Thực trạng hoạt động của thiết chế ba bên trong quan hệ lao động ở Việt Nam hiện

Một phần của tài liệu Vai trò và chức năng của thiết chế ba bên trong quan hệ lao động ở Việt Nam hiện nay (Trang 53)

động ở Việt Nam hiện nay

2.2.1. Những kết quả đạt được

Thiết chế quan hệ ba bên trong QHLĐ ở Việt Nam ra đời là một sự cần thiết khách quan, tồn tại lâu dài và có vai trò ngày càng to lớn trong việc thúc đẩy xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu thiết thực của nền kinh tế - xã hội đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đó là một trong những thiết chế tổ chức quan trọng của thể chế kinh tế thị trường liên quan đến vấn đề quan hệ ba bên và cơ chế ba bên trong QHLĐ, góp phần xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. Mô hình thiết chế ba bên là sự kết hợp giữa cơ chế

phối hợp liên ngành với phát huy vai trò của các cơ quan, tổ chức theo chức năng, có khả năng lồng ghép đa mục tiêu và tạo nên sức mạnh tổng hợp hướng vào thúc đẩy phát triển QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

Hoạt động của thiết chế quan hệ ba bên mà chủ yếu là ở cấp quốc gia (do ở cấp địa phương vừa mới hình thành) bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu kế hoạch đề ra, hướng vào những vấn đề trọng tâm, đồng thời tập trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc nhất trong thực tiễn về QHLĐ; coi trọng nâng cao nhận thức của các bên và toàn xã hội, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào việc xây dựng QHLĐ hài hòa và giải quyết tranh chấp lao động, đình công có kết quả hơn.

i) Với chức năng tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc ban hành các chính sách liên quan đến QHLĐ, Ủy ban QHLĐ đã đề xuất với Chính phủ thông qua Ban cán sự Đảng, Chính phủ trình Ban bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05/6/2008 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ; tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 18/8/2008 về Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 22-CT/TW; tư vấn cho Chính phủ ban hành một số Nghị định quan trọng: Nghị định số 133/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ về giải quyết tranh chấp lao động; Nghị định số 122/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 quy định Danh mục doanh nghiệp không được đình công (đã được sửa đổi, bổ sung thành Nghị định số 28/2011/NĐ- CP); Nghị định số 11/2008/NĐ-CP ngày 31/1/2008 quy định về việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp đình công bất hợp pháp gây thiệt hại cho NSDLĐ; Nghị định số 12/2008/NĐ-CP ngày 30/1/2008 quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành Điều 176 của BLLĐ về hoãn hoặc ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động…

ii) Về tuyên truyền, phổ biến và thực thi pháp luật lao động

Thực hiện Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/2/3009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho NLĐ và NSDLĐ trong các loại hình doanh nghiệp từ năm 2009 đến năm 2012. Theo đó các cơ quan chức năng thuộc thành viên của Ủy ban QHLĐ được giao nhiệm vụ xây dựng các Tiểu đề án để triển khai thực hiện trong phạm vi mình phụ trách, cụ thể:

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng tài liệu nguồn để phục vụ công tác tuyên truyền; tập huấn cho cán bộ làm công tác tuyên truyền của các Bộ, ngành và địa phương; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương tổ chức các chuyên mục trên các phương tiện truyền thông;

- Tổng LĐLĐ Việt Nam có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động cho NLĐ;

- VCCI và Liên minh HTX Việt Nam có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho NSDLĐ.

iii) Thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đối tác trong QHLĐ, trong đó tập trung vào việc thành lập và kiện toàn tổ chức đại diện NSDLĐ ở địa phương, từ 8 chi nhánh đại diện cho VCCI tại 8 tỉnh, thành phố, đến nay đã thành lập mới được 20 tổ chức Hội đồng NSDLĐ tại các địa phương; đẩy mạnh việc thành lập, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn trong các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đến nay có trên 60% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn.

