đọng vật tư, hàng hóa, làm giảm vòng quay TSNH. Công ty có thể xác định nhu cầu TSNH kỳ tiếp theo dựa vào tình hình thực tế sử dụng TSNH ở kỳ trước theo phương pháp phần trăm theo doanh thu. Đây là một phương pháp dự báo khá đơn giản. Khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải hiểu đặc thù sản xuất kinh doanh của DN và hiểu quy luật của mối quan hệ giữa doanh thu và tài sản, tiền vốn, lợi nhuận của DN. Tài liệu để dự báo bao gồm các báo cáo tài chính kỳ trước và dự kiến doanh thu kỳ kế hoạch. Phương pháp này được tiến hành qua 4 bước sau:

Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán kỳ thực hiện.

Bước 2: Chọn các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu và tính tỉ lệ phần trăm các khoản đó so với doanh thu trong kỳ.

Bước 3: Dùng tỉ lệ phần trăm đó để ước tính nhu cầu TSNH cho kỳ kế hoạch trên cơ sở doanh thu dự kiến năm kế hoạch.

Bước 4: Định hướng nguồn tài trợ nhu cầu TSNH tăng thêm trên cơ sở kết quả kinh doanh kỳ kế hoạch. Nguồn tài trợ nhu cầu TSNH tăng thêm gồm 2 phần: lợi nhuận để lại của năm kế hoạch và nguồn huy động từ bên ngoài.

Theo các số liệu đã có của công ty năm 2013:

Doanh thu thuần bán hàng là 58.522.551 nghìn đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu là 0,11%.

Số dư của tài sản ngắn hạn là 15.694.079 nghìn đồng. Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên doanh thu thuần là 26,82%.

Số dư của khoản vốn chiếm dụng là là 12.470.068 nghìn đồng. Tỷ lệ khoản vốn chiếm dụng trên doanh thu thuần là 21,31%.

Dự kiến doanh thu thuần năm 2014 là 80.000.000 nghìn đồng. Nhu cầu TSNH tăng thêm là:

(80.000.000 - 58.522.551) x (26,82% - 21,31%) = 1.183.407 nghìn đồng Dự báo nguồn tài trợ nhu cầu TSNH:

Lợi nhuận sau thuế dự kiến = 0,07% x 80.000.000 = 56.000 nghìn đồng. Vốn vay = 1.183.000 – 56.000 = 1.127.000 nghìn đồng.

Với việc xác định nhu cầu TSNH cho năm 2014 như vậy thì công ty có thể đặt ra kế hoạch huy động vốn đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả hơn.

3.2.1.2. Tăng cường hiệu quả quản trị tiền mặt

Thay vì dự trữ tiền mặt thì công ty có thể nắm giữ các chứng khoán có độ thanh khoản cao và độ rủi ro thấp như tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc. Số tiền mặt trong quỹ không phải tất cả đều dùng vào một lúc và không có khả năng sinh lời nên công ty có thể dự trữ bằng các chứng khoán này. Trong lúc ta chưa sử dụng đến, khoản tiền đó sẽ được đầu tư sinh lời, đem lại thu nhập cho công ty. Mặc dù khả năng sinh lời không cao nhưng vì có thời hạn ngắn nên có tính thanh khoản cao, nếu công ty có cần đến tiền mặt thì chỉ cần mang đến ngân hàng xin chiết khấu rất dễ dàng và nhanh chóng. Tất nhiên là việc dự trữ bao nhiêu cũng phải dựa trên kế hoạch ngân quỹ và sự phân tích về doanh thu và chi phí của công ty. Từ việc sử dụng chứng khoán, công ty có thể áp dụng mô hình quản lý tiền mặt Miller Orr để xác định số tiền cần thiết đáp ứng cho nhu cầu thanh toán của công ty. Theo mô hình này, nếu lượng tiền mặt thấp hơn so với lượng dự trữ tối ưu thì công ty bán chứng khoán để bổ sung tiền và ngược lại, nếu lượng tiền mặt dư thừa thì công ty nên đầu tư vào chứng khoán để tránh tình trạng tiền bị ứ đọng không sử dụng.

