Sự cần thiết hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quyền an tử những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 81)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA QUYỀN AN TỬ

3.3.1.Sự cần thiết hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam

3.3. Quan điểm, giải pháp liên quan đến quyền an tử ở Việt Nam

3.3.1.Sự cần thiết hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam

Việc quyền an tử là một vấn đề còn khá sớm để công nhận không có nghĩa là nhu cầu hợp pháp hóa quyền an tử không có. Hiện nay, dù điều kiện chưa cho phép nhưng việc triển khai lộ trình hợp pháp hóa quyền an tử tại Việt Nam là cần thiết và nên được xem xét nghiêm túc, đưa vào thực hiện, khi:

- Tuy chưa nhiều nhưng nhu cầu hưởng thụ quyền là có. Trong thời gian tới, khi hoạt động toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, lại thêm việc Việt Nam tăng cường gia nhập các tổ chức khu vực và quốc tế cũng như cam kết tôn trọng và đẩy mạnh các lĩnh vực liên quan đến quyền con người, người dân Việt Nam chắc chắn sẽ được tiếp xúc và có nhận thức rõ nét hơn về các quyền mới, trong đó có quyền an tử. Hệ quả không thể tránh khỏi là nhu cầu hưởng thụ quyền ngày càng tăng cao.

- Hiện nay việc không công nhận quyền đang gây nhiều sức ép lên không chỉ bệnh nhân có nhu cầu mà cả bác sĩ. Việc này kéo dài không những có ảnh hưởng không tốt lên mối quan hệ giữa người hành nghề y và người bệnh, mà còn trở thành một trong những lý do trực tiếp dẫn đến những biến tướng của hiện tượng an tử như tự tử hoặc trợ tử trái pháp luật.

- Có thể nói quyền an tử được hàm chứa trong quy định của nhiều quyền con người khác, như quyền sống, quyền riêng tư, quyền tự do tín ngưỡng. PGS.TS. Phùng Trung Tập nhâ ̣n đi ̣nh,

Hiện nay ở Việt Nam chưa có quy định nào nhằm điều chỉnh trường hợp cá nhân được quyền tìm giải pháp chết một cách thanh thản. Tuy nhiên, nếu xét về lĩnh vực pháp luật liên quan đến quyền của

con người thì vấn đề an tử cũng nên được đặt ra và xem xét, đánh giá trong một phạm vi nhất định và trong một hoàn cảnh cụ thể [3].

Ngoài ra, với việc Hiến pháp 2013 ra đời, trực tiếp ghi nhận quyền sống như một quyền con người, quyền cơ bản của công dân, việc nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến quyền này trong hệ thống pháp luật là một yêu cầu cấp thiết, trong đó bao gồm cả vấn đề an tử. Như vậy để đảm bảo sự thống nhất về mặt lý luận, lập pháp và hành pháp, cũng như hạn chế khó khăn trong thực tế áp dụng, việc hợp pháp hóa quyền an tử là điều cần thiết.

- Mọi hạn chế đối với việc hợp pháp hóa quyền an tử như vấn đề văn hóa, kinh tế và các yếu tố cấu trúc thượng tầng đều có khẳ năng cải thiện và thực tế đang được các nhà quản lý nỗ lực khắc phục từng ngày. Trong đó có thể kể đến các biện pháp như tuyên truyền, phổ biến kiến thức để an tử dần đi sâu vào đời sống nhân dân, thay đổi nhận thức hay việc mời chuyên gia, học hỏi kinh nghiệm lập pháp của những nước đã đi trước trong vấn đề hợp pháp hóa quyền an tử.

3.3.2. Đề xuất một số quy định cơ bản khi hợp pháp hóa quyền an tử

Hiện nay việc tranh cãi về quyền an tử không chỉ dừng ở những việc ủng hộ hay phản đối quyền này, mà còn đi xa hơn là tranh luận về hình thức cũng như nội dung quyền. Theo ý kiến của người viết, quyền an tử trước hết nên được ghi nhận như một quyền con người trong Hiến pháp, một quyền nhân thân trong Bộ luật dân sự, và dựa trên cơ sở đó, quy định chi tiết trong một văn bản riêng, Luật An tử, và phải đảm bảo được các nội dung chính sau:

