Thực trạng quản lý sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần May và thương mại Tiên Lữ (Trang 29)

* Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần may và thương mại Tiên Lữ.

Bảng 2.2. Trích bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Doanh thu thuần 4.852.548 6.200.675 6.950.398 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - 3. Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.852.548 6.200.675 6.950.398 4. Giá vốn hàng bán 3.280.246 4.170.190 4.860.882 5. Lợi nhuận gộp 1.572.302 2.030.485 2.089.516

6. Doanh thu hoạt động tài

chính 365.189 493.876 610.540

7. Chi phí tài chính 198.122 220.776 300.634

8. Chi phí bán hàng 389.140 422.850 450.650

9. Chi phí quản lý DN 440.512 485.985 500.556

10.Lợi nhuận từ hoạt động

kinh doanh 909.717 1.394.750 1.448.216

11. Thu nhập khác 10.143 12.250 13.948

12. Chi phí khác - - -

13. Lợi nhuận khác 10.143 12.250 13.948

14. Lợi nhuận trước thuế 919.860 1.407.000 1.462.164

15. Chi phí thuế TNDN 229.965 351.750 365.541

16. Lợi nhuận sau thuế 689.895 1.055.250 1.096.623

( Nguồn : Phòng tài chính – kế toán công ty )

Căn cứ vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần may và thương mại Tiên Lữ ta có nhận xét sau:

Ta thấy tổng doanh thu thuần năm 2011 tăng 1.348.127 nghìn đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng là 27,78%. Nguyên nhân là do trong năm 2011 ngoài việc kinh doanh các mặt hàng chủ đạo của Công ty là hàng may mặc thì doanh nghiệp còn phát triển kinh doanh thêm lĩnh vực bất động sản,cho thuê văn phòng, nhà xưởng, do đó đã phần nào làm cho doanh số bán ra năm 2011 tăng lên. Có lẽ đối với một doanh nghiệp kinh doanh thì đây là một điều đáng mừng. Đến năm 2012 doanh thu thuần của Công ty cổ phần may và thương mại Tiên Lữ tăng

lên 6.960.398 nghìn đồng, tăng 749.723 nghìn đồng so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ là 12,09%. Nhìn chung năm 2012 cũng tăng nhưng không tăng nhiều nguyên nhân là do trong năm 2012 nền kinh tế có những biến động rất lớn, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc khủng hoảng kinh tế.

Tương ứng vậy giá vốn hàng bán năm 2011 tăng 889.944 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ là 27,13% so với năm 2010, tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần. Điều này là hoàn toàn không thuận lợi cho doanh nghiệp vì nó làm cho lợi nhuận gộp của doanh nghiệp tăng chậm lại, lợi nhuận gộp năm 2011 đạt 2.030.485 nghìn đồng, tăng 458.183 nghìn đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ là 29,14%. Còn năm 2012 giá vốn hàng bán là 4.860.882 nghìn đồng, tăng 690.692 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 16,56% so với năm 2011, năm 2012 tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần. Từ đó ta thấy rằng năm 2011 so với năm 2010 tăng và giá vốn hàng bán tăng cao hơn mức tăng của năm 2012 so với năm 2011, điều này cũng chứng tỏ rằng mức tăng này là phù hợp với nên kinh tế. Lợi nhuận qua các năm đều tăng nhưng cũng cần phải xem xét lại nếu giá vốn hàng bán mà không tăng cao như thế thì lợi nhuận có lẽ sẽ còn cao hơn nữa.

Doanh thu hoạt động tài chính năm 2011 tăng 128.687 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 35,23 % so với năm 2010, đồng thời chi phí tài chính năm 2011 tăng 22.654 nghìn đồng so với năm 2010, tương ứng với tỷ lệ tăng là 11,43% đã làm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh có chút thay đổi. Toàn bộ chi phí tài chính là chi phí lãi vay phải trả tăng 22.654 nghìn đồng. Điều đó cho thấy trong kỳ doanh nghiệp đã sử dụng vốn cao hơn so với kỳ trước. Còn năm 2012 doanh thu hoạt động tài chính là 610.540 nghìn đồng, tăng 116.664 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 23,62% so với năm 2011, chi phí tăng nhanh sẽ ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận và nó đã làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh thay đổi. Và cũng có thể là việc sử dụng nhiều vốn hơn của doanh nghiệp cũng là một dấu hiệu tốt có thể do việc kinh doanh tốt nên sử dụng nhiều vốn hơn.