Giả sử công ty muốn đầu tư vào loại chứng khoán A có chi phí giao dịch ngắn hạn F = 10.000 nghìn đồng, lãi suất danh nghĩa là 10%/năm, độ lệnh chuẩn của dòng tiền tệ hàng ngày là 20.000 nghìn đồng. Giả sử công ty thiết lập giới hạn tối thiểu bằng 10.000 nghìn đồng. Ta có:

Lãi suất trung bình trong kỳ: 1 + id = => i = √ – 1 = √ – 1 = 0,000261

61

Giới hạn trên H = 3Z – 2L = 3 x 2.256.803 – 2 x 0 = 657.040 nghìn đồng.

Như vậy khi lượng tiền mặt tăng lên đến 657.040 nghìn đồng thì công ty cần mua chứng khoán ngắn hạn với số tiền là: 657.040 - 225.680 = 431.360 nghìn đồng. Khi lượng tiền giảm đến 10.000 nghìn đồng thì công ty cần bán một lượng chứng khoán ngắn hạn với số tiền thu được là 2.256.803 – 10.000 = 215.680 nghìn đồng.

Việc tăng tốc độ nhập quỹ và giảm tốc độ xuất quỹ là việc làm cần thiết để quản lý ngân quỹ hiệu quả. Công ty nên lập kế hoạch thu chi tiền chi tiết cho từng ngày, tuần, tháng, quý, năm nhằm cân đối khả năng chi trả, giảm các chi phí liên quan và làm tăng tính luân chuyển tiền cho hoạt động kinh doanh của công ty.

3.2.1.3. Tăng cường hiệu quả quản trị khoản phải thu khách hàng

Khoản phải thu khách hàng của công ty ngày càng giảm, trong 2 năm trở lại đây công ty không có khoản phải thu khách hàng. Mặc dù không phát sinh chi phí, rủi ro cho công ty nhưng tình hình quản trị khoản phải thu khách hàng của công ty chưa thực sự hợp lý. Công ty chưa có chính sách phân tích tín dụng, điều này không những ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô khoản phải thu mà còn làm tăng doanh thu, giảm chi phí hàng tồn kho. Do đó, để nâng cao hiệu quả quản trị các khoản phải thu khách hàng, công ty nên:

- Cho điểm tín dụng để đánh giá mức độ rủi ro cho khách hàng. Đây là hoạt động để đánh giá khách hàng một cách cụ thể dựa trên những thông tin đã thu thập được nhằm đưa ra quyết định bán chịu hàng hay từ chối việc bán chịu. Dựa trên các đặc điểm là khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, số năm hoạt động của công ty trên báo cáo tài chính khách hàng cung cấp hay từ số liệu niêm yết trên thị trường để từ đó cho điểm tín dụng cho từng chỉ tiêu. Người ta có thể cho điểm từ 10 đến 100, điểm 10 là rất tồi và điểm 100 là rất tốt, từ đó đánh giá điểm cộng cho khách hàng. Điểm tín dụng được tính như sau:

Điểm tín dụng = 4 * Khả năng thanh toán ngắn hạn + 11 * Khả năng thanh toán nhanh + 1 * Số năm hoạt động

Sau khi cho điểm tín dụng, công ty phân loại khách hàng thành 3 nhóm rủi ro: nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3. Nhóm 1 là nhóm khách hàng có điểm tín dụng lớn hơn 47, nhóm 2 là nhóm khách hàng có điểm tín dụng nằm trong khoảng 40 đến 47 điểm, nhóm 3 là nhóm khách hàng có mức điểm tín dụng từ 32 đến 39 điểm. Những khách hàng nào có số điểm tín dụng nhỏ hơn 32 điểm công ty sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng. Ví dụ bảng cho điểm tín dụng: Z* = L + 3 3F 4K = 0 + 3 3 x 10.000 x 4 x 0,000261 = 225.680

Bảng 2.14. Ví dụ về cho điểm tín dụng

Điểm

Phân loại các chỉ số tài chính cho các Doanh nghiệp

Quy mô lớn Quy mô trung bình Quy mô nhỏ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10 8 6 4 2 10 8 6 4 2 10 8 6 4 2 Khả năng thanh toán ngắn hạn 2,1 1,6 1,1 0,8 <0,8 2,3 1,7 1,2 1 <1 2,9 2,3 1,7 1,4 <1,4 Khả năng thanh toán nhanh 1,4 0,9 0,6 0,4 <0,4 1,7 1,1 0,7 0,6 <0,6 2,2 1,8 1,2 0,9 <0,9 Số năm hoạt động 12 9 6 3 <3 14 11 8 5 <5 18 15 13 9 <9 (Nguồn: Tự tổng hợp)

Công ty Hoàng Anh Ka Long hoạt động trong lĩnh vực Thương mại và Dịch vụ và có quy mô nhỏ.

Khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2013 của công ty là 1,63, đạt 4 điểm. Khả năng thanh toán nhanh năm 2013 của công ty đạt 1,63, đạt 6 điểm. Số năm hoạt động tính đến năm 2013 của công là là 9 năm, đạt 4 điểm. Điểm tín dụng của công ty Hoàng Anh Ka Long:

Điểm tín dụng = 4*4 + 11*6 + 1*4 = 86 điểm.

Công ty được xếp vào nhóm 1.

Đối với những khách hàng thuộc nhóm 1 thì công ty nên giành cho nhiều ưu đãi như: các hóa đơn có giá trị lớn đặt trước 10% giá trị hợp đồng. Được hưởng chiết khấu thanh toán 2% nếu thanh toán sớm trong vòng 20 ngày. Thời gian nợ 40 ngày. Đối với khách hàng thuộc nhóm 2 công ty không nên cho nhận nhiều ưu đãi. Dựa trên lịch sử giao dịch nếu khách hàng nào có lịch sử giao dịch tốt, không xảy ra nợ quá hạn thì công ty sẽ cho hưởng chiết khấu thương mại đối với lần giao dịch sau với tỷ lệ chiết khấu là 0,2% trên 1 sản phẩm. Đối với nhóm 3: do việc thúc đẩy tăng lượng khách hàng là điều cần thiết, chính sách công ty nên đặt ra là tỷ lệ chiết khấu thanh toán cho đơn hàng 1% nếu thanh toán sớm trong 10 ngày đầu, tuy nhiên phải đặt trước 30% giá trị lô hàng.

- Thực thi chính sách nới lỏng tín dụng trong một giới hạn an toàn cần phải có sự hợp lý với tình trạng cạnh của công ty so với tình hình bán chịu của các đối thủ cạnh tranh, tình trạng tài chính của công ty, giá trị thực tế của lô hàng và tình hình thực tế của khách hàng sao cho vừa mềm mỏng, vừa có khả năng thu hồi nợ nhanh nhất.

- Ngoài hình thức thanh toán khi đến hạn, công ty có thể áp dụng hình thức thanh toán trả góp đối với những khách hàng mua hàng giá trị lớn. Việc thanh toán theo hình thức này sẽ giúp công ty có được những đơn đặt hàng lớn đồng thời công ty sẽ giảm

63

chia ra nhiều lần trả sẽ giúp khách hàng dễ thanh toán hơn, đồng thời công ty cũng có thể thu hồi dần các khoản tiền bán hàng và sử dụng ngay số tiền đó để quay vòng hoạt động.

- Sử dụng hiệu quả các biện pháp giúp thu hồi các khoản chậm trả của khách hàng. Công ty Hoàng Anh Ka Long luôn có xu hướng giữ vững mối quan hệ với mọi khách hàng, vì vậy chính sách thu hồi nợ của công ty có phần mềm mỏng và quá dễ dãi trong việc đốc thúc đòi nợ. Để ngăn ngừa nạn chiếm dụng vốn quá hạn và nợ khó đòi, ngoài việc phạt thanh toán chậm công ty có thể áp dụng các chính sách thu hồi nợ một cách cứng rắn như đặt ra một quy trình để thu hồi các khoản nợ quá hạn. Chẳng hạn công ty có thể điện thoại nhắc nhở khi khách hàng trễ hạn 10 ngày, gửi thư khi khách hàng trễ hạn 30 ngày và có thể điều động nhân viên trực tiếp đi thu nợ nếu trễ hạn 90 ngày trong trường hợp khách hàng cố tình chiếm dụng vốn mà không phải do nguyên nhân khách quan.

- Công ty nên lập quỹ dự phòng phải thu khó đòi, căn cứ vào tình hình thực tế của công ty để có thể kịp thời bù đắp những khoản vốn bị hao hụt, mất mát do nợ khó đòi, đặc biệt là trong tình trạng công ty vẫn còn mềm mỏng trong chính sách thu hồi nợ. Lợi nhuận sau thuế hàng năm công ty nên giành để lập nên các khoản quỹ dự phòng các khoản phải thu khó đòi, điều này sẽ giúp công ty chủ động hơn trong trường hợp xảy ra nợ xấu.

