0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Pháp luật và những vấn đề nảy sinh về quyền an tử trong

Một phần của tài liệu QUYỀN AN TỬ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 75 -78 )

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA QUYỀN AN TỬ

3.1. Pháp luật và những vấn đề nảy sinh về quyền an tử trong

3.1.1. Quyền an tử theo pháp luật Việt Nam

Cho đến thời điểm hiện tại, quyền an tử vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ ở Việt Nam nói chung và trong hệ thống luật pháp Việt Nam nói riêng. Thuật ngữ này chưa từng xuất hiện trong bất cứ văn bản pháp lý nào của Việt Nam từ khi thành lập và trong suốt quá trình xây dựng, phát triển. Dấu ấn đầu tiên của quyền an tử trong hoạt động lập pháp của Việt Nam là tại kỳ họp thứ 6 và 7 Quốc hội Khóa XI (2004, 2005), Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách năm 2005, vấn đề quyền an tử (lúc này tồn tại dưới tên quyền được chết) được đưa vào dự thảo sửa đổi Bộ Luật Dân sự và nhận được sự quan tâm của nhiều Đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên đa số đại biểu cho rằng, đây là một vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với đạo lý người Á Đông hiện nay và không đồng ý với việc hợp pháp hóa quyền an tử. Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật Vũ Đức Khiển khẳng định: “Theo phong tục của Việt Nam, nếu quy định vấn đề này trong điều kiện hiện nay, thì không phù hợp” [14]. Đến năm 2013, khi cơ quan lập pháp Việt Nam tiến hành sửa đổi Hiến pháp 1992, vấn đề quyền an tử một lần nữa được chú ý tới và đề nghị đưa vào dự thảo. Tuy nhiên theo báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình bày tại Quốc hội của ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Trưởng ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, thì Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nhận thấy quyền an tử là vấn đề cần được quan tâm. Tuy vậy, đây cũng là một vấn đề

mới, còn nhiều ý kiến tranh luận khác nhau không chỉ ở nước ta mà ở nhiều nước trên thế giới. Do vậy, đề nghị Quốc hội cho tiếp tục nghiên cứu và chưa thể hiện trong Dự thảo Hiến pháp. Cùng năm, Bộ Y tế trong quá trình xây dựng Luật Dân số đã đề xuất việc cho phép thực hiện quyền an tử. Tuy nhiên nghiên cứu viên Trương Hồng Quang, Viện Khoa học Pháp lý, Bộ tư pháp cũng như nhiều người hành nghề luật khác cho rằng, không nên đưa vấn đề an tử vào Luật Dân số,

Pháp luật dân số quy định về các vấn đề liên quan tới dân số. Trong khi đó, về mặt lý thuyết thì “cái chết êm ái”, hay chính xác hơn là quyền được chết là một quyền nhân thân. Nếu được công nhận, trước hết phải được ghi nhận thành một quyền nhân thân trong Bộ luật Dân sự. Sau đó có thể hướng dẫn cụ thể quyền này ở Luật An tử hoặc một nghị định của Chính phủ. Việc đưa vấn đề an tử vào Luật Dân số là không phù hợp [6].

Như vậy, các nhà lập pháp Việt Nam đã quan tâm đến vấn đề mới – vấn đề quyền được chết, đồng thời đã hiểu được bản chất quyền được chết và xác định nó là quyền nhân thân. Tuy nhiên, quan điểm chung hiện nay ở Việt Nam là: Việc hợp pháp hóa quyền an tử là vấn đề quá sớm, cần thời gian lâu dài để thực hiện.

3.1.2. Nhu cầu thực tiễn về quyền an tử ở Việt Nam

Việt Nam có nhu cầu thực tiễn về quyền an tử không? Câu trả lời là có. Tuy chưa nghiên cứu nào đưa ra con số chính thức về số lượng bệnh nhân có nhu cầu hưởng thụ quyền an tử trên phạm vi toàn quốc tại Việt Nam, nhưng ngày càng có nhiều phản ánh về các trường hợp muốn hưởng thụ quyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ cả phía bác sĩ và bệnh nhân.

