Thực tiễn và pháp luật về quyền an tử ở một số quốc gia

Một phần của tài liệu Quyền an tử những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 50)

Hình 2.1: Bản đồ quốc gia/ vùng lãnh thổ đã hợp pháp hóa an tử hoặc trợ tử [48]

2.2.1. Quy định của các quốc gia và vùng lãnh thổ đã hợp pháp hoá quyền an tử

- Albania

An tử được hợp pháp hóa tại Albania từ năm 1999, luật quy định bất kì hình thức an tử tự nguyện nào cũng được phép theo đạo luật bệnh nan y 1995. An tử thụ động cũng được coi là đúng luật khi có từ ba thành viên trong gia

đình trở lên đồng ý với quyết định này. Đến nay, quy định này vẫn còn gây nhiều tranh cãi trong phạm vi quốc gia, chủ yếu là do các giáo hội Tin lành.

- Hà Lan

Sau 18 tháng thảo luận công khai, cuối năm 2000 chính phủ Hà Lan đã công bố và đệ trình dự thảo Luật Yêu cầu chấm dứt sự sống và Trợ tử lên Hạ viện, nơi dự thảo này được thông qua rất dễ dàng. Đầu năm 2001, dự thảo tiếp tục được trình lên Thượng viện, cũng được nhanh chóng được thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/04/2002. Mặc dù đến những năm đầu thế kỉ XXI Hà Lan mới có luật về an tử và trợ tử, tòa án nước này đã cho phép việc thực hiện an tử từ những năm 1980 và nhìn chung các bác sĩ không có nghĩa vụ duy trì sự sống của bệnh nhân trái với ý muốn của họ. Trong hơn 20 năm này, tòa án Hà Lan đã không buộc tội bất cứ bác sĩ thực hiện an tử nào.

Một số điểm đáng chú ý của Luật Yêu cầu chấm dứt sự sống và Trợ tử Hà Lan bao gồm:

+ Quy định về trách nhiệm cẩn trọng, giảm thiểu rủi ro: Quy định này yêu cầu bác sĩ thực hiện chấm dứt sự sống hoặc trợ tử với thái độ cẩn trọng. Theo quy định tại Điều 2 Chương 2:

Nhằm phù hợp với tiêu chuẩn trách nhiệm cẩn trọng được quy định tại đoạn 2 Điều 293 Bộ luật Hình sự, bác sĩ tham gia phải:

a. Đảm bảo rằng người bệnh đưa ra một yêu cầu tự nguyện và được xem xét cẩn trọng.

b. Đảm bảo rằng những đau khổ của người bệnh là không thể chịu đựng, và không có hy vọng cải thiện.

c. Đã thông báo cho người bệnh về tình trạng và viễn cảnh của họ. d. Cùng với người bệnh, đi đến kết luận rằng không còn cách hợp lý nào khác trong trường hợp của bệnh nhân

đã thấy tình trạng của bệnh nhân và có ý kiến bằng văn bản về trách nhiệm cẩn trọng được đề cập đến tại khoản từ a đến d của Điều này, và

f. Thực hiện chấm dứt sự sống hoặc trợ tử với trách nhiệm y khoa cẩn trọng và sự chú ý [30].

Ngoài ra, theo quy định trên, một người bệnh có thể được chứng nhận đủ điều kiện an tử hoặc trợ tử nếu bác sĩ tin rằng những đau khổ của người bệnh kéo dài và không thể chịu đựng được, không yêu cầu đó phải là đau đớn về thể xác hoặc người bệnh mắc bệnh nan y.

+ Cho phép an tử đối với người bệnh mất khả năng biểu đạt nguyện vọng. Người bệnh từ 16 tuổi trở lên có thể lập “tuyên bố bằng văn bản yêu cầu chấm dứt sự sống” [30, Khoản 2 Điều 2 Chương 2] trước mà theo đó, bác sĩ có thể thực hiện an tử. Tuyên bố bằng văn bản này phải được lập khi người lập không ở trong trạng thái y khoa đặc biệt nào.

Trẻ từ 16 đến 18 tuổi có thể yêu cầu và được an tử hoặc trợ tử. Bố hoặc mẹ hoặc cả bố và mẹ hoặc người giám hộ phải “tham gia vào quá trình quyết định” [43, Điều 2, Chương 2, Khoản 3], nhưng không cần phải chấp thuận.

Trẻ từ 12 đến 16 tuổi có thể yêu cầu và được an tử hoặc trợ tử. Bố hoặc mẹ hoặc cả bố và mẹ hoặc người giám hộ phải “đồng ý với việc chấm dứt cuộc sống hoặc trợ tử” [30, Điều 2, Chương 2, Khoản 4].

