Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác đào tạo nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân may tại Công ty quốc tế Hannam (Trang 36)

Một vài nhân tố đặc trưng của môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới công tác đào tạo tay nghề người lao động như sau:

Tiến bộ khoa học kĩ thuật: Hiện nay, trình độ khoa học kĩ thuật công nghệ không ngừng thay đổi và phát triển một cách nhanh chóng. Những thành tựu khao học kĩ thuật làm cho tuổi đời máy móc, thiết bị công nghệ ngày càng rút ngắn. Theo thống kê cho thấy trung bình cứ 10 năm thì có tới 80% - 90% các loại máy móc thiết bị công nghệ lại trở nên lạc hậu và cần phải thay thế. Điều đó kéo theo toàn bộ các nhà quản lý, nhân viên phải thay đổi kỹ năng, năng lực làm việc và do đó các tổ chức, doanh nghiệp cần phải tiến hành công tác đào tạo để giúp nhân viên thích ứng được với các công nghệ mới. Hơn nữa, các nhà quản trị cấp chiến lược còn cần phải có tầm nhìn xa, dự đoán được xu hướng phát triển trong tương lai để xây dựng những chương trình đào tạo không chỉ là hình thức đối phó mà còn thật sự đón đầu những thay đổi có thế xảy ra.

Môi trường pháp luật: Hầu hết các nước trên thế giới đều quan tâm đến

sự nghiệp đào tạo tay nghề cho người lao động, đều có quy định là các doanh nghiệp khi sử dụng lao động phải đóng góp quỹ tài chính cho hoạt động đào

tạo theo một tỷ lệ % nhất định từ quỹ tiền lương (từ 1% - 5%). Riêng ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, coi đó là quốc sách hàng đầu. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định 1 trong 8 nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế, xã hội trong 5 năm 2006 - 2010 là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức. Hàng năm, dù ngân sách còn hạn hẹp, tổng thu nhập quốc dân đầu người còn thấp nhưng nhà nước vẫn chi khoảng 15% - 20% tổng chi ngân sách cho giáo dục, đào tạo.

Chất lượng nguồn nhân lực bên ngoài: Những thành tựu của công cuộc

đổi mới, xây dựng đất nước đã làm nước ta thay đổi trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Việc gia nhập nền kinh tế khu vực Đông Nam Á ASEAN, kí hiệp định thương mại Việt – Mỹ (7/2001) và gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (11/2006) làm cho việc hợp tác lao động không còn bó hẹp trong phạm vi một vùng kinh tế hay lãnh thổ đất nước mà đã mở rộng ra trên phạm vi toàn thế giới. Chất lượng nguồn nhân lực bên ngoài không ngừng được cải thiện và nâng cao. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, doanh nghiệp rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao để có được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trên thương trường. Vì vậy mà doanh nghiệp cần phải đầu tư mạnh và có chiến lược lâu dài đối với công tác đào tạo tay nghề người lao động nhằm củng cố và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Bối cảnh kinh tế: Thực trạng nền kinh tế thường biến động, nền kinh tế

ổn định, phát triển hay đang trì trệ, suy thoái đều có tác động đến hầu hết các tổ chức sản xuất kinh doanh, đến mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Vì vậy, nó cũng ảnh hưởng lớn đến công tác đào tạo tay nghề cho người lao động. Khi nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp dần

sản xuất bằng việc giảm nhân công lao động, giảm chi phí tiền lương. Lúc này tổ chức các khóa huấn luyện, đào tạo tay nghề cho người cho người lao động sẽ gặp nhiều khó khăn đặc biệt là vấn đề kinh phí và chiến lược đào tạo. Ngược lại, khi nền kinh tế ổn định và đang phát triển tốt thì nhu cầu mở rộng kiến thức, nâng cao tay nghề của người lao động là cấp thiết.

Thị trường sức lao động: Thị trường sức lao động có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu học tập và tự nâng cao tay nghề của người lao động trong doanh nghiệp. Bởi lẽ, cung lao động luôn lớn hơn cầu lao động, mặt khác chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao. Người lao động không muốn bị đào thải khỏi doanh nghiệp thì phải không ngừng học tập nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng tay nghề thiết yếu đáp ứng nhu cầu biến động của doanh nghiệp.

Các đối thủ cạnh tranh: Cạnh tranh về nguồn nhân lực, cụ thể là tay nghề người lao động quyết liệt không kém bất cứ một sự cạnh tranh nào. Nói như vậy để thấy rằng doanh nghiệp nào có được một đội ngũ người lao động có tay nghề cao, năng động, sáng tạo, thích ứng tốt với môi trường, thu hút được nhiều nhân tài thì doanh nghiệp đó đã thắng trong mọi lĩnh vực.

1.4.Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác đào tạo tay nghề cho người lao

động trong doanh nghiệp.

1.4.1.Vai trò ca vic đào to ngh cho người lao động trong doanh nghip.

Đào tạo nghề có thể cung cấp một đội ngũ lao động có trình độ lành nghề cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Họ là những người đưa lý thuyết vào thực hành, đưa khoa học công nghệ mới vào lao động sản xuất. Cac Mac đã viết rằng : “Những người công nhân tiên tiến hoàn toàn nhận thức được rằng tương lai của giai cấp mình mà cũng chính là tương lai của loài người tuỳ thuộc vào công tác giáo dục thế hệ công nhân trẻ” (8, Tr168)

Công tác đào tạo nghề cho tầng lớp công nhân để họ đi vào lao động sản xuất luôn luôn là một yếu tố quan trọng trong việc tái sản xuất sức lao động. Vì thế mà công tác đó là một điều kiện bắt buộc để phát triển nền sản xuất xã hội. Do đó tại nghị quyết hội nghị lần thứ 4 ban chấp hành Trung Ương Đảng (khoá VII) đã khẳng định: “sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong yếu tố quyết định sự thành bại của cách mạng”. Nói

rộng ra có nghĩa là chúng ta phải chú trọng đào tạo, rèn luyện kiến thức văn hóa, kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn cho cho giới trẻ. Đây là công việc thường xuyên và liên tục nó thể hiện vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng trong xã hội XHCN, đặc biệt là trong bối cảnh đang tiến hành xây dựng và hoàn thiện một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Ở Việt Nam hiện nay thì vấn đề con người là vấn đề chủ chốt. Một trong những công tác hàng đầu để hình thành con người mới XHCN đó chính là đào tạo nghề cho người lao động.

Đào tạo tay nghề cho người lao động trong doanh nghiệp nhằm:

- Để đáp ứng yêu cầu công việc của chính bản thân doanh nghiệp, bù đắp vào những vị trí còn đang thiếu bị bỏ trống, sự bù đắp này diễn ra thường xuyên nhằm làm cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp không bị đình trệ. Chuẩn bị nguồn nhân lực có tay nghề và trình độ cho các chiến lược phát triển trong tương lai của doanh nghiệp .

- Để đáp ứng yêu cầu học tập, phát triển của người lao động. Con người luôn có năng lực và nhu cầu phát triển, mọi người trong tổ chức đều có

khả năng phát triển để giữ vững sự tồn tại của tổ chức nói chung và bản thân cá nhân nói riêng.

- Để đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn, đào tạo là một kênh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác đào tạo nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân may tại Công ty quốc tế Hannam (Trang 36)