Thƣ́ nhất , yếu tố tâm lý :TS Tâm lý Nguyễn Thị Hoa cho rằng , vấn đề trẻ em vi phạm pháp luật và đạo đức ở Thủ đô Hà Nội có phần tăng do nhiều nguyên nhân. Theo phân tích của TS Hoa, học sinh ở độ tuổi này (độ tuổi 12- 16) đang trải qua giai đoạn dậy thì, về cơ bản giống như người lớn. Có nhu
cầu giao tiếp rất lớn đặc biệt là sự giao tiếp với bạn bè, từ đó mà hình thành lên các nhóm bạn cùng sở thích.Tuy nhiên, cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng.
Về tâm lý các em muốn cảm nhận mình là người lớn, được suy nghĩ và làm việc như người lớn. Từ những suy nghĩ đó nên bột phát có những hành vi mạo hiểm như đua xe máy. Hơn nữa, theo TS Hoa: “Ở độ tuổi này các em muốn được người khác có cái nhìn “người lớn” về mình, nhất là bố mẹ, anh chị trong gia đình. Nhưng bố mẹ thì suy nghĩ ngược lại. Do vậy thường có những mâu thuẫn và hành vi chống đối như bỏ nhà ra đi. Hiện tượng này có xu hướng tăng ở độ tuổi từ 12- 16 tuổi”. Nguyên nhân nữa khiến tâm lý của thiếu niên ở lứa tuổi này thường có những việc làm quá với lứa tuổi đó là sự cảm nhận rõ ràng về sinh lý khác giới của mình. TS Hoa cũng chỉ rõ, tâm lý đó cũng có những biểu hiện tốt và xấu, như việc đua xe máy mà phía sau chở bạn gái thì vô cùng nguy hiểm [12].
Thƣ́ hai, yếu tố sinh lý:Thanh thiếu niên trong giai đoạn tuổi dậy thì, hệ thống thần kinh ở vào trạng thái chưa ổn định, về nhận thức, tình cảm, ý chí có sự thay đổi, điều này dễ khiến cho các em dễ hưng phấn, dễ hành động và làm việc theo cảm tính, dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động từ bên ngoài. Khi đối mặt với những vấn đề như tình cảm, học tập, giới tính, …các em dễ dàng có cảm giác hài lòng với chính mình. Các em cũng bắt đầu có nhu cầu tiếp xúc với các bạn khác giới, có nhu cầu được mọi người tôn trọng, nhu cầu thỏa mãn sự hiếu kì cũng như tò mò của mình…
Khi gặp phải những ảnh hưởng không tốt, các em dễ rơi vào những “cạm bẫy” tiêu cực. Từ đó dễ nảy sinh những hành động quá khích, ví dụ như có những học sinh thành tích học tập không tốt, các phương diện khác như ngoại hình, tài ăn nói cũng không tốt, nhưng các em lại có khao khát được thể hiện bản thân, rất muốn thể hiện mình và gây sự chú ý trước mặt người khác. Khi đó các em sẽ tìm cách thể hiện bản thân thông những hành vi chống đối, ngang bướng, bỏ học, mê mẩn với những trò chơi điện tử hoặc thậm chí là thực hiện những hành vi bạo lực, để thể hiện cái “tôi” của bản thân.