+ Quá trình an tử phải được giám sát bởi một ủy ban phi tư pháp: Mọi hoạt động an tử và trợ tử phải được một Ủy ban địa phương xét duyệt yêu cầu chấm dứt sự sống và trợ tử giám sát. Mỗi ủy ban địa phương phải “bao gồm trong mọi trường hợp một chuyên gia luật pháp làm chủ tịch hội đồng, một bác sĩ và một chuyên gia về các vấn đề đạo đức và triết học” [30, Điều 3 Chương 3, Khoản 2]. Chuyên gia về các vấn đề triết học phải là người có chuyên môn về các điều kiện tiên quyết cho một cuộc sống có ý nghĩa.

+ Thay đổi về nghĩa vụ chứng minh: Theo thực tiễn hoạt động an tử tại Hà Lan trước đây, nghĩa vụ chứng minh làm sáng tỏ mục đích và quá trình chấm dứt sự sống thuộc về bác sĩ. Pháp luật sửa đổi đã chuyển nghĩa vụ chứng minh này sang cho công tố viên, người được yêu cầu phải chứng minh việc chấm dứt sự sống không tuân thủ đúng trách nhiệm cẩn trọng. Công tố viên không được tiếp nhận thông tin nào nếu thông tin không do Ủy ban địa phương chuyển đến.

+ Không buộc phải là công dân: Điều khoản về du lịch an tử tồn tại. Mặc dù cơ quan quan hệ công chúng tuyên bố rằng chỉ công dân Hà Lan mới có thể tiếp nhận an tử và trợ tử, bản thân đạo luật không cấm bác sĩ thực hiện an tử cho những người không mang quốc tịch Hà Lan.

- Vương quốc Bỉ

Ngày 28/05/2002, Bỉ trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới thông qua Luật An tử. Luật chính thức có hiệu lực từ ngày 03/09/2002. Quy định của Bỉ có nhiều điểm tương tự với Hà Lan, đồng thời cũng có những khác biệt.

+ Luật An tử của Bỉ quy định rõ, “An tử được định nghĩa là chấm dứt cuộc sống của người khác một cách có chủ đích theo yêu cầu của người này” [19, Điều 2 Chương 1].

+ Luật cho phép người trưởng thành trong “tình trạng y tế vô vọng với đau khổ về mặt thể xác hoặc tinh thần dai dẳng và không thể chịu đựng cũng như làm thuyên giảm được" [19, Điều 3 Chương 2, Khoản 1] được yêu cầu an tử. Như Thượng nghị sỹ đảng xã hội chủ nghĩa Bỉ Philippe Mahoux đã nói, người đang chết dần chết mòn trong đau đớn là “thẩm phán duy nhất quyết định chất lượng cuộc sống và phẩm giá những phút cuối cuộc đời của chính họ” [52]. Luật quy định rằng ít nhất có hai bác sĩ tham gia vào quá trình và thêm một bác sĩ tâm lý nếu nghi ngờ về khả năng biểu đạt của người bệnh. Cả bác sĩ và người bệnh sẽ quyết định biện pháp nào là phù hợp nhất để kết thúc cuộc sống của người bệnh và thường là dùng thuốc quá liều hoặc tiêm thuốc độc.

+ Bác sĩ thực hiện an tử sẽ không vướng rào cản pháp lý nào nếu họ tuân thủ điều kiện và thủ tục được quy định, trong đó:

Người bệnh phải là người trưởng thành hoặc trẻ vị thành niên đủ tư cách công dân có năng lực pháp lý và nhận thức được điều mình làm khi đưa ra yêu cầu;

Yêu cầu được lập trên cơ sở tự nguyện, cẩn trọng và làm nhiều lần, và không phải là hệ quả của áp lực bên ngoài;

Tình trạng y tế của bệnh nhân là vô vọng, và người bệnh đang trải qua những đau khổ về thể xác hoặc tinh thần kéo dài, không thể chịu đựng, không thể thuyên giảm, do thương tật hoặc tình trạng bệnh lý nghiêm trọng và vô phương cứu chữa [19, Điều 3 Chương 2, Khoản 1].

+ Đặc biệt Bỉ cho phép tất cả bệnh nhân được tiếp cập với thuốc giảm đau miễn phí. Điều này nhằm đảm bảo rằng không bệnh nhân nào yêu cầu được an tử vì lý do nghèo khổ, hoặc do đau đớn của họ không được chữa trị. Thêm vào đó, nếu một bệnh nhân không mắc bệnh ở giai đoạn cuối, luật yêu cầu phải có ý kiến của chuyên gia y tế thứ ba.

