may tại công ty Quốc tế Hannam.
2.2.1.Khái quát về lực lượng công nhân may tại công ty quốc tếHannam. Hannam.
2.2.1.1.Đặc điểm về số lượng lao động.
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực dệt may, một trong các ngành đặc thù. Cho nên số lao động nữ trong công ty chiếm tỷ lệ lớn.
Bảng 2.6: Số lượng công nhân may trong công ty năm 2012
STT TÊN PHÂN XƯỞNG SỐ CÔNG NHÂN TỶ LỆ %
1 Xưởng may 1 1500 30.4 2 Xưởng may 2 2000 40.5 3 Xưởng cắt 350 7.1 4 Xưởng hoàn thành 835 16.9 5 Phân xưởng khác 138 2.8 Tổng số công nhân 4823 97.6
Tổng số lao động trong công ty 4940 100
(Nguồn: Phòng nhân sự)
Lực lượng công nhân may trong công ty được phân chia theo giới tính, theo tỉnh thành theo độ tuổi và theo trình độ.
Bảng 2.7: Tình hình biến động cơ cấu công nhân phân theo giới tính từ năm 2010 – 2012 (Đơn vị tính: Người) (Nguồn: Phòng Nhân sự) 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 NĂM CHỈ TIÊU Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) Tổng số 2789 100 3900 100 4823 100 1111 16.6 923 10.6 Lao động nữ 2549 91.4 3586 91.9 4561 94.6 1037 16.9 975 11.9 Lao động nam 240 8.6 314 8.1 262 5.4 74 13.3 -52 -9
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy tình hình lao động của công ty có sự biến đổi, từ năm 2010 số lao động trong công ty là 2789 người đến năm 2012 tổng số lao động là 4823 người đã tăng hơn năm 2000 người. Tỉ lệ giữa lao động nam và lao động nữ cũng thay đổi, tỉ lệ lao động nữ tăng từ năm 2010 từ 91.4% lên 91.9% năm 2011và đến năm 2012 là 94.6%, tỉ lệ lao động nam giảm theo từng năm từ năm 2010 chiếm 8.6% đến năm 2011 là 8.1% và đến năm 2012 tỷ lệ lao động là nam chỉ còn chiếm 5.4% trong tổng số công nhân của công ty. Số lượng lao động nữ nhiều hơn số lao động nam rất nhiều (năm 2012, lao động nữ chiếm 94.6%, trong khi lao động nam chỉ có 5.4%), nhưng với đặc thù của ngành may mặc cần sự tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc thì tỉ lệ này coi như hợp lý. Để có thể rõ hơn về tỷ lệ đó chúng ta có thể tham khảo qua hình 2.3 bên dưới:
Hình 2.3: Tỷ lệ công nhân phân theo giới tính từ năm 2010 – 2012
Nguyên nhân của sự thay đổi tăng số lượng lao động trên là do công ty đã mở thêm một xưởng may là phân xưởng 2 vào năm 2010. Số lao động trong phân xưởng 2 là 2000 lao động, chủ yếu là nữ công nhân may dẫn tới tỷ lệ chênh lệch về giới tính giữa nam và nữ càng tăng. Mục đích của việc mở thêm phân xưởng của công ty là để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nhằm đáp ứng kịp thời các đơn hàng từ các thị trường mà công ty đang cung cấp.
Ngoài ra lực lượng công nhân may của công ty còn được phân chia theo tỉnh thành, tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía bắc.