-Thứ nhất, giải thích khái niệm: Đây là quy định không thể thiếu trong bất cứ một văn bản pháp luật nào. Đối với vấn đề quyền an tử quy định này càng cần thiết hơn khi tính đến tính chất nhạy cảm, phức tạp của quyền an tử, hậu quả nặng nề khi thực hiện sai cũng như thực tế thực hiện

pháp luật ở Việt Nam còn nhiều bất cập và không có sự đồng bộ. Các thuật ngữ cần giải thích gồm có:

+ Quyền an tử: Hiện nay ngay cả các quốc gia là cái nôi của quyền an tử, nơi quyền an tử có quá trình phát triển lâu dài và đã được hợp pháp hóa, khái niệm quyền an tử vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng. Vì vậy trước hết pháp luật nên quy định thế nào là quyền an tử ở các khía cạnh mang tính bản chất của vấn đề, cũng như thống nhất dùng thuật ngữ an tử, thay vì dùng thuật ngữ trợ tử hoặc dùng cả hai thuật ngữ, dễ gây nhầm lẫn cũng như chồng chéo với khái niệm “trợ giúp người khác tự tử”. Bởi xét về bản chất, hành vi an tử là bước tiến xa hơn của hành vi trợ tử. Việc hợp pháp hóa hành vi an tử cho phép bác sĩ và bệnh nhân thực hiện trợ tử mà không phải chịu bất cứ trách nhiệm pháp lý hoặc nghề nghiệp nào, nếu tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

+ Bệnh nan y: Có ý kiến cho rằng nên liệt kê tên chính xác của các bệnh mà theo đó bệnh nhân được hưởng thụ quyền an tử để tránh việc thực hiện quyền một cách tùy tiện, dựa trên đánh giá chủ quan. Tuy nhiên tác giả vẫn ủng hộ quan điểm định nghĩa khái niệm dựa trên các đặc điểm bản chất của khái niệm, bởi bệnh tật cũng là một yếu tố biến đổi không ngừng qua thời gian, không chỉ có các bệnh cũ biến chứng, phát triển lên một mức độ mới cao hơn mà ngày càng xuất hiện nhiều bệnh mới mà y học chưa tìm được phương pháp chữa trị. Dựa trên quan điểm này, bệnh nan y có thể được định nghĩa là bệnh không thể chữa trị và không thể phục hồi đã được xác nhận y tế và theo đánh giá y khoa hợp lý, sẽ dẫn tới cái chết không thể tránh khỏi cho người bệnh.

+ Bệnh nhân hợp thức: Bệnh nhân hợp thức cần được quy định là người có năng lực hành vi dân sự và đang mắc bệnh nan y. Đối với những bệnh nhân dưới 18 tuổi là những người chưa có đủ năng lực hành vi dân sự cần có những quy định bổ sung nhằm đảm bảo quyền và lợi ích đầy đủ và đúng đắn của chủ thể.

+ Người có liên quan: Người có liên quan bao gồm bác sĩ của người bệnh (bác sĩ phải là người có bằng cấp thực hành nghề, gồm bác sĩ điều trị, bác sĩ thứ hai, bác sĩ tâm lý và hội đồng bác sĩ); người thân có mối quan hệ huyết thống, hôn nhân, kết hợp dân sự hoặc quan hệ nuôi dưỡng; người được hưởng di sản của bệnh nhân sau khi người này mất theo hình thức thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc theo hợp đồng và người thực hiện hoặc nhân viên trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe hoặc trung tâm nơi bệnh nhân tiếp nhận điều trị y tế.

+ Các loại quyết định và xác nhận: Trong đó phải kể đến quyết định của bệnh nhân hợp thức, yêu cầu và tiếp nhận các phương pháp để chấm dứt cuộc sống của mình dựa trên tình trạng bệnh lý và các tư vấn của bác sĩ và xác nhận y khoa của bác sĩ là quan điểm y học của bác sĩ điều trị đã được xác nhận bởi bác sĩ thứ hai, người đã kiểm tra tình trạng bệnh nhân cũng như hồ sơ bệnh lý của bệnh nhân.

+ Chúc thư y tế (Living will) và Ủy quyền chăm sóc sức khỏe (Health- care Proxy): Đây là hai văn bản do người bệnh lập, trong đó thể hiện rõ ràng phương hướng điều trị người bệnh mong muốn tiếp nhận khi lâm vào tình trạng y tế đặc biệt và chỉ định người được ủy nhiệm thay người bệnh quyết định việc chăm sóc, chữa trị. Các văn bản này lập ra nhằm tránh sự xung đột giữa mong muốn đã thể hiện của người bệnh và quan điểm của những chủ thể khác (như gia đình, bạn bè…) cũng như loại bỏ những tranh chấp có thể xảy ra khi thực hiện mong muốn này.