+ Văn bản chỉ định các y pháp trị liệu: Tương tự quy định của Hà Lan, Bỉ công nhận sự hợp pháp của Văn bản chỉ định các y pháp trị liệu. Quy định này cho phép bác sĩ thực hiện an tử cho người không còn khả năng biểu đạt nguyện vọng, nhưng đã lập văn bản này khi họ còn có thể

+ Ngày 13/02/2014, Bỉ có những sửa đổi đáng kể đối với Luật An tử đã tồn tại hơn chục năm của đất nước này khi cho phép trẻ vị thành niên được yêu cầu an tử bằng cách tiêm thuốc độc. Với số phiếu 86 thuận 44 chống và 12 phiếu trắng, Hạ viện Bỉ đã thông qua dự luật trước đó đã được thông qua bởi Thượng viện. Đối tượng trẻ em không bị giới hạn độ tuổi, phải cận kề cái chết, chịu đựng đau đớn thể chất dai dẳng và không thể chịu được mà không

có cách chữa trị. Đồng thời trẻ phải có khả năng phân biệt và nhận thức tại thời điểm đưa ra yêu cầu. Yêu cầu phải được lập thành văn bản, được bác sĩ điều trị xác nhận và tán thành, được một bác sĩ khác xác nhận và trẻ phải trải qua quá trình kiểm tra tâm thần để chắc chắn trẻ có hiểu biết đầy đủ về yêu cầu này và kết quả kiểm tra phải được bác sĩ tâm thần chứng nhận.

- Đại Công quốc Luxembourg

Luxembourg là quốc gia thứ ba tại liên minh châu Âu (sau Hà Lan và Vương quốc Bỉ) hợp pháp hóa an tử và trợ tử. Sau một cuộc tranh luận công khai mạnh mẽ, tháng 02/2008, Quốc hội Luxemburg thông qua dự thảo luật với 30 phiếu thuận 26 phiếu chống. Ở một đất nước chủ yếu theo Công giáo, giới chuyên môn y khoa cực lực phản đối dự luật này. Mặc dù đã được Quốc hội thông qua, phải đến tháng 03/2009 đạo luật này mới phát sinh hiệu lực, do người đứng đầu nhà nước Đại Công quốc Luxembourg, Đại Công tước Henri từ chối kí vào dự thảo, và gây nên một cuộc khủng hoảng hiến pháp. Cuối cùng, quốc hội Luxembourg đã sửa đổi Hiến pháp và pháp luật, trong đó quy định vai trò của hoàng gia chỉ mang tính chất lễ nghi. Đồng thời, hoàn toàn thông qua và ban bố luật mới.

Luật an tử và trợ tử được quốc hội thông qua cho phép bác sĩ chấm dứt sự sống của bệnh nhân mắc bệnh nan y nếu người bệnh yêu cầu nhiều lần. Đạo luật yêu cầu quyết định an tử phải được một ban gồm các chuyên gia và hai bác sĩ thông qua. Bác sĩ tiến hành an tử hoặc trợ tử không phải đối mặt với hình phạt hình sự hoặc trách nhiệm dân sự

- Quebec, Canada

Ngày 5/6/2014, một dự thảo về an tử được quốc hội Quebec thông qua bằng hình thức bỏ phiếu. Dự thảo Đạo luật số 52 chính thức trở thành có hiệu lực với tỷ lệ 94 thuận 22 chống và không có phiếu trắng nào. Đạo luật này được tái đưa ra quốc hội mặc dù nhận được phản đối gay gắt từ những người lãnh đạo phong trào liệu pháp giảm nhẹ và nhóm ủng hộ người khuyết tật.

Tại Quebec an tử được hợp pháp hóa dưới hình thức bác sĩ tiêm thuốc gây tử vong khi nhận được sự đồng ý của người bệnh. Đạo luật của Quebec không yêu cầu ngặt nghèo như quy định tại một số vùng của quốc gia láng giềng Mỹ. Trong khi tại các bang đã cho phép trợ tử tại Mỹ, người bệnh phải được chẩn đoán rằng chỉ sống được nhiều nhất thêm 6 tháng, thì ở Quebec không áp dụng điều kiện này. Theo đạo luật mới, bệnh nhân phải là người trưởng thành mắc bệnh nan y và phải chịu “đau đớn về thể chất hoặc tinh thần kéo dài và không thể chịu đựng” [46, Khoản 4 Điều 26 Phần 2 Chương 4].

Đạo luật này cũng yêu cầu các tổ chức y tế (bao gồm bệnh viện, trung tâm chăm sóc và các cơ sở y tế khác) phải “Có liệu pháp chấm dứt cuộc sống và chắc chắn rằng liệu pháp này được dùng cho những người yêu cầu hưởng thụ không ngừng và bổ sung cho các liệu pháp khác đã và đang được dùng cho họ” [46, Điều 8, Phần 1, Chương 3].

