Công tác giám định bồi thường.

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành bảo hiểm Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Trụ sở chính Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (Trang 36)

a. Công tác giám định.

Trong những năm qua công tác giám định được thực hiện tương đối tốt ở ABIC. Khi có rủi ro xảy ra, công ty cử ngay cán bộ xuống hiện trường giúp khách hàng khoanh vùng bảo vệ tài sản, hạn chế tối đa tổn thất có thể xảy ra. Theo thỏa thuận giữa người tham gia BH và ABIC mà việc giám định sẽ được thực hiện bởi ABIC hoặc giám định viên độc lập. Hiện nay, ABIC có quan hệ mật thiết với các công ty giám định tổn thất chuyên nghiệp và nhận được sự cộng tác hiệu quả của các công ty này trong việc đánh giá rủi ro, giám định và giải quyết khiếu nại. Vì vậy trong năm qua đã không xảy ra vụ khiếu nại nào về công tác giám định- bồi thường tại ABIC.

Nếu như năm 2008 tổng số vụ tổn thất phát sinh tương ứng với số vụ ABIC giám định là 6 vụ thì đến năm 2009 con số này là 4 vụ, năm 2010 là 5 vụ và năm 2011 là 5 vụ. Trong đó số vụ tổn thất phát sinh thuộc trách nhiệm công ty tương ứng là 3 vụ, 3 vụ, 2 vụ và 4 vụ. Như vậy so với tổng số vụ tổn thất phát sinh thì tỷ lệ số vụ tổn thất thuộc trách nhiệm bồi thường của công ty trung bình là 60%. Sở dĩ tỷ lệ tổn thất thuộc trách nhiệm của công ty sau giám định ở giai đoạn này luôn ở mức trung bình là do ABIC đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ phía các công ty giám định độc lập với kinh nghiệm tích luỹ lâu năm trong kinh doanh BH, do đó công tác giám định- bồi thường được thực hiện rất chuyên nghiệp, hiệu quả.

b. Công tác bồi thường

Để đánh giá chính xác công tác bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn tại ABIC, ta đi vào xem xét và phân tích tình hình bồi thường tổn thất của công ty thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.6: Tình hình bồi thường tổn thất nghiệp vụ BH hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt tại ABIC

Năm

Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 2011

1.Số vụ tổn thất Vụ 3 3 2 4

2. Số tiền bồi thường Trđ 559,53 1.351,98 1.900,64 2.319,22

4. Doanh thu phí BH Trđ 1.798 4.638 6.788 8.852

5. Tỷ lệ bồi thường % 31,12 29,15 28 26,2

6. Chi phí giám định Trđ 11.2 10,5 6,48 12,48

( Nguồn : Phòng tài sản kỹ thuật ABIC).

Qua bảng số liệu trên ta thấy mức chi bồi thường ở ABIC không đều giữa các năm và giữ ở mức bình thường, đặc biệt tỷ lệ bồi thường lên đến 31,12% vào năm 2008. Trong đó có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể xuất phát từ các khâu đánh giá rủi ro và đề phòng hạn chế tổn thất của công ty chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Mặt khác, công nghệ ngày càng hiện đại thì rủi ro ngày càng nhiều nên khi rủi ro xảy ra thì tổn thất là rất lớn.

- Số tiền bồi thường của nghiệp vụ này tăng khá nhanh. Năm 2008, số tiền bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn ở công ty là là 559,53 triệu đồng. Nhưng đến năm 2011 số tiền bồi thường của nghiệp vụ đã tăng lên đến 2.319,22 triệu đồng, tăng gấp 4,14 lần. STBT tăng với tốc độ nhanh có thể một phần là do gia tăng mạnh mẽ giá trị tài sản BH cho nên khi rủi ro xảy ra thì tổn thất thường là rất lớn. Mặt khác có thể là do kỷ luật trong khai thác và kiểm soát hồ sơ chưa được chấp hành một cách nghiêm ngặt.

- Tỷ lệ chi bồi thường có xu hướng giảm qua các năm. Đây là kết quả tương đối tốt với hoạt động kinh doanh của nghiệp vụ ở công ty. Đồng thời cũng cho thấy các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất mà ABIC đang thực hiện rất hiệu quả và nên tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển. Năm 2008 có tỷ lệ chi bồi thường cao nhất là 31,12%. Do đây là một trong những năm đầu tiên đi vào hoạt đông nên năng lực BH cũng như kinh nghiệm đánh giá rủi ro còn nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả kinh doanh của nghiêp vụ không như mong đợi.

- Sang đến năm 2011 tỷ lệ bồi thường là 26,3% đây là một tỷ lệ thấp nhất từ trước tới nay. Có được kết quả này là do công ty đã thực hiện cơ cấu tổ chức theo hướng tách bạch, chuyên nghiệp hóa từng khâu nhằm mục tiêu hướng đến khách hàng và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro. Công ty cũng từ chối nhận nhiều dịch vụ có giá phí và các điều kiện bảo hiểm không phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh

- Số vụ tổn thất và STBT bình quân một vụ tổn thất cũng tăng qua các năm, nhưng chi phí giám định mỗi vụ có xu hướng giảm. Nguyên nhân là có sự khác nhau về số tiền bồi thường và số vụ tổn thất xảy ra cũng như tính chất của vụ việc. Năm 2008 xảy ra 3 vụ tổn thất với số tiền bồi thường bình quân mỗi vụ là 186,51 triệu đồng, số tiền bồi thường này giữ ở mức bình thường điều đó cho ta thấy tổn thất do hỏa hoạn gây ra ở diện nhỏ. Tới năm 2010 và 2011 cùng với sự gia tăng về số đơn BH cũng như STBH cho nên tổn thất xảy ra với quy mô lớn hơn. Nhưng cũng phải nhận thấy rằng hậu quả của hoả hoạn sẽ ngày càng nghiêm trọng nên công ty cần phối hợp chặt chẽ với khách hàng, cảnh sát PCCC trong công tác đề phòng hạn chế tổn thất.

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành bảo hiểm Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Trụ sở chính Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (Trang 36)