THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT ĐÔNG ANH
2.2.2.2 Phân theo đối tượng
Trong nền kinh tế, lượng vốn tạm thời nhàn rỗi từ dân cư thực sự rất lớn và luôn mang tính ổn định cao đối với Ngân hàng thương mại. Ngân hàng cần phải chú trọng quan tâm đến kênh huy động vốn này. Mặt khác, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, xuất hiện ngày càng nhiều các loại hình doanh nghiệp quy mô lớn, vừa, nhỏ sản xuất kinh doanh có hiệu quả không những ở trong nước mà còn vươn ra cả thị trường khu vực và quốc tế. Đối với các doanh nghiệp để đảm bảo và phát triển cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì họ luôn có nhu cầu giữ đồng vốn hay lượng tiền nhàn rỗi của mình được an toàn, chính xác, nhanh chóng, thuận lợi cho các giao dịch. Đây chính
là cơ hội để Ngân hàng cung ứng các sản phẩm như: Tiền gửi, cấp tín dụng, dịch vụ thanh toán...qua đó thu hút một lượng vốn lớn từ các doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngày nay, khi mà thị trường tài chính ra đời và phát triển không ngừng, để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh các ngân hàng cũng cần phải tạo mối quan hệ hợp tác làm ăn với các đối tác kinh tế khác: Tổ chức tín dụng, Ngân hàng thương mại khác...cạnh tranh lành mạnh để cùng phát triển.
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Vốn huy động 1.510 100 1.629 100 1.865 100
Tiền gửi dân cư 776,14 51,4 853,596 52,4 1111,54 57,6 TG từ TCKT 291,43 19,3 198,738 12,2 248,045 13,3 TG,TV các TCTD 0 0 171,045 10,5 33,57 1,8 TG của BHXH và BHTG 442,43 29,3 405,621 24,9 509,145 27,3
Biểu đồ thể hiện cơ cấu huy động vốn theo đối tượng của NHNo & PTNT Đông Anh giai đoạn 2007-2009:
Biểu đồ cho thấy nguồn vốn huy động từ dân cư rất ổn định, nói chung có xu hướng tăng trưởng đều, luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 50%). Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế giữ ở mức ổn định trung bình khoảng 15%. Trong khi đó BHTG và BHXH tăng đều qua các năm chiếm tỷ trọng lớn khoảng 27%. Điều này cho thấy xu hướng đa dạng hoá các nguồn vốn huy động không chỉ tập trung vào một nguồn nhất định mà chi nhánh đã đa dạng hoá ở nhiều nguồn vốn khác nhau, nhằm mục đích mở rộng nguồn và nâng hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng No&PTNT Đông Anh. Thực vậy:
Năm 2007, nguồn vốn huy động từ dân cư là 776,14 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 51,4% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 291,43 tỷ đồng chiếm 19,3%. Tiền gửi của BHXH và BHTG 442,43 tỷ đồng chiếm 29,3% tổng nguồn vốn.
Đến năm 2008 nguồn vốn huy động từ dân cư tăng 77,456 tỷ đồng, chiếm 52,4% tổng nguồn vốn huy động.Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 12,2%, từ BHTG và BHXH đạt 24,9%. Chi nhánh đã triển khai thực hiện vay vốn từ các Tổ chức tín dụng 171,045 tỷ đồng chiếm 10,5% nguồn vốn. Có được kết quả trên là do những giải pháp đúng đắn trong năm 2008, về biện pháp tiếp thị, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, xây dựng phong cách giao dịch văn minh, lịch sự của ngân hàng No&PTNT Đông Anh, đã thu hút và xây dựng được mối quan hệ với khách hàng. Do vậy, chất lượng nguồn vốn huy động được nâng cao và có sự tăng trưởng bền vững.
Bước sang năm 2009, bám sát định hướng hoạt động kinh doanh của Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam và các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của chi nhánh. Chi nhánh đã thực sự coi trọng công tác huy động vốn. Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 1111,54 tỷ đồng, tăng so với năm 2008 là 257,944 tỷ đồng, tốc độ tăng 30,2% chiếm tỷ trọng 57,6%, đây là một bước tiến rất lớn trong công tác thu hút nguồn vốn từ dân cư .Kịp thời điều chỉnh lãi suất huy động linh hoạt, hợp lý, mở rộng các hình thức huy động vốn như: tiết kiệm VNĐ đảm bảo bằng giá trị vàng, tiết kiệm dự thưởng,tiết kiệm học đường,tiền gửi tiết kiệm tăng theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước...Nguồn vốn huy động tại Chi nhánh chiếm thị phần khoảng 38%. Tổng số khách hàng gửi tiền là 46.045 khách hàng, tăng 12.962 khách hàng so với năm 2008. Tỷ trọng tiền vay TCTD giảm xuống còn rất thấp 1,8% do từ đầu năm đã phải trả nợ và không được nhận lại tiền gửi từ các tổ chức này theo chỉ đạo từ Trung ương để đảm bảo an toàn cho hoạt đông kinh doanh của Chi nhánh nói riêng và toàn hệ thống nói chung.