- Công ty nên đặt ra mức tỷ lệ các khoản phải thu trên doanh thu. Khi tỷ lệ này vượt mức công ty đưa ra, chứng tỏ số vốn công ty bị chiếm dụng quá nhiều, ban lãnh đạo có quyết định kịp thời, tránh tình trạng thiếu TSNH, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của công ty.

3.2.1.4. Tăng cường hiệu quả quản trị hàng tồn kho

Hàng tồn kho là cầu nối giữa nhà sản xuất và tiêu thụ. Người bán hàng nào cũng muốn nâng cao mức tồn kho để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, nhà sản xuất cũng thích một lượng hàng tồn kho lớn vì nhờ đó mà họ lập được kế hoạch sản xuất dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đối với bộ phận tài vụ thì mong muốn hàng tồn kho được giữ ở mức thấp nhất, vì tiền nằm trong hàng tồn kho có giá trị thanh khoản thấp. Do đó quản lý hàng tồn kho là việc làm không thể thiếu được. Việc dữ trữ quá nhiều hàng tồn kho sẽ dẫn đến việc phát sinh thêm nhiều khoản chi phí và ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của công ty. Hiện nay, công ty chưa sử dụng một phương pháp nào để xác định lượng hàng cần dự trữ trong kho mà công ty chỉ xác định dựa vào ý kiến chủ quan của mình. Lượng hàng tồn kho của công ty ngày càng giảm cho thấy nỗ lực của công ty trong công tác quản trị hàng tồn kho. Tuy nhiên để nâng cao khả năng quản trị hàng tồn kho, tránh thất thoát lãng phí vốn có thể áp dụng các biện pháp sau:

Trong nhiều loại hàng tồn kho, không phải loại nào cũng có vai trò như nhau trong việc bảo quản trong kho hàng. Để quản lý hàng tồn kho hiệu quả công ty nên phân loại hàng hóa dự trữ theo các nhóm theo mức độ quan trọng của chúng trong dự trữ và bảo quản. Phương pháp thường được sử dụng là phương pháp ABC. Giá trị hàng tồn kho hàng năm được xác định bằng cách lấy nhu cầu hàng năm của từng loại mặt hàng nhân với chi phí lưu kho đơn vị.

- Nhóm A: Bao gồm các loại hàng có giá trị hàng năm 70 - 80% tổng giá trị tồn kho nhưng số lượng chỉ chiếm 15 - 20% tổng số hàng tồn kho. Đối với các loại hàng thuộc nhóm A, việc tính toán phải được thực hiện thường xuyên, thường là 1 tháng.

- Nhóm B: gồm các loại hàng có giá trị 25 - 30% tổng giá trị tồn kho nhưng số lượng chỉ chiếm 30 - 35% tổng số hàng tồn kho. Đối với loại hàng thuộc nhóm B, việc tính toán thường thực hiện trong chu kì hàng quý.

- Nhóm C: gồm những loại hàng hóa có giá trị nhỏ, giá trị hàng năm chỉ chiếm 5 - 10% tổng giá trị tồn kho nhưng số lượng chiếm 50 - 55% tổng số hàng tồn kho. Đối với loại hàng thuộc nhóm C, thường tính toán 6 tháng 1 lần.

Ví dụ mô hình ABC: Bảng 2.15. Ví dụ mô hình ABC Đơn vị tính: Nghìn đồng Sản phẩm % có trong kho

Số lƣợng x Đơn giá = Chi phí hàng năm % Chi phí/Tổng chi phí Nhóm Xe đạp điện Bridgestone 20 650 15.000 9.750.000 47,88 A Phụ tùng ô tô 30 500 9.000 4.500.000 22,1 33,76 B Thiết bị điện 475 5.000 2.375.000 11,66 B Hàng tiêu dùng tiện ích 50 1.625 2.300 3.737.500 18,36 C Tổng 100 3.250 - 20.362.500 100 - (Nguồn: Tự tổng hợp)

Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là hàng nhập khẩu nên Công ty phải có kế hoạch nhập khẩu hợp lý hơn nữa, phải làm tốt công tác dự báo thị trường để xác định được loại hàng nhập khẩu mà thị trường trong nước đang thiếu vắng, quy mô, thời điểm nhập khẩu hợp lý: nhu cầu tăng cao và cung trong nước còn hạn chế để tránh trường hợp bị thiếu hụt sản phẩm, ảnh hưởng đến hoạt động liên tục của công ty.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị tài sản tại Công ty TNHH MTV Thương mại và Nhân lực quốc tế Hoàng Anh Ka Long (Trang 59)