Bảng 2.8: Cơ cấu công nhân theo tỉnh thành từ năm 2010 - 2012
2010 2011 2012
TT TỈNH Người % Người % Người %
1 Vĩnh Phúc 2428 87.06 3368 86.36 3984 82.60 2 Phú Thọ 150 5.38 189 4.85 360 7.46 3 Hà Nội 125 4.48 198 5.08 254 5.27 4 Thanh Hóa 36 1.29 45 1.15 56 1.16 5 Thái Nguyên 0 0 7 0.18 18 0.37 6 Hải Dương 8 0.29 18 0.46 39 0.81 7 Ninh Bình 0 0 12 0.31 20 0.41 8 Bắc Ninh 20 0.72 25 0.64 40 0.83 9 Bắc Giang 22 0.79 38 0.97 52 1.08 Tổng 2789 100 3900 100 4823 100 (Nguồn: Phòng Nhân sự)
Số lao động của công ty chủ yếu ở Vĩnh Phúc chiếm hơn 80% tổng số lao động , sau đó là đến phú thọ chiếm 7.46% năm 2012 và Hà Nội chiếm 5.27% năm 2012. Ngoài ra còn có lao động đến từ Thái Nguyên, Thanh Hóa,
Hải Dương... Tỷ lệ lao động từ các tỉnh thành khác cũng thay đổi theo chiều hướng tăng từ năm 2010 đến năm 2012.
Hình 2.4: Tỷ lệ cơ cấu lao động phân theo tỉnh thành từ năm 2010 – 2012
(Nguồn: Phòng nhân sự)
Đặc thù công nhân may trong công ty chủ yếu là nữ ở độ tuổi từ 18-30 tuổi. Chúng Ta có thể tham khảo qua bảng 2.9 bên dưới:
Bảng 2.9: Cơ cấu công nhân may phân chia theo độ tuổi từ
năm 2010-2012
(Đơn vị tính: Người)
Phân theo độ tuổi
Năm Tổng số
công nhân 18 - 30 30 – 40 Từ 40 trở lên
Số lượng 2789 1860 809 120 2010 Tỷ lệ % 100 66.7 29 4.3 Số lượng 3900 2650 1164 86 2011 Tỷ lệ % 100 67.9 29.8 2.3 Số lượng 4823 3485 1223 115 2012 Tỷ lệ % 100 72.3 25.4 2.1 (Nguồn : Phòng TC –HC)
Qua bảng số liệu về cơ cấu công nhân may phân chia theo độ tuổi từ năm 2010-2012 tại công ty ta thấy rằng công nhân may có độ tuổi trẻ chủ yếu từ 18-30 tuổi, tỷ lệ trẻ hóa tăng dần trong từng năm từ 66.7% năm 2010 tăng lên 67.9% năm 2011 và đến năm 2012 là 72.3%. Độ tuổi này rất phù hợp với ngành may, nhưng nó cũng là nguyên nhân chính dẫn tới sự biến động về lao động trong công ty.
Chủ yếu các công nhân là nữ trong độ tuổi lao động, dưới áp lực nặng nề của công việc và trách nhiệm của mỗi người trong gia đình nên khó tránh khỏi sự ảnh hưởng giữa hai việc này. Chính vì vậy mà công ty cần đưa ra các hình thức đào tạo tay nghề cho công nhân may phù hợp để họ có thể nâng cao trình độ, tay nghề, giảm bớt được áp lực từ công việc. Để từ đó họ có thể yên tâm lao động và sản xuất, góp phần giảm thiểu bớt sự biến động về tình hình lao động trong công ty.
Ngoài ra cơ cấu công nhân may trong công ty còn phân chia theo trình độ học vấn, chúng ta có thể tham khảo qua bảng 2.10 bên dưới:
Bảng 2.10: Cơ cấu công nhân may phân chia theo trình độ từ
năm 2010-2012 Đơn vị tính: Người Phân theo trình độ học vấn Năm Tổng số công nhân Đại học, Cao đẳng Trung cấp Chứng nhận nghề Số lượng 2789 255 850 1684 2010 Tỷ lệ % 100 9.1 30.5 60.4 Số lượng 3900 564 1230 2106 2011 Tỷ lệ % 100 14.5 31.5 54 Số lượng 4823 690 1550 2583 2012 Tỷ lệ % 100 14.3 32.1 53.6 (Nguồn: phòng TC-HC)
Qua bảng trên ta thấy trình độ học vấn của công nhân may trong công ty không đồng đều. Số người có trình độ đại học, cao đẳng năm 2010 chiếm 9.1%, trung cấp chiếm 30.5%, chứng nhận nghề là 60.4%. Tỷ lệ này tăng trong từng dần đến năm 2012 thì số người trình độ đại học, cao đẳng là 14.3%, trung cấp là 32.1%, chứng nhận nghề 53.6%. Do vậy trong thời gian công ty cần chú trọng, quan tâm đến việc nâng cao trình độ học vấn cho công nhân may để bắt kịp với sự phát triển của ngành dệt may nói chung cũng như ngành gia công sản xuất quần áo xuất khẩu .
