tắc hành vi thể hiện trong giao tiếp với mọi ngƣời, với Tổ quốc[38].
1.2.3. Mục đích của giáo dục đa ̣o đƣ́c cho trẻ em
GDĐĐ góp phần chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật. GDĐĐ nhằm hình thành những hiểu biết về các giá trị, chuẩn mực đạo đức và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó. Sự hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức là sự nhận thức về thiện - ác, tốt - xấu, đúng - sai, về cách ứng xử. Nếu thiếu những tri thức này con người sẽ không phân biệt được đâu là tốt, xấu, đâu là thiện, ác…do đó hành động của họ dễ dẫn đến sai lầm, bởi người ta chỉ hành động đúng trong chừng mực hiểu biết chính xác. GDĐĐ góp phần hình thành tình cảm đạo đức như lòng yêu thương, tôn trọng, niềm tin vào con người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt.
GDĐĐ giúp các em s ống tích cực, chủ động, có mu ̣c đích, có kế hoa ̣ch, để rèn luyện trở thành học sinh ngoan, công dân tốt của xã hô ̣i.
1.2.4. Sự cần thiết kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho trẻ em cho trẻ em
Chúng ta đã biết, cả pháp luật và đạo đức đều góp phần bảo vệ các giá trị chân chính, đều liên quan đến hành vi đến lợi ích của con người và xã hội. Pháp luật tham gia điều chỉnh quan hệ xã hội bằng những quy phạm, điều khoản quy định các quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Các quy phạm pháp luật quy định chi tiết các hành vi được phép và hành vi bị cấm đoán. Đồng thời, chúng còn xác định cụ thể cách cư xử lẫn những hình phạt sẽ áp dụng nếu chủ thể vi phạm. Ngoài ra, pháp luật còn thực hiện điều chỉnh mối quan hệ giữa con người và xã hội bằng sự bắt buộc, cưỡng chế từ bên ngoài. Trong khi đó, đạo đức lại điều
chỉnh các mối quan hệ bằng dư luận xã hội, bằng sự giác ngộ và sự thôi thúc từ bên trong. Sự khác biệt nhưng lại thống nhất này là cơ sở để pháp luật và đạo đức bổ sung và hỗ trợ nhau. Do vậy, có thể nói pháp luật không những là công cụ để quản lý nhà nước, mà còn là môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức. Bên cạnh đó đạo đức là gốc của pháp luật cho nên việc con người thực hiện tốt các quy phạm, các chuẩn mực đạo đức cũng là một bước để thực thi tốt pháp luật [31].
Tuy nhiên, đạo đức và pháp luật có những đặc điểm và tính chất khác nhau trong quá trình điều chỉnh hành vi của con người: đạo đức và pháp luật khác nhau về phương thức điều chỉnh hành vi con người; đạo đức thì mềm dẻo, pháp luật thì bắt buộc và cứng rắn; đạo đức mang tính chung, định hướng, pháp luật thì cụ thể và rõ ràng; đạo đức đạt được kết quả là một quá trình, pháp luật đạt được kết quả ngay tức thì; đạo đức là kết quả tự thân, bền vững, pháp luật là kết quả tác động từ bên ngoài, chưa bền vững.
Như vậy, đạo đức thì tình cảm và mềm dẻo: “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Pháp luật thì lạnh lùng và cứng rắn: “Pháp bất vị thân”, “Thuốc đắng dã tật”. Giữa đạo đức và pháp luật có mối quan hệ qua lại, tác động tương hỗ lẫn nhau. Chúng thống nhất với nhau ở đối tượng và mục tiêu là con người. Trái lại chúng khác nhau ở phương thức điều chỉnh hành vi của con người. Để nâng cao vai trò và phát triển ý thức đạo đức, ngoài các biện pháp tích cực khác, thì không thể thiếu vai trò của pháp luật và ý thức pháp quyền. Pháp luật càng chặt chẽ, càng đầy đủ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đề cao, khả năng điều chỉnh và giáo dục của đạo đức càng được mở rộng và ảnh hưởng một cách toàn diện, tích cực đến mọi hành vi, mọi mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội [29].
