Phân tích mối quan hệ giữa vốn lưu động thường xuyên với nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty đầu tư phát triển Buôn Ja Wầm (Trang 39)

- Hình thức áp dụng: Chứng từ ghi sổ

c. Phân tích mối quan hệ giữa vốn lưu động thường xuyên với nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty

lưu động thường xuyên của công ty

Việc so sánh giữa vốn lưu động thường xuyên với nhu cầu vốn lưu động thường xuyên rất quan trọng cho việc đánh giá tình hình của doanh nghiệp. Bởi nếu chỉ nhìn vào hai chỉ tiêu này một cách riêng lẻ, nhiều khi ta không đánh giá hết được tình hình của doanh nghiệp.

Qua bảng 4.3 cho thấy, 3 năm qua cả vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn của doanh nghiệp biến động liên tục và đều lớn hơn 0. Điều này cho thấy, TSCĐ được đảm bảo vững chắc từ nguồn vốn dài hạn, hay nói cách khác vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp qua 3 năm đều đảm bảo cho doanh nghiệp dự trữ các loại TSNH nhằm đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động cơ bản của doanh nghiệp. Hàng tồn kho và các khoản phải thu đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn do đó công ty không gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn. Vốn bằng tiền qua 3 năm của doanh nghiệp đều lớn hơn 0 thể hiện một cân bằng tài chính an toàn vì doanh nghiệp

không phải vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động thường xuyên.

4.1.2. Đánh giá khái quát qua Bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước trong một kỳ kế toán. Phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tư hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán, bên cạnh đó có thể đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau. Thông qua các báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty qua 3 năm ta lập được bảng sau:

Bảng 4.4: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm So sánh

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

+/- % +/- %

1.Doanh thu thuần 8.264 7.738 9.308 -526 -6,36 1.570 20,29 2.Giá vốn hàng bán 7.783 6.582 5.709 -1.201 -15,43 -873 -13,26 3.Lợi nhuận gộp 481 1.156 3.599 675 140,33 2.443 211,33 4.Doanh thu HĐTC 601 0 601 5.Chi phí tài chính 2.058 0 2.058 6. Chi phí bán hàng 0 0 7.Chi phí quản lý DN 49 603 1.874 554 1.130,61 1.271 210,78 8.Lợi nhuận từ HĐKD 432 553 268 121 28 -285 -51,54 9.Thu nhập khác 166 1 236 -165 -99,4 235 23.500 10.Chi phí khác 35 469 382 434 1.240 -87 -18,55 11.Lợi nhuận khác 131 -468 -146 -599 -457,25 322 -68,8 12.Tổng lợi nhuận kế

toán trước thuế 563 85 122 -478 -84,9 37 43,53

13.Chi phí thuế TNDN 5 0 5

14.Lợi nhuận sau thuế

Nguồn: Phòng tài vụ - kế toán

Biểu đồ 4.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

Qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.4 ta thấy:

Năm 2009 doanh thu giảm 526 triệu đồng tương đương 6,63%, giá vốn giảm 1.201 triệu đồng tương đương với 15,43%, ta thấy tốc độ giảm của giá vốn hàng bán nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần nên lợi nhuận gộp tăng 675 triệu đồng tương đương 140,33%. Năm 2009 chi phí quản lý DN tăng mạnh 554 triệu đồng tương đương với 1.130,61%. Mặt khác thu nhập khác của công ty giảm mạnh 165 triệu đồng tương đương 99,4% trong khi đó chi phí khác thì lại tăng 434 triệu đồng tương đương 1.240% so với năm 2008. Chi phí của công ty tăng lên mạnh so với năm 2008, chứng tỏ công ty đang mở rộng quy mô sản xuất, tuy nhiên công tác kiểm soát chi phí chưa thật sự hiệu quả dẫn đến việc tăng chi phí nhưng doanh thu lại giảm so với năm 2008, điều đó sẽ khiến cho lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty trong năm 2009 giảm đi đáng kể 478 triệu đồng tương đương 84,9%.

Năm 2010, giá vốn hàng bán giảm 873 triệu đồng tương đương 13,26% nhưng doanh thu thuần lại tăng mạnh 1.570 triệu đồng tương đương 20,29%, vì vậy mà lợi nhuận gộp của công ty tăng lên khá lớn 2.443 triệu đồng tương đương với 211,33%. Khi doanh thu bán hàng tăng phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm có kết quả tốt, lượng khách hàng được thu hút ngày càng đông, sản phẩm của công ty ngày càng có chỗ đứng trong thị trường cạnh tranh hiện nay. Chi phí quản lý DN tăng 1.271 triệu

đồng tương đương với 210,78%. Chi phí DN ngày càng tăng nên công ty cần có biện pháp quản lý chi phí này sao cho có hiệu quả. Đặc biệt, năm 2010 thì doanh thu HĐTC là 601 triệu đồng chủ là lãi do chuyển nhượng vốn góp tuy nhiên chi phí tài chính lại quá lớn 2.058 triệu đồng nên hoạt động tài chính của công ty bước đầu còn thua lỗ.

Giá vốn hàng bán giảm dần qua các năm,năm 2009 giảm 1201 triệu đồng tương đương 15,43% so với năm 2008, năm 2010 tiếp tục giảm 873 triệu đồng tương đương 13,26% so với năm 2009, điều này chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán của công ty càng tốt. Tuy nhiên, chi phí QLDN ngày càng tăng, năm 2009 tăng 554 triệu đồng tương đương với 1.130,61% so với năm 2008, năm 2010 tăng lên 1.271 triệu đồng tương đương 210,78% so với năm 2009, chứng tỏ hiệu quả quản lý chi phí này càng thấp. Mặt khác, do đặc thù của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đó là sản phẩm của công ty đều tiêu thụ theo đơn đặt hàng hoặc hợp đồng nên không phát sinh chi phí bán hàng.

Do công ty phải bù đắp lỗ của những năm trước để lại nên năm 2008, 2009 công ty không phải đóng thuế TNDN và lợi nhuận sau thuế TNDN được bù lỗ hết, đến năm 2010 sau khi đã bù lỗ của những năm trước xong thì lợi nhuận sau thuế TNDN còn lại phải tính thuế TNDN. Điều này cho thấy công ty bắt đầu làm ăn có lãi.

4.1.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính

Phân tích tài chính thông qua các tỷ số tài chính cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp, cũng như điểm mạnh và điểm yếu về mặt tài chính của doanh nghiệp cần phải hoàn thiện. Từ đó, chúng ta xem xét các nhóm chỉ số sau để thấy được tình hình tài chính ở tại công ty.

4.1.3.1. Phân tích khả năng thanh toán

Bảng 4.5: Các chỉ số về khả năng thanh toán của công ty

Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm So sánh 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 +/- % +/- % 1. Tài sản ngắn hạn 36.277 38.806 38.864 2.529 6,97 58 0,15 2. Nợ ngắn hạn 29.590 32.206 31.538 2.616 8,84 -668 -2,07 3. Hàng tồn kho 6.821 5.864 5.892 -957 -14,03 28 0,48 4. Hàng tồn kho BQ 6.192 6.192 6.192 0 0,00 0 0,00

5. LNTT và lãi vay (EBIT) 3.881 2.579 2.816 -1.302 -33,55 237 9,19

6. Lãi vay 3.318 2.494 2.694 -824 -24,83 200 8,02

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty đầu tư phát triển Buôn Ja Wầm (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w