Chi phí bán hàng năm 2011 tăng 33.710 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 8,66% so với năm 2010, đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 485.033 nghìn đồng, chi phí bán hàng tăng nếu không có khoản nào lãng phí bất hợp lý thì điều đó sẽ làm gia tăng doanh thu bán hàng thực tế. Còn năm 2012 chi phí bán hàng tăng 27.800 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 6,57%, đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 53.466 nghìn đồng so với năm 2011. Từ đó

ta thấy năm 2011 so với năm 2010 có tăng xong mức tăng lớn hơn mức tăng của năm 2012 so với năm 2011. Năm 2012 thực sự là một năm mà doanh nghiệp vấp phải nhiều khó khăn đáng kể, khi chi phí bán hàng tăng lên sẽ làm cho lợi nhuận giảm xuống, việc kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn hơn.

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 tăng 45.473 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,32% so với năm 2010, còn năm 2012 tăng 14.571 nghìn đồng so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ tăng là 2,99%. Từ đó ta thấy được rằng năm 2012 so với năm 2011 tăng chậm hơn mức tăng của năm 2011 so với năm 2010 do nền kinh tế có có nhiều biến động, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cũng góp phần làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sút nhiều.

Thu nhập khác năm 2011 tăng 2.107 nghìn đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng là 20,77%, còn năm 2012 thì tăng 1.698 nghìn đồng so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ tăng là 13,86%. Ta thấy rằng tỷ lệ tăng của năm 2011 so với năm 2010 lớn hơn tỷ lệ tăng của năm 2012 so với năm 2011, điều này cho thấy năm 2011 Công ty ngoài việc chú trọng vào việc sản xuất hàng hóa chủ đạo Công ty còn đầu tư vào một số lĩnh vực khác, và thu nhập khác đã góp phần thúc đẩy làm cho lợi nhuận khác cũng tăng lên rõ rệt.

Lợi nhuận sau thuế năm 2011 là 1.055.250 nghìn đồng tăng 365.355 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 52,96% so với năm 2012. Lợi nhuận sau thuế năm 2012 tăng 41.373 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 3,92% so với năm 2011. Nguyên nhân là do Công ty đã nỗ lực mở rộng thị trường hợp lý, mở rộng phân phối ra các nước như Đài Loan, Trung Quốc…Ngoài ra cũng do Công ty phát triển được thêm lĩnh vực kinh doanh dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động buôn bán cho thuê bất động sản, văn phòng, nhà xưởng cũng cao.

Nhận xét chung : Nhìn chung, trong 3 năm trở lại đây thì mọi chỉ số về doanh thu, lợi nhuận, vốn lưu động của Công ty cổ phần may thương mại Tiên Lữ đều tăng , sở dĩ tăng được như vậy là ngoài sự biến đổi của nền kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế thế giới thì một phần là do công tác quản trị của Công ty. Công ty đã không ngừng đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hóa, đầu tư thích đáng vào hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đã vậy Công ty còn quan tâm tới hoạt động sau bán hàng, luôn luôn nâng cao chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó ban giám đốc cũng không ngừng đi tìm cái mới, thúc đẩy sự thay đổi, đảm bảo sự thay đổi có hiệu quả cao. Và một điều cũng hết sức quan trọng đó là công tác quản trị tài chính mà đặc biệt là công tác quản trị vốn lưu động của Công ty cổ phần may và thương mại

Tiên Lữ.

* Bảng cân đối kế toán qua các năm tại Công ty cổ phần may và thương mại Tiên Lữ.

