Kinh nghiệmcủa các doanh nghiệp Thái Lan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác đào tạo nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân may tại Công ty quốc tế Hannam (Trang 43)

Trong lĩnh vực dệt may hơn hai thập kỷ qua chính phủ Thái Lan tập trung giải quyết hai vấn đề:

- Chuyển từ gia công sang sản xuất chuyên môn hóa.

- Chú trọng vấn đề chất lượng, nâng cao đơn giá sản phẩm.

Nhờ vậy, thu nhập của công nhân dệt may Thái Lan cao hơn các nước trong khu vực trong đó có cả Việt Nam và Trung Quốc. Nghề dệt may thực sự là nghề mang lại thu nhập cao và ổn định cho đội ngũ công nhân lành nghề có qua đào tạo cơ bản. Do vậy các doanh nghiệp Thái Lan cũng rất chú trọng công tác đào tạo công nhân may nâng cao chất lượng sản phẩm mang lại doanh thu cao cho doanh nghiệp.

Các trường đào tạo ở Thái Lan luôn đề cao chất lượng đào tạo và quan tâm đến trình độ học viên học nghề dệt may bởi:

- Khi học viên tốt nghiệp khóa đào tạo và được tuyển vào một doanh nghiệp dệt may nào đó thì doanh nghiệp đó trả chi phí đào tạo.

- Các doanh nghiệp dệt may Thái Lan tuyển chọn rất kỹ lưỡng, đặc biệt về kỹ năng tay nghề công nhân may khi có nhu cầu bổ sung lao động mới cho công ty.

- Khi một trường đào tạo nghề tốt thì các doanh nghiệp sẽ tìm đến và đón lao động về doanh nghiệp của họ. Và như vậy tạo thành vòng tròn khép kín thúc đẩy công tác đào tạo nghề cho công nhân may.

Quy trình đào tạo công nhân may tại Thái Lan mang lại hiệu quả cao, là bài học cho các doanh nghiệp, tổ chức đào tạo công nhân may của Việt Nam học tập và rút kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác đào tạo nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân may tại Công ty quốc tế Hannam (Trang 43)