Tỷ số khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty đầu tư phát triển Buôn Ja Wầm (Trang 43)

- Hình thức áp dụng: Chứng từ ghi sổ

7.Tỷ số khả năng thanh toán

hiện hành (7)=(1):(2) (lần) 1,23 1,20 1,23 -0,03 -2,44 0,03 2,5 8. Tỷ số khả năng thanh toán

nhanh (8)=(1-3):(2) (lần) 1,00 1,02 1,05 0,02 2,00 0,03 2,94 9.Khả năng thanh toán lãi

vay (9)=(5):(6) (lần) 1,17 1,03 1,05 -0,14 -11,97 0,02 1,94

Nguồn: Phòng tài vụ - kế toán

Các chỉ số về khả năng thanh toán phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của công ty. Qua bảng phân tích 4.5, ta có những nhận xét sau:

- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Năm 2009, chỉ số về khả năng thanh toán hiện hành của công ty giảm 0,03 lần với tốc độ giảm là 2,44% so với năm 2008. Nguyên nhân là do TSNH của công ty trong năm tăng 2.529 triệu đồng tương đương với 6,97%, nợ ngắn hạn tăng 2.616 triệu đồng tương đương với 8,84% vì vậy chỉ số này giảm là do tốc độ tăng của TSNH nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn.

Năm 2010, thì chỉ số này lại tăng lại, cụ thể là tăng 0,03 lần với tốc độ tăng là 2,5% so với năm 2009. Do TSNH của công ty tăng 58 triệu đồng tương đương với 0,15%, còn nợ ngắn hạn thì giảm 668 triệu đồng tương đương với 2,07%. Tốc độ tăng của TSNH chậm hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn nên làm cho chỉ số về khả năng thanh toán này giảm đi.

Tóm lại, hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty qua 3 năm đều lớn hơn 1, điều này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng TSNH. Năm 2009 thì hệ số này có giảm nhưng vẫn lớn hơn 1 chứng tỏ tài sản công ty vẫn đảm bảo trả được các khoản nợ ngắn hạn nhưng bị hạn chế dần, tới năm 2010 thì hệ số này tăng trở lại, điều này thể hiện tình hình thanh toán của công ty được cải thiện thêm và có tác động tích cực tới các chủ nợ của công ty.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn.Từ bảng phân tích 4.5, ta thấy: Hệ số thanh toán nhanh có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, năm 2008 có hệ số thanh toán nhanh là 1,00 lần, đến năm 2009 tăng 0,02 lần, và đến năm 2010 thì tăng thêm 0,03 lần.Chỉ số này lớn hơn 1 nên nếu tất cả các món nợ ngắn hạn được yêu cầu thanh toán ngay thì công ty vẫn có đủ khả năng sử dụng tài sản thanh khoản nhanh để chi trả mà không cần thanh lý hàng tồn kho.

Tóm lại, qua việc phân tích 2 chỉ tiêu trên cho thấy, tình hình thanh toán của công ty được đảm bảo tuy nhiên hệ số thanh toán hiện hành vẫn còn thấp. Nguyên nhân là do đặc thù kinh doanh của công ty mang tính mùa vụ và các khoản nợ từ những năm trước để lại làm cho hệ số này tuy vẫn đảm bảo khả năng thanh toán nhưng vẫn khá thấp. Tuy nhiên từ năm 2010 trở đi công ty bắt đầu hoạt động có lãi nên công ty có thể ổn định tình hình tài chính của mình nên hệ số thanh toán hiện thời tăng lên. Hệ số thanh toán nhanh là hệ số đo lường tính thanh khoản một cách thận trọng hơn bởi vì hệ số này nó loại trừ hàng tồn kho ra do hàng tồn kho không có tính thanh khoản.

- Tỷ lệ đảm bảo lãi vay

Từ phân tích tình hình nguồn vốn của công ty ta thấy vốn phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là từ các khoản nợ phải trả mà trong đó nợ ngắn hạn chiếm phần lớn. Việc sử dụng nợ nhiều gây ra gánh nặng trả lãi cho các chủ nợ và cổ đông của công ty chỉ có lợi khi mà lợi nhuận tạo ra lớn hơn lãi phải trả. Để đánh giá khả năng trả lãi của công ty ta xem xét chỉ số tỷ lệ đảm bảo lãi vay. Qua bảng phân tích trên ta thấy hệ số thanh toán lãi vay của công ty qua 3 năm đều lớn hơn 1 nên khả năng thanh toán lãi vay của công ty được đảm bảo tức là công ty có khả năng thanh toán lãi vay bằng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình.

Biểu đồ 4.5: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Từ bảng 4.5 và biểu đồ 4.5 thể hiện hệ số khả năng thanh toán lãi vay, ta thấy: Năm 2009, hệ số khả năng thanh toán lãi vay giảm so với năm 2008, giảm 0,14 lần tương đương với 11,97%. Nguyên nhân là do lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) giảm mạnh 1.302 triệu đồng tương đương với 33,55%, trong khi đó lãi vay trong năm cũng giảm 824 triệu đồng tương đương với 24,83%, tốc độ giảm của EBIT lớn hơn tốc độ giảm của lãi vay nên làm cho hệ số khả năng thanh toán giảm.

Năm 2010, hệ số khả năng thanh toán tăng lên nhưng không đáng kê, tăng 0,02 lần tương đương tăng 1,94%. EBIT tăng 237 triệu đồng tương đương với 9,19%, chi phí lãi vay tăng 200 triệu tương đương với 8,02%. Tốc độ tăng của EBIT lớn hơn chút so với tốc độ tăng của lãi vay nên hệ số khả năng thanh toán tăng nhẹ trong năm 2010.

Nhìn chung, công ty có thể đảm bảo khả năng trả lãi nợ vay từ lợi nhuận hoạt động của mình, tuy nhiên hệ số này vẫn ở mức thấp. Công ty cần phát huy và tận dụng tối đa nguồn vốn vay để sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

- Tỷ lệ thanh toán với ngân sách nhà nước

Bảng 4.6: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm So sánh

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

+/- % +/- %

2. Số tiền phải nộp vào NSNN 1.624 3.287 3.993 1.663 102,40 706 21,48

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty đầu tư phát triển Buôn Ja Wầm (Trang 43)