+ Người giám hộ, người đại diện, người được bệnh nhân ủy quyền, người làm chứng cho chúc thư y tế: Các khái niệm này phải được quy định phù hợp với nội dung đã quy định trong pháp luật dân sự và các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan.

- Thứ hai, điều kiện của chủ thể hưởng thụ quyền an tử: Có thể nói các yêu cầu đối với bệnh nhân hợp thức là điều kiện cần, ngoài ra còn phải có các điều kiện đủ mà nếu bệnh nhân có thể thỏa mãn thì họ được hưởng thụ quyền an tử. Luật pháp nhiều quốc gia đã công nhận quyền an tử không tách riêng các điều kiện của chủ thể hưởng thụ quyền mà quy định trong các điều kiện để bác sĩ có thể tiến hành an tử cho bệnh nhân. Điều này khiến cho tính chất quyền thuộc về bệnh nhân bị mờ nhạt, không đúng với cách tiếp cận dựa trên quyền. Vì vậy cần tách thành một điều khoản riêng biệt, trong đó yêu cầu

+ Bệnh nhân là người có năng lực hành vi dân sự. Trường hợp bệnh nhân là người chưa đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có sự đồng ý của người giám hộ.

+ Bệnh nhân là người mắc bệnh an y, đang chịu nhiều đau đớn về thể chất hoặc tinh thần kéo dài và không có khả năng thuyên giảm

+ Bệnh nhân tự nguyện đưa ra yêu cầu xin được chấm dứt sự sống hoặc có các loại Văn bản chỉ định y pháp trị liệu, trong đó nêu rõ mong muốn hưởng thụ quyền an tử hoặc chỉ định người có vai trò quyết định các vấn đề chăm sóc y tế khi người bệnh lâm vào tình trạng không có khả năng quyết định.

+ Yêu cầu của hoặc Văn bản chỉ định y pháp trị liệu của bệnh nhân phải được lập trong tình trạng tỉnh táo, bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Yêu cầu phải là kết quả của quá trình xem xét cẩn trọng và bền vững.

+ Yêu cầu của bệnh nhân phải được lập liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần, có giãn cách thời gian giữa các lần lập yêu cầu.

Bệnh nhân có quyền rút lại yêu cầu và Văn bản chỉ định y pháp trị liệu của mình bất cứ lúc nào dưới bất kì hình thức nào mà không cần xem xét tình trạng tâm thần của người bệnh khi rút lại yêu cầu. Ngoài ra, cần đưa ra quy định cụ thể về số lượng lần yêu cầu tối thiểu và khoảng thời gian giãn cách giữa các đợt yêu cầu, đảm bảo yêu cầu là kết quả của quá trình suy nghĩ thận

trọng và là mong muốn lâu dài của bệnh nhân. Trước khi bệnh nhân đưa ra yêu cầu lần cuối, các bác sĩ phải đưa ra lời đề nghị rút lại yêu cầu.

Có ý kiến cho rằng việc quy định phạm vi người có quyền an tử hiện nay chỉ nên dừng ở người từ đủ 18 tuổi trở lên. Ý kiến này không phải không hợp lý khi xem xét tính chất nhạy cảm của quyền trong một xã hội còn mang nặng tư tưởng truyền thống như ở Việt Nam cũng như những hủ tục khiến quy định này có khả năng bị lợi dụng theo chiều hướng tiêu cực. Tuy nhiên việc cấm hoàn toàn người dưới 18 tuổi là không cần thiết, chỉ cần thắt chặt hơn các quy định hưởng thụ quyền cho đối tượng này (như có thực hiện tư vấn tâm lý, phải có sự đồng ý của người giám hộ…)

- Thứ ba, điều kiện đối với bác sĩ: Một trường hợp an tử có thể có sự tham gia của nhiều bác sĩ, bao gồm bác sĩ điều trị (bác sĩ chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc và đưa ra các phương pháp chữa trị bệnh tật cho bệnh nhân), bác sĩ tư vấn (bác sĩ chuyên sâu và có kinh nghiệm trong việc đưa ra chẩn đoán và tiên lượng chuyên nghiệp về bệnh tình của bệnh nhân) và bác sỹ tâm lý/tâm thần (bác sĩ chuyên về tâm thần học hoặc tâm lý học, chịu trách nhiệm xác định năng lực hành vi của bệnh nhân, chứng nhận bệnh nhân không mắc bệnh tâm lý hoặc tâm thần nào có ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và đưa ra quyết định). Ngoài những yêu cầu cơ bản của bác sĩ như đã có chứng chỉ hành nghề, đã và đang hành nghề, bác sĩ tham gia vào quá trình an tử còn phải đáp ứng một số điều kiện sau