Đạo đức và pháp luật thống nhất với nhau ở mục tiêu của nó là điều chỉnh hành vi của con người để đảm bảo hoạt động bình thường của xã hội. Một người vi phạm đạo đức thường là vi phạm pháp luật và ngược lại vi phạm pháp luật cũng là vi phạm đạo đức. Đạo đức và pháp luật không tự nhiên mà có. Để con
người có được ý thức đạo đức và ý thức pháp luật đều là kết quả giáo dục lâu dài. Giáo dục cho con người có đạo đức cũng là giáo dục cho con người biết tôn trọng pháp luật, kỷ cương phép nước. GDPL cho còn người cũng là để bảo vệ giá trị đạo đức và nâng cao đạo đức con người. Vì vậy, GDĐĐ tạo nên những tiền đề cần thiết để hình thành ở công dân sự tôn trọng sâu sắc đối với pháp luật. Ngược lại, GDPL lại tạo ra khả năng thiết lập trong đời sống thực tiễn thường ngày những nguyên tắc của đạo đức, củng cố các nghĩa vụ đạo đức, thiết lập quan hệ bảo vệ hạnh phúc gia đình, bồi dưỡng thế hệ trẻ, kích thích sự giúp đỡ đồng chí, tính lương thiện, thật thà và không dung thứ với các biểu hiện chống đối xã hội.
Nền kinh tế thị trường với tính phức tạp, khó lường của nó luôn mong muốn các chủ thể tham gia là những người đàng hoàng , giữ tín nhiê ̣m... Chính những đòi hỏi, mong muốn này đặt ra những yêu cầu cho việc cần phải kết hợp pháp luật và đa ̣o đức trong sự tác động đến đời sống xã hội . Trong sự nghiệp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, công tác GDPL, đa ̣o đức có vai trò đặc biệt quan trọng. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này, chúng ta cần phải đổi mới mạnh mẽ việc GDPL cho trẻ em theo hướng lồng ghép giữa GDPL, GDĐĐ và kỹ năng sống cho trẻ em. Thiếu các kỹ năng sống, thiếu những bài học chính khóa và ngoại khóa cùng các sinh hoạt xã hội sinh động, thiết thực về kỹ năng sống, về đạo đức gia đình, nhà trường và xã hội, trẻ em dễ bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội và không biết cách tự bảo vệ mình[22].
Theo GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế bản chất đích thực của mối quan hệ giữa pháp luâ ̣t và đa ̣o đức suy cho cùng đó là vấn đề mang tính nguyên tắc: đa ̣o đức là cơ sở của pháp luâ ̣t [17, tr. 3]. Cho dù xã hô ̣i phát triển đến đâu , cũng không thể đa ̣t đến sự xóa nhòa đường biên , ranh giới giữa đa ̣o đức và pháp luâ ̣t . Chính vì vậy, kết hợp GDPL và GDĐĐ gắn với trang bị, thực hành các kỹ năng sống cho trẻ em chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả GDPL cho trẻ em ở nước ta hiện nay. Việc GDPL kết hợp với GDĐĐ không chỉ là một khẩu hiệu, một “chủ trương” phải
triển khai mà là một nhu cầu nội sinh của bản thân hoạt động GDPL.Thực tiễn đã chỉ ra rằng, GDĐĐ không thể thay thế GDPL, cũng như GDPL không thể thay thế GDĐĐ, vì mỗi loại hình giáo dục có mục đích, nội dung, hình thức và phương pháp riêng. Bên cạnh đó tùy từng lứa tuổi mà chúng ta có những nội dung GDĐĐ và pháp luật phù hợp để mỗi loại hình phát huy được vai trò của mình trong việc giáo dục nhân cách của con người Việt Nam.
GDPLkết hợp vớiGDĐĐlà điều kiện không thể thiếu được để hình thành hành vi hợp pháp và hợp đạo đức, hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật. Hiệu quả đấu tranh phòng và chống các vi phạm pháp luật sẽ được nâng cao nếu như xã hội và nhà nước quan tâm xây dựng môi trường xã hội – pháp cho những hành vi hợp pháp, hợp đạo đức và đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật.
1.3. Các yếu tố tác động đến việc giáo dục pháp luật,giáo dục đạo đức cho trẻ em