Đạo luật 52 định nghĩa cơ sở là các trung tâm dịch vụ cộng đồng, bệnh viện, hoặc trung tâm chăm sóc dài hạn. Tuy nhiên, luật cũng cho phép trợ tử y tế được thực hiện tại nhà người bệnh.

Đạo luật mới cũng quy định trách nhiệm y đức quan trọng của bác sĩ. Bác sĩ được yêu cầu tham gia một cách tích cực vào quá trình chấm dứt sự sống của bệnh nhân, thay vì chỉ cho phép họ tự thực hiện. Điều 29 quy định, “Nếu một bác sĩ quyết định, sau khi áp dụng Điều 28, rằng trợ tử y tế có thể thực hiện với người bệnh yêu cầu hưởng thụ, bác sĩ phải thực hiện trợ tử y tế này và chăm sóc bệnh nhân đến khi họ chết” [46]. Nếu bác sĩ cho rằng chủ động chấm dứt sự sống của người bệnh là trái với lương tâm, luật yêu cầu họ, bất kể thuộc một trong những cơ sở y tế nói trên hay hoạt động tư, phải giới thiệu người bệnh đến bác sĩ khác đồng ý thực hiện an tử.

2.2.2. Quy định của các quốc gia và vùng lãnh thổ chưa hợp pháp hoá quyền an tử hoặc quy định một phần

- Tại một số quốc gia, quyền an tử được quy định một cách hạn chế, trong đó chỉ một hoặc một số hình thức an tử được cho phép, không phải tất cả.

Thụy Sĩ không có luật an tử hay trợ tử. Quyền an tử được coi là hợp pháp theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Hình sự Thụy Sĩ, có hiệu lực từ năm 1942, trong đó “Xúi giục tự tử và trợ tử: Bất kỳ người nào vì động cơ ích kỷ xúi giục hoặc trợ giúp người khác tự tử hoặc cố gắng tự tử mà sau đó người này tự tử hoặc cố gắng tự tử, bị phạt tiền hoặc phạt tù đến năm năm” [27]. Như vậy, trợ tử là một tội phạm chỉ khi có động cơ ích kỷ, như tự lợi. Mọi trường hợp trợ tử tại Thụy Sĩ đều được ghi hình lại. Khi một vụ việc được báo cáo với cảnh sát, một điều tra viên sẽ tiến hành điều tra. Mọi thành viên trong gia đình và bạn bè người được an tử sẽ có thể được mời đến phỏng vấn. Nếu không thấy có động cơ đê hèn hoặc ích kỷ, hay nói cách khác không có dấu hiệu tội phạm, vụ việc sẽ được khép lại. Việc xem xét cũng có thể diễn ra nếu có nghi ngờ về khả năng tự quyết của người bệnh. Điều 115 này được coi như sự cho phép về mặt pháp lý để xây dựng các tổ chức quản lý thuốc chấm dứt sự sống trong những năm 1980, 40 năm sau ngày bộ luật có hiệu lực. Ngoài ra, pháp luật Thụy Sỹ cũng quy định rằng „nghĩa vụ cứu sống không đứng cao hơn hành vi trợ tử vị tha. Quy định này đã bảo vệ những người thực hiện trợ tử, miễn là vì động cơ nhân đạo.

Tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, trợ tử đã được hợp pháp hóa tại 4 bang, bao gồm Oregon, Washington, Montana và Vermont. Tại 46 bang còn lại và quận Colombia, thực hiện an tử hoặc trợ tử bị coi là tôi hình sự. Trong 4 bang kể trên, chỉ có Oregon, Washington và Vermont có luật riêng quy định về an tử (Luật Cái chết nhân phẩm hoặc Luật Quyết định kết thúc cuộc sống), quyền an tử ở bang Montana được hợp pháp hóa và thừa nhận theo phán quyết của Tòa án tư pháp quận trong vụ Bexter v. Montana. Thẩm phán Dorothy McCarter tuyên rằng một bệnh nhân đủ năng lực, mắc bệnh nan y có quyền được chết nhân phẩm hợp pháp theo Điều 2, Chương 4 và Chương 10 Hiến pháp Montana. Trong đó quy định quyền “nhờ bác sĩ kê đơn thuốc gây

chết để người bệnh tự dùng khi quyết định chấm dứt cuộc đời của mình” [51]. Ngoài ra bản án còn tuyên rằng quyền này đã bảo vệ các bác sĩ thực hiện trợ tử đúng theo quy định. Tại Oregon, an tử được hợp pháp hóa theo Luật Cái chết nhân phẩm, có hiệu lực và được thực thi từ năm 1997, trong đó quy định,

Một người trưởng thành có đủ năng lực, là công dân của Oregon,

Một phần của tài liệu Quyền an tử những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)