+ Bác sĩ điều trị phải đảm bảo rằng bệnh nhân đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đối với bệnh nhân; bệnh nhân được cung cấp thông (về chẩn đoán và tiên lượng tình trạng y tế của bệnh nhân, về các phương pháp thực hiện an tử có thể dùng, về rủi ro tiềm tàng và hậu quả khi thực hiện an tử theo phương pháp lựa chọn, về các phương án thay thế khả thi như chăm sóc giảm nhẹ hoặc điều trị giảm đau, về việc bệnh nhân có thể rút lại yêu cầu bất cứ khi

nào…) và đã thảo luận với bệnh nhân về các thông tin này; thống nhất với bệnh nhân rằng không còn phương pháp thay thế nào khác cho tình trạng của bệnh nhân; đã tham khảo ý kiến của bác sĩ khác đóng vai trò tư vấn nhằm xác nhận một lần nữa tình trạng bệnh lý cũng như tâm lý của người bệnh; khi nghi ngờ tình trạng tâm lý/tâm thần của người đưa ra yêu cầu không ổn định, phải yêu cầu người bệnh thực hiện kiểm tra tâm lý/tâm thần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bác sĩ tư vấn và bác sĩ tâm lý/tâm thần phải xem xét hồ sơ bệnh án, kiểm tra bệnh nhân và đảm bảo tình trạng y tế của bệnh nhân đáp ứng nhu cầu được an tử. Bác sĩ tư vấn và bác sĩ tâm lý/tâm thần phải hoạt động độc lập, không chịu ảnh hưởng tác động của cả bệnh nhân lẫn bác sĩ điều trị.

+ Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ điều trị phải trao đổi ý kiến với người nhà bệnh nhân cũng như tổ y tá chăm sóc bệnh nhân (nếu có) nếu bệnh nhân yêu cầu như vậy. Phạm vi trao đổi có thể là tình trạng bệnh, quyết định an tử hoặc nội dung trúc thư y tế mà bệnh nhân đã lập và ký tên.

+ Bác sĩ phải tiến hành đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật. Mọi thủ tục phải được lập thành văn bản và có chữ ký của những người tham gia, làm căn cứ lưu hồ sơ. Bác sĩ có quyền từ chối thực hiện an tử cho bệnh nhân và có thể giới thiệu bệnh nhân đến bác sĩ khác, người đồng ý giúp bệnh nhân thực hiện nguyện vọng của họ.

- Thứ tư, quy định đối với cơ sở khám, chữa bệnh. Mặc dù ở một số quốc gia như Hà Lan, Bỉ nơi quyền an tử có quá trình phát triển lâu dài và đã được hợp pháp hóa, hành vi an tử được cho phép diễn ra tại nhiều nơi, thậm chí nhà của bệnh nhân. Theo một thống kê các trường hợp an tử tại Bỉ từ năm 2010 đến năm 2012, tổng số trường hợp an tử là 2086, trong đó các trường hợp thực hiện an tử tại bệnh viện chiếm 45%, bằng tỷ lệ các trường hợp an tử tại nhà. Các trường hợp thực hiện an tử tại trung tâm chăm sóc và địa điểm khác chiếm lần lượt 7% và 3%, một con số không lớn. Việc để bệnh nhân lựa

chọn địa điểm thực hiện hành vi an tử một mặt tạo điều kiện vật lý thuận lợi cho người bệnh, nhất là những người bệnh ở giai đoạn cuối, di chuyển khó khăn, mặt khác đáp ứng nguyện vọng của họ, nếu họ muốn được an nghỉ tại quê nhà. Tuy nhiên, quy định như vậy cũng có mặt trái. Thứ nhất, việc thực hiện an tử tại những địa điểm ngoài cơ sở khám chữa bệnh có khả năng bị lợi dụng làm sai lệch, nhất là khi diễn ra ở những khu vực tư nhân, không có sự kiểm soát của các cơ quan chức năng. Thứ hai, việc thực hiện an tử nhiều khi cần đến sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị y tế mà chỉ những cơ sở khám, chữa

Một phần của tài liệu Quyền an tử những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 81)