Thiết chế ba bên trong quan hệ lao động tại Thái Lan

Một phần của tài liệu Vai trò và chức năng của thiết chế ba bên trong quan hệ lao động ở Việt Nam hiện nay (Trang 38)

Các thiết chế về quan hệ lao động của Thái lan bao gồm:

Hội đồng tư vấn về sự phát triển quốc gia được thành lập vào năm 1976, với 20 thành viên, trong đó 5 đại diện NLĐ, 5 đại diện NSDLĐ và 10 đại diện cho Chính phủ và các chuyên gia kỹ thuật. Ủy ban chịu trách nhiệm soạn thảo các chính sách lao động, xem xét các cách thức, biện pháp giải quyết các vấn đề lao động và đưa ra những ý kiến tư vấn cho Chính phủ.

Tòa án lao động được thành lập năm 1979, với các thẩm phán cấp trung ương được lựa chọn từ Bộ Tư pháp cùng với các thẩm phán được lựa chọn từ các tổ chức công đoàn và các hiệp hội của NSDLĐ, mỗi nơi 50 người. Tòa án chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp lao động phát sinh từ hợp đồng lao động, từ Luật bảo vệ lao động, Luật về QHLĐ.

Ủy ban về tiền lương được thành lập theo quyết định của Bộ Lao động năm 1975, bao gồm 15 thành viên, với số đại diện ngang nhau của ba bên. Chức năng của Ủy ban này là xác định mức tiền lương tối thiểu và trình Bộ trưởng Bộ Lao động để công bố và có hiệu lực như một văn bản pháp luật.

Ủy ban QHLĐ được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động, căn cứ theo Luật về QHLĐ năm 1975. Ủy ban bao gồm 15 thành viên, đại diện ngang nhau cho ba bên. Ủy ban có trách nhiệm làm trọng tài trong các trường hợp có khiếu nại về sự đối xử bất công trong QHLĐ và các tranh chấp lao động phát sinh theo quy định của Luật về QHLĐ.

Ủy ban về Quỹ bồi thường được Bộ trưởng Bộ Lao động thành lập theo Luật về Bồi thường năm 1994, gồm 13 thành viên, trong đó 3 thành viên từ đại hội của những NSDLĐ và số còn lại từ Ủy ban an sinh xã hội. Ủy ban này có chức năng xây dựng các nguyên tắc và quy chế của Quỹ bồi thường và hoạt

động như một bộ phận tư vấn cho Thủ tướng về những vấn đề liên quan tới Quỹ bồi thường.

Ủy ban An sinh xã hội được Bộ trưởng Bộ Lao động thành lập theo Luật về An sinh xã hội năm 1990. Ủy ban bao gồm 15 người với số đại diện ngang nhau từ ba bên. Ủy ban có trách nhiệm đưa ra những khuyến nghị đối với Bộ trưởng Bộ Lao động về các vấn đề liên quan tới quản lý quỹ an sinh xã hội.

Ủy ban về QHLĐ trong doanh nghiệp nhà nước được Bộ trưởng Bộ Lao động thành lập theo Luật về QHLĐ trong doanh nghiệp nhà nước năm 1990, gồm 21 thành viên, trong đó 6 đại diện cho Chính phủ, 5 đại diện cho hội NSDLĐ trong doanh nghiệp nhà nước, 5 từ các giám đốc doanh nghiệp nhà nước và 5 từ các nhà tư vấn cho Ủy ban.

Ngoài các Ủy ban và hội đồng mang tính chất ba bên được thành lập trên cơ sở các luật tương ứng nói trên, Thái Lan còn có một số thiết chế mang tính chất ba bên được thành lập theo các nghị quyết của Chính phủ hoặc của Bộ trưởng Bộ Lao động như: Ủy ban xúc tiến QHLĐ; Ủy ban về tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh lao động; Ủy ban về tiêu chuẩn chất lượng lao động; Ủy ban kiểm tra chất lượng lao động quốc gia; Ủy ban về xúc tiến an toàn vệ sinh lao động; Ủy ban về hợp tác đào tạo nghề; Ủy ban bảo vệ lao động chưa thành niên; Ủy ban về hệ thống quản lý thông tin lao động [8].

Một phần của tài liệu Vai trò và chức năng của thiết chế ba bên trong quan hệ lao động ở Việt Nam hiện nay (Trang 38)