iv) Hỗ trợ các địa phương tăng cường các giải pháp xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ và giải quyết tranh chấp lao động, đình công trong doanh

nghiệp; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành về QHLĐ, xây dựng đề án phát triển QHLĐ lành mạnh tại địa phương.

v) Hỗ trợ thành lập thiết chế ba bên (Ban QHLĐ) ở cấp địa phương mà bắt đầu thí điểm ở thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thông qua văn bản số 2112/LĐTBXH-LĐTL ngày 25/6/2010 hướng dẫn thành lập Ban QHLĐ cấp tỉnh cho thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.2. Những bất cập và hạn chế

Mô hình Ủy ban QHLĐ dựa trên nền tảng là quan hệ ba bên và cơ chế ba bên trong kinh tế thị trường, do đó mô hình này chỉ phát huy hiệu quả khi quan hệ ba bên và cơ chế ba bên đã hình thành và phát triển theo đúng nguyên tắc thị trường. Tuy nhiên, mô hình Ủy ban QHLĐ hiện nay cũng còn nhiều hạn chế:

i) Quan hệ ba bên và cơ chế ba bên ở nước ta tuy đã hình thành, nhưng còn sơ khai, đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện nên chưa có những nội dung hoạt động đầy đủ và toàn diện đúng như kinh tế thị trường. Quan hệ ba bên và cơ chế ba bên ở Việt nam tuy ở phạm vi quốc gia nhưng độ bao phủ tác động mới chỉ đối với khu vực sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp), lao động có QHLĐ mới chiếm khoảng 30% lực lượng lao động [10]. Trên thực tế, hoạt động tham vấn, tư vấn chính sách thông qua Uỷ ban QHLĐ còn mang tính vụ việc, chưa có tính thường xuyên và chuyên nghiệp.

ii) Thành phần và cơ cấu thành phần của Ủy ban QHLĐ tuy đã bao gồm đại diện quan hệ ba bên trong QHLĐ (Chính phủ, đại diện NSDLĐ và đại diện NLĐ), nhưng chưa được mở rộng về số lượng (thông thường ở cấp quốc gia mỗi bên có thành phần như nhau và từ 4-5 thành viên cho mỗi bên). Tuy nhiên, thành viên đại diện cho NLĐ còn ít và chưa có thành viên là từ NLĐ

trực tiếp sản xuất; về đại diện cho NSDLĐ chưa có thành viên từ các hiệp hội ngành, nghề. Với thành phần như hiện nay, chưa thật sự đảm bảo sự bình đẳng của các bên.

iii) Chức năng và nhiệm vụ của Ủy ban hiện nay cơ bản là phù hợp, nhưng với yêu cầu ngày càng phát triển của QHLĐ trong kinh tế thị trường đầy đủ ở nước ta trong tương lai thì chưa đủ, cần được mở rộng hơn. Chức năng, nhiệm vụ hiện nay chỉ phù hợp với giai đoạn đầu và còn hoạt động kiêm nhiệm là chính, thiếu tính chuyên trách và chuyên nghiệp. Đặc biệt là:

- Chưa coi trọng đúng mức chức năng và nhiệm vụ tham vấn rộng rãi các đối tác xã hội (các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức phi Chính phủ khác) liên quan đến QHLĐ và quan hệ ba bên; hoạt động tham vấn, tư vấn chính sách thông qua Ủy ban QHLĐ còn mang tính vụ việc, chưa có tính thường xuyên và chuyên nghiệp;

- Thiếu sự hoạt động của Ủy ban trong việc tổ chức giám sát QHLĐ phi nhà nước, nhất là phát huy vai trò giám sát của các đối tác xã hội;

- Việc giải quyết tranh chấp lao động phi tòa án và tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ xây dựng QHLĐ chưa gắn với trách nhiệm của Ủy ban;