Bảng 2.3. Trích bảng số liệu trong bảng cân đối kế toán qua các năm

ĐVT: Nghìn đồng

TÀI SẢN Năm2010 Năm2011 Năm2012

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 5.151.810 5.589.696 6.206.000 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.828.216 1.958.458 2.100.135

1. Tiền 1.828.216 1.958.458 2.100.135

2. Các khoản tương đương tiền - - -

II. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.282.165 1.310.544 1.415.600

1. Phải thu khách hàng 762.305 768.420 845.138

2. Trả trước cho người bán 370.295 390.564 400.652 3. Các khoản phải thu khác 149.565 151.560 169.810

III. Hàng tồn kho 1.788.931 2.065.630 2.420.140

1. Hàng tồn kho 2.024.538 2.265.325 2.637.253

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (235.607) (199.695) (217.113)

IV. Tài sản ngắn hạn khác 252.498 255.064 270.125

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 120.087 130.635 140.678 2. Thuế GTGT được khấu trừ 132.411 124.429 129.447

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 1.297.720 1.247.332 916.218

I. Các khoản phải thu dài hạn - - -

II. Tài sản cố định - - 300.447

III. Bất động sản đầu tư 515.314 485.622 300.615

1. Nguyên giá 540.609 485.622 300.615

2. Giá trị hao mòn lũy kế (25.295) - -

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 386.715 450.921 160.000

1. Đầu tư vào công ty con 180.355 260.304 80.131

2. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết 206.360 190.617 79.869

V. Tài sản dạn khác 395.691 310.789 155.156

NGUỒN VỐN

A. NỢ PHẢI TRẢ 2.964.475 3.182.821 3.320.126

I. Nợ ngắn hạn 2.458.224 2.620.523 2.704.811

1. Vay và nợ ngắn hạn 247.541 253.245 291.367

2. Phải trả người bán 1.721.567 1.786.619 1.803.696 3. Người mua trả tiền trước 489.116 580.659 609.748

II. Nợ dài hạn 506.251 562.298 615.315

1. Phải trả dài hạn người bán 183.296 196.923 197.257 2. Phải trả dài hạn nội bộ 134.967 180.464 220.325

3. Phải trả dài hạn khác 187.988 184.911 197.733

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 3.485.055 3.654.207 3.802.092 I. Vốn chủ sở hữu 3.015.369 3.042.521 3.112.135

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2.512.691 2.520.163 2.572.025

2. Quỹ đầu tư phát triển 502.678 522.358 540.110

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 469.686 611.686 689.957

1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 195.356 283.675 330.650

2. Nguồn kinh phí 274.330 328.011 359.307

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 6.449.530 6.837.028 7.122.218

( Nguồn : Phòng tài chính kế toán Công ty )

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán trên cho ta thấy được năm 2012 tổng tài sản mà Công ty đang quản lý và sử dụng là 7.122.218 nghìn đồng. Trong đó, tài sản lưu động là 6.821.771 nghìn đồng chiếm 95,78%, tài sản cố định là 300.447 nghìn đồng chiếm 4,22%. Như vậy, sự chênh lệch giữa vốn lưu động và vốn cố định là rất lớn. Nếu đánh giá khách quan thì ta thấy sự phân bổ, bố trí cơ cấu của Công ty là chưa hợp lý. Nhưng xét về mặt loại hình tổ chức và tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh thì ta có thể hiểu được sự chênh lệch nay. Bởi vì, đây là loại hình doanh nghiệp sản xuất nên việc sử dụng vốn lưu động lớn là điều tất yếu, nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

So sánh giá trị tài sản năm 2011 so với năm 2010 tăng 387.498 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 6%, còn năm 2012 so với năm 2011 ta thấy tài sản tăng 285.190 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,17%. Điều này cho thấy quy mô vốn của doanh nghiệp giảm đi so với năm trước. Nguyên nhân gây ra sự sụt giảm này là:

Do tài sản ngắn hạn năm 2011 tăng 437.886 nghìn đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,5%, còn năm 2012 tài sản ngắn hạn tăng 616.304 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ là 11,02%, dẫn đến tỷ trọng các khoản phải thu năm

