Thiết chế ba bên trong quan hệ lao động tại Malaysia

Một phần của tài liệu Vai trò và chức năng của thiết chế ba bên trong quan hệ lao động ở Việt Nam hiện nay (Trang 36)

Năm 1967, Malaysia đã ban hành Luật về QHLĐ, gồm có 10 chương, quy định cụ thể các vấn đề như: Bảo vệ quyền của NLĐ và NSDLĐ và các tổ chức đại diện của họ; về việc công nhận và phạm vi đại diện của các tổ chức đại diện cho NLĐ và NSDLĐ; về thương lượng tập thể và thỏa ước lao động tập thể; về hoạt động hòa giải; về đại diện của các bên tại các vụ xử về việc đuổi (cho nghỉ) việc; về việc tổ chức và hoạt động của Tòa lao động; về các hoạt động điều tra về các tranh chấp lao động; về quy trình thủ tục tiến hành tranh chấp lao động, đình công, bế xưởng và các vấn đề phát sinh từ các hành động này.

Luật về QHLĐ của Malaysia quy định ba nhóm vấn đề chính gồm: (1) hai chủ thể trong QHLĐ (NLĐ, NSDLĐ và các tổ chức đại diện của họ); (2) về sự tương tác giữa các chủ thể này (thương lượng, thỏa ước, tranh chấp, đình công, bế xưởng) và (3) các hoạt động quản lý, hỗ trợ sự tương tác này (công nhận các tổ chức đại diện, hòa giải, tòa án, điều tra).

Các thiết chế về QHLĐ của Malaysia được xây dựng theo một mô hình riêng, với một triết lý là có sự tham gia khá sâu rộng của nhà nước vào các cơ chế ba bên. Các thiết chế ba bên của Malaysia gồm:

Hội đồng cố vấn lao động quốc gia: đây là cơ quan mang tính chất ba bên cấp cao nhất, đứng đầu là Bộ trưởng Bộ Nhân lực Malaysia. Hội đồng này thảo luận và quyết định những vấn đề theo yêu cầu của công đoàn và đại diện cho NSDLĐ; Ban phát triển nhân lực; Ban an sinh xã hội thuộc Tổ chức an sinh xã hội Malaysia đảm bảo phúc lợi cho NLĐ bị tai nạn lao động; Ban khiếu nại về vấn đề an sinh xã hội; Quỹ phát triển nguồn nhân lực; Ủy ban cố

vấn quốc gia về tinh giảm biên chế; Hội đồng tiền lương của lao động làm nghề bán hàng; Hội đồng tiền lương của nhân viên nhà hàng, quán bar và khách sạn; Hội đồng cố vấn quốc gia về an toàn và vệ sinh lao động; Tòa án lao động.

Ngoài ra, còn một loạt các cơ chế khác đặt tại các cơ quan của Chính phủ, bao gồm: Hội đồng năng suất quốc gia; Ủy ban về năng suất quốc gia trong ngành chế tạo; Ủy ban về Quỹ dự phòng của viên chức; Hội đồng cố vấn cho người tiêu dùng; Hội đồng tư vấn quốc gia về xóa bỏ sử dụng ma túy; Hội đồng về toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Chức năng quản lý nhà nước về QHLĐ được giao cho Cục QHLĐ, thuộc Bộ Nguồn nhân lực (Bộ Lao động) Malaysia. Cục QHLĐ có 4 nhóm chức năng:

- Tham mưu cho Bộ trưởng về các vấn đề liên quan tới QHLĐ, bao gồm cả các vấn đề liên quan tới tòa lao động; tham mưu cho NLĐ và NSDLĐ và các tổ chức đại diện của họ về các vấn đề liên quan tới QHLĐ;

- Khuyến trợ việc tổ chức thành lập một cách dân chủ và có trách nhiệm các tổ chức đại diện cho NLĐ và NSDLĐ; thúc đẩy và hỗ trợ hoạt động thương lượng giữa các tổ chức đại diện cho NLĐ và NSDLĐ về điều kiện việc làm; duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức đại diện cho NLĐ và NSDLĐ để duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa lao động và quản lý.

- Hỗ trợ trong việc ngăn ngừa và giải quyết các tranh chấp lao động, đình công, bế xưởng thông qua các hành động chủ động hỗ trợ can thiệp sớm.

- Thống kê về tranh chấp, đình công, bế xưởng, thỏa ước lao động, các trường hợp cho thôi việc; thông tin về xu hướng tiền công trên thị trường lao động; chuẩn bị báo cáo về các xu hướng (tình hình) QHLĐ, các mức tiền công thực tế và điều kiện việc làm trên thị trường lao động [8].

Một phần của tài liệu Vai trò và chức năng của thiết chế ba bên trong quan hệ lao động ở Việt Nam hiện nay (Trang 36)