- Việc tham gia hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế tương ứng chưa được đặt ra cho Ủy ban;

iv) Cơ cấu tổ chức bên trong của Ủy ban QHLĐ hiện nay có Bộ phận thường trực giúp việc Ủy ban đặt tại Vụ Lao động - Tiền lương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là phù hợp. Tuy nhiên, đó là cơ cấu tổ chức rất tối thiểu của một Ủy ban. Trong nền kinh tế thị trường đầy đủ và QHLĐ phát triển, rất nhiều vấn đề về QHLĐ quan trọng cần phải có cơ cấu tổ chức bên trong tương ứng của Ủy ban QHLĐ, nhất là về vấn đề tiền lương (Hội đồng tiền lương quốc gia dự kiến sẽ được thành lập trong năm 2013), an toàn và vệ

sinh lao động, giải quyết tranh chấp lao động phi tòa án (đã có Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh), hợp tác quốc tế giữa các tổ chức tương ứng như Ủy ban QHLĐ của Việt Nam.

v) Mặc dù ở một số tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã hình thành Tổ công tác liên ngành nhằm tăng cường cơ chế phối hợp ba bên trong QHLĐ ở địa phương và đã phát huy hiệu quả thực sự trong việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công, nhưng chỉ mang tính tạm thời, chưa có tính pháp lý. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản số 2112/LĐTBXH-LĐTL ngày 25/6/2010 hướng dẫn thí điểm thành lập Ban QHLĐ cấp tỉnh cho thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên đến nay mới chỉ có thành phố Hà Nội đã thành lập được Ban QHLĐ theo Quyết định số 2322/QĐ- UBND ngày 29/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội. Vấn đề cần đặt ra hiện nay là phải tích cực đẩy mạnh các hoạt động của Ban QHLĐ thành phố Hà Nội, thành lập Ban QHLĐ thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời thiết lập các Ban QHLĐ tại các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là ở các địa phương thuộc các vùng kinh tế trọng điểm, có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và doanh nghiệp FDI, nơi có tranh chấp lao động phát triển mạnh và sôi động, QHLĐ diễn biết phức tạp và có nhiều cuộc đình công tự phát xảy ra. vi) Từ khi thành lập Ủy ban QHLĐ đến nay, mặc dù Ủy ban hoạt động rất tích cực, nhưng do mới thành lập, năng lực cán bộ, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc còn hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm nên chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng trong thúc đẩy xây dựng QHLĐ ở doanh nghiệp. Hoạt động của Ủy ban còn mang tính hành chính, sự vụ, ngắn hạn, thiếu một kế hoạch dài hạn và mang tính chuyên nghiệp nên tác động vào thực tiễn còn hạn chế. Tình hình QHLĐ trong doanh nghiệp còn diễn biến phức tạp, tranh chấp lao động và đình công không đúng trình tự pháp luật có xu hướng tăng, nhất là trong các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân, theo tổng hợp của Bộ

Lao động – Thương binh và Xã hội trong năm 2011 cả nước đã xảy ra 885 vụ đình công, tăng gấp 2 lần so với năm 2010.

vii) Thiếu hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ đa d ạng, linh hoạt và có sự tham gia của các đối tác xã hội nhằm t húc đẩy QHLĐ phát triển lành mạnh ; nhất là di ̣ch vu ̣ hướng dẫn, tư vấn pháp lý về QHLĐ, dịch vụ đào tạo nâng cao năng lực cho các chủ thể đa ̣i diê ̣n các bên trong QHLĐ và các dịch vụ cần thiết khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.1. Tình hình đình công trong các doanh nghiệp từ năm 2005 đến 2011 Năm Tổng số cuộc đình công cả nƣớc Doanh nghiệp Nhà nƣớc Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài Doanh nghiệp dân doanh Số vụ % so cả nƣớc Số vụ % so cả nƣớc Số vụ % so cả nƣớc 2005 152 8 5.3 105 69.1 39 25.7 2006 390 4 1.0 287 73.6 99 25.4 2007 551 1 0.2 438 79.5 112 20.3 2008 720 0 0.0 584 81.1 136 18.9 2009 217 0 0.0 157 72.4 60 27.6 2010 213 0 0.0 181 85.0 32 15.0 2011 885 0 0.0 662 77.25 223 22.75 Tổng số 3128 13 0.41 2414 77.17 701 22.42