Một bác sĩ công tác tại bệnh viện K cho biết, thực tế có rất nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối phải trải qua những tháng ngày cuối đời vô cùng

đau đớn. Trong trạng thái vô vọng, có người ôm chân bác sĩ xin được chết. Nhiều bác sĩ trực tiếp điều trị, trực tiếp chứng kiến những khổ sở, chịu đựng của bệnh nhân, dù rất đau lòng đều phải trả lời không có cách nào giúp họ giải thoát, bởi thực tế luật pháp không cho phép. Bác sĩ này chia sẻ, "Có là người trực tiếp điều trị, chứng kiến mới thấy họ sống quá đau đớn, nếu pháp luật cho phép thì „cái chết êm ái‟ có lẽ là điều an ủi cho họ phần nào" [1]. Hay như y sĩ Nguyễn Hồng Thanh, công tác tại bệnh viện Quân y 103 cho biết, những năm tháng công tác trong ngành y, anh và các đồng nghiệp không ít lần chứng kiến những câu chuyện đau lòng về các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, chuyển sang đời sống thực vật. Bản thân những người bệnh bị đau đớn, còn người thân cũng khổ không kém. Với những bệnh nhân ung thư thì cảm nhận cái chết đến từng ngày là điều khó khăn nhưng còn đối với những bệnh nhân bị rơi vào tình trạng sống thực vật thì người thân của họ còn đau đớn hơn nữa.

Về phía người bệnh, một bệnh nhân tên Nguyễn Văn H. (55 tuổi, quê Phú Thọ) từng điều trị tại bệnh viện K (Quán Sứ, Hà Nội) vừa khóc vừa chia sẻ, "Tôi chỉ mong được nhận một liều thuốc nhân đạo để tôi chết được êm ả, để bản thân tôi không phải đau đớn kéo dài. Vợ con cũng không phải khổ sở, tốn kém tiền bạc cho tôi chữa bệnh trong tuyệt vọng” [13]. Ông H phát hiện ra bệnh ung thư dạ dày của mình khi đã bước vào giai đoạn cuối, mỗi ngày với ông đều là cực hình. Những đợt xạ trị khiến cơ thể nặng khoảng 55kg của ông H. héo mòn từng ngày, xuống còn 35kg. Mỗi lần cơn đau kéo đến, cơ thể ông H. co cụm, dúm dó lại. Công sức, tiền của gia đình ông H. đổ vào để duy trì sự sống kèm với đau đớn cũng không chống lại được định mệnh. Hay như trường hợp bà Nguyễn Thị L. (Kim Bôi - Hòa Bình) bị tai nạn giao thông cách đây 6 năm, điều trị tại bệnh viện Việt Đức trong tình trạng liệt toàn thân, nằm bất động và mọi sinh hoạt đều do chồng con đảm nhiệm. Ăn uống của bà

chỉ qua ống xông. Mặc dù thế, suy nghĩ của bà vẫn còn minh mẫn, và nhận thức được khả năng hồi phục là không có. Vì thế, nhiều lần bà đề nghị với bác sĩ cho được chết nhưng không được bởi pháp luật không cho phép họ làm vậy. Chị Trần Thu Tiến (53 tuổi, ở Phú Thọ) bị tai nạn giao thông cách đây đã 7 năm, liệt từ cổ trở xuống. Hiện giờ, chị nằm bất động ở nhà, mọi sinh hoạt đều trông cậy vào chồng và 3 con, ăn uống đều qua ống xông. Chị chia sẻ trong đau đớn,

Suy nghĩ của tôi còn minh mẫn, nhưng cơ thể thì bất động. Tôi nằm lâu nên cơ thể cũng lở loét, các con thay nhau dọn vệ sinh, lau chùi nhưng nhà cửa vẫn tanh tưởi, hôi hám. Khách đi vào toàn nhăn mặt, bịt mũi. Con trai tôi cũng đã gần 30 tuổi mà cũng không kiếm nổi vợ. Mấy lần có bạn gái, nhưng cứ dẫn bạn về, nhìn cảnh tôi nằm liệt, các cháu đều không quay lại. Tôi rất tuyệt vọng. Tuy nhiên, để chết được cũng khó lắm. Ngay cả việc trở mình tôi cũng phải nhờ các con thì tôi biết làm cách gì để chết được [6].

Như vậy tại Việt Nam, nhu cầu hưởng thụ quyền an tử có nhưng chưa phổ biến, chưa nhận được sự chú ý quan tâm từ cộng đồng. Nhưng không thể phủ nhận việc hiện nay nhu cầu có mà pháp luật chưa có hành lang pháp lý đã gây nên nhiều khó khăn và bức xúc cho người bệnh cũng như bác sĩ.

Một phần của tài liệu QUYỀN AN TỬ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 75 -78 )

×