2011 là 23,46% trong tổng tài sản ngắn hạn trong khi đó tỷ trọng các khoản phải thu năm 2012 là 22,81% giảm 0,65% so với năm 2011. Điều này thể hiện Công ty đã tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu, giảm bớt hiện tượng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, hạn chế việc bị chiếm dụng vốn từ bên ngoài. Trong đó, chủ yếu là do sự sụt giảm của khoản phải thu của khách hàng. Cụ thể khoản phải thu năm 2011 là 768.420 nghìn đồng đến năm 2012 là 845.138 nghìn đồng tăng 76.718 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ là 9,98%. Và các khoản phải thu khác cũng tăng 18.250 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 12,04%. Từ đó làm cho các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên. Điều này thể hiện rằng Công ty đã có những cố gắng nhất định trong việc thu hồi nợ của khách hàng nhưng dường như những biện pháp mà Công ty đang thực hiện chưa thực sự mang lại hiệu quả cao.

Mặt khác, bảng trên còn cho thấy tài sản dài hạn của Công ty năm 2011 giảm 50.388 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 3,88%, còn năm 2012 tài sản dài hạn giảm xuống 331.114 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 26,55%. Sự giảm sút này là do qua 2 năm 2011 và 2012 Công ty tập trung nhiều vào việc sản xuất trọng tâm không đầu tư nhiều vào các lĩnh vực khác nên kéo theo tài sản dài hạn cũng giảm theo. Tỷ trọng của tài sản dài hạn trong tổng tài sản năm 2011 so với năm 2010 giảm 1,88% ( trong đó tỷ trọng của tài sản dài hạn năm 2011 là 18,24%, năm 2010 là 20,12% ), năm 2012 so với năm 2011 giảm 5,38% ( trong đó tỷ trọng của tài sản dài hạn năm 2012 là 12,86%), điều này cho thấy được rằng Công ty đã có quan tâm đến việc đầu tư phát triển năng lực sản xuất nhưng sự quan tâm đó chưa thực sự hiệu quả và việc Công ty quá chú trọng vào đầu tư vào tài sản ngắn hạn mà không chú trọng lắm vào tài sản dài hạn dẫn đến sự mất cân đối giữa hai nguồn tài sản này. Do tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán nên khi tài sản của Công ty tăng lên hoặc giảm xuống cũng làm cho nguồn vốn của Công ty tăng lên hoặc giảm xuống. Vốn chủ sử hữu của năm 2011 tăng 169.152 nghìn đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ là 4,85%, còn năm 2012 thì tăng 147.885 nghìn đồng tương ứn với tỷ lệ 4,05% so với năm 2011. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2011 là 53,45%, năm 2012 là 53,38% giảm 0,07%. Còn nợ phải trả tăng 137.305 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,31%. Điều đó cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp chưa thục sự ổn định, khả năng thanh toán của Công ty chưa được tốt, Công ty vẫn còn phải vay vốn nhiều từ bên ngoài để kinh doanh, khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp chưa cao.

Tỷ trọng nợ phải trả năm 2012 chiếm 46,62% trong tổng nguồn vồn cho thấy khả năng khai thác huy động vốn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn đi vay từ bên ngoài. Đó là những nguồn vốn vay ngắn hạn và vốn vay tín dụng thương mại. Trong đó, năm 2012 so với năm 2011 tỷ trọng vay và nợ ngắn hạn là 15,05%, phải trả người bán là 0,96%, người mua trả tiền trước chiếm 5%. Điều này cho thấy tỷ trọng vay và nợ ngắn hạn của Công ty vẫn còn cao, nhưng thay vì điều đó thì tỷ lệ phải trả người bán đã giảm sút đáng kể, người mua trả tiền trước cũng tăng lên đáng kể, điều đó đã thể hiện được rằng Công ty đang trên đà phát triển nhanh và đã tạo được uy tín trên thị trường với các bạn hàng. Công ty cần phát huy những mặt tích cực để có thể khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần May và thương mại Tiên Lữ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w