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tình hình đình công hằng năm của các địa phương (Vụ Lao động – Tiền lương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

Tóm lại, thiết chế ba bên trong QHLĐ ở nước ta mà cụ thể là Ủy ban QHLĐ được thành lập theo lộ trình và có cơ sở pháp lý rõ ràng, phù hợp với

thông lệ quốc tế và điều kiện cụ thể của Việt Nam. Sự hoàn thiện ngày càng cao của hệ thống pháp luật lao động nói chung và pháp luật về QHLĐ nói riêng đã và đang góp phần tạo cơ sở pháp lý cho sự hình thành và phát triển của Ủy ban QHLĐ. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của thiết chế ba bên trong QHLĐ còn sơ sài, thiết chế ba bên chỉ mới ở mức sơ khai, trong hoạt động còn gặp nhiều hạn chế. Vì vậy, để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của Ủy ban QHLĐ cần thiết phải đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với thiết chế ba bên trong QHLĐ ở nước ta.

CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI THIẾT CHẾ BA BÊN

TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với thiết chế ba bên trong quan hệ lao động ở Việt Nam hiện nay

3.1.1. Yếu tố khách quan

i) Tình hình kinh tế - xã hội

Tình hình kinh tế xã hội nước ta những năm gần đây có nhiều biến động, điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tính đến cuối năm 2011, ở Việt Nam có khoảng 622.977 doanh nghiệp, trong đó có 79.014 công ty giải thể, riêng năm 2011, cả nước có 77.548 doanh nghiệp thành lập mới thì 7.611 đơn vị sớm dừng hoạt động [6]. Doanh nghiệp giải thể, phá sản kéo theo tình trạng thất nghiệp gia tăng. Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi 6 tháng đầu năm 2012 là 2,29%. Trong đó khu vực thành thị là 3,62%, khu vực nông thôn là 1,65% (năm 2011 các tỷ lệ tương ứng là: 2,27%, 3,6%, 1,71%) [22]. Như vậy, so với năm 2011 thì tỷ lệ thất nghiệp 6 tháng đầu năm 2012 đã tăng lên và dự báo cho đến cuối năm 2012 tỷ lệ này sẽ tăng cao do nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thách thức và tiềm ẩn yếu tố rủi ro, biến động. Tình hình kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề trong QHLĐ dẫn đến tranh chấp lao động và đình công gia tăng và diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ ba bên trong QHLĐ ở nước ta.

Bảng 3.1. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lƣợng lao động trong độ tuổi từ năm 2008 – tháng 6/2012

Năm

Tỷ lệ thất nghiệp (%) Tỷ lệ thiếu việc làm (%)

Cả nƣớc Thành thị Nông thôn Chung Thành thị Nông thôn 2008 2.38 4.65 1.53 5.1 2.34 6.1 2009 2.9 4.6 2.25 5.61 3.33 6.51 2010 2.88 4.29 2.3 3.57 1.82 4.26 2011 2.27 3.6 1.71 3.34 1.82 3.96 6 tháng đầu năm 2012 2.29 3.62 1.65 3.06 1.92 3.6

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

ii) Quá trình đô thị hóa và xu hướng toàn cầu hóa

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và xu hướ ng toàn cầu hoá cũng đang tác động mạnh đến quan hệ ba bên, ảnh hưởng đến hoạt động của thiết chế ba bên trong QHLĐ ở nước ta hiện nay. Quá trình toàn cầu hoá kinh tế là

Một phần của tài liệu Vai trò và chức năng của thiết chế ba bên trong quan hệ lao động ở Việt Nam hiện nay (Trang 53)