2.2.1.2.Đặc điểm về chất lượng lao động.
Đối với công nhân lao động trực tiếp thì công ty yêu cầu có trình độ văn hóa lớp 12 trở lên, ưu tiên các lao động đã qua các lớp đào tạo nghề may ngắn hạn và dài hạn thông qua các Trung tâm xúc tiến lao động và việc làm tại địa phương.
Công ty áp dụng theo tiêu chuẩn chung bậc thợ công nhân may công nghiệp như sau:
* Qui định về việc chấp hành pháp luật nội quy theo các yếu tố sau: - Luật Lao động hiện hành của Nhà nước Việt Nam.
- Nội quy, quy chế của doanh nghiệp. - Quy trình công nghệ tại nơi sản xuất.
- Chấp hành sự phân công điều động của cấp trên. * Trình độ văn hoá (tối thiểu):
- Đối với công nhân bậc 1, 2, 3: Tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
- Đối với công nhân bậc 4, 5, 6: Tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương.
* Về kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- Hiểu biết các kiến thức có liên quan ở bậc thợ hiện có.
làm được ở mức thành thạo công việc của thợ bậc dưới, hướng dẫn công việc cho bậc thợ thấp hơn cùng nhóm nghề;
- Có tinh thần trách nhiệm, hợp tác trong công việc, tính kỷ luật và tác phong công nghiệp.
Trình độ công nhân may trong công ty còn thấp, có gần hơn 70% lao động mới chỉ tốt nghiệp phổ thông cơ sở, chủ yếu là công nhân bậc 1, bậc 2.
Bảng 2.11:Trình độ tay nghề của công nhân trong công ty năm 2012
STT Tên phân xưởng Số công nhân Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5
1 Xưởng may 1 1500 850 300 295 35 20 2 Xưởng may 2 2000 1000 520 400 30 50 3 Xưởng cắt 350 50 0 0 0 300 4 Xưởng hoàn thành 835 500 250 5 0 50 5 Xưởng khác 138 65 50 5 3 8 Tổng số 4823 2465 1120 705 68 428 % 100% 51% 23% 15% 2% 9% (Nguồn: Phòng Nhân sự)
Công nhân có trình độ tay nghề bậc cao chiếm tỷ lệ rất thấp. Đây là những khó khăn cho công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân may.
Hình 2.5: Tỷ lệ bậc thợ công nhân tại công ty quốc tế Hannam năm 2012
Công nhân trong công ty quốc tế Hannam chiếm tỷ lệ thợ bậc 1 là 51%, bậc 2 là 23%, tỷ lệ này còn cao. Trong khi tỷ lệ thợ từ bậc 3 trở lên còn chiếm tỷ lệ rất thấp. Công nhân may trong công ty chủ yếu đào tạo qua các lớp ngắn hạn và được cấp chứng nhận nghề. Do vậy công ty cần mở rộng các lớp đào tạo nâng cao tay nghề bậc thợ cho công nhân may.
Đối với các Quản đốc phân xưởng, thợ kỹ thuật chính sẽ được đưa từ công ty mẹ bên Hàn Quốc sang làm việc. Riêng Tổng Giám đốc là người Hàn Quốc, đại diện được ủy quyền từ Công ty YAKJIN TRADING CO., Ltd sang làm việc tại Việt Nam. Đối chiếu những thông tin trên, ta thấy tình hình tuyển dụng cán bộ côngnhân viên của công ty là phù hợp với yêu cầu được đặt ra.