Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác đào tạo nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân may tại Công ty quốc tế Hannam (Trang 34)

Môi trường bên trong là các yếu tố bên trong của tổ chức ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác đào tạo. Môi trường bên trong một doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống nội bộ của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được. Các doanh nghiệp phải cố gắng phân

tích một cách rõ ràng các yếu tố đó, nhằm xác định rõ các ưu điểm và nhược điểm của mình. Trên cơ sở đó, đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm để đạt được lợi thế tối đa. Liên quan đến đào tạo thì cần quan tâm chủ yếu bao gồm các lĩnh vực chức năng như: mục tiêu của doanh nghiệp, nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển, sản xuất, tài chính, marketing, và nề nếp tổ chức chung.

Dưới đây là một vài yếu tố đặc trưng:

Sứ mạng/ Mục tiêu của doanh nghiệp: Tùy theo chiến lược phát triển

kinh doanh, sứ mạng của doanh nghiệp để hoạch định và tổ chức các khóa đào tạo tay nghề cho người lao động sao cho phù hợp. Việc chuẩn bị kiến thức, trình độ cho nhân viên nhằm đáp ứng các chiến lược trong tương lai của doanh nghiệp sẽ góp phần tạo nên sự thành công của doanh nghiệp đó.

Đặc điểm, yêu cầu của sản phẩm, dịch vụ: Một doanh nghiệp có thể sản

xuất kinh doanh một hoặc nhiều loại sản phẩm, dịch vụ. Tuỳ theo yêu cầu của sản phẩm, dịch vụ về độ phức tạp, tính lành nghề, độ ổn định... mà doanh nghiệp xây dựng chương trình đào tạo cho phù hợp. Nếu doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh loại sản phẩm tương đối đơn giản về mẫu mã, chất lượng, có tính ổn định về thị trường, yêu cầu tương đối về độ chính xác, tinh xảo của sản phẩm thì công tác đào tạo tay nghề cho người lao động xoay quanh mục tiêu nâng cao tính thuần thục cho người lao động để họ có thể tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm trong thời gian nhanh nhất. Còn đối với những mặt hàng thường xuyên thay đổi về thị trường, yêu cầu cao về chất lượng, độ chính xác và tinh xảo thì công tác đào tạo tay nghề hướng đến mục tiêu phát huy tính sáng tạo cho người lao động, nâng cao tinh thần tự chủ

trong công việc, giảm sự giám sát của quản lý đối với người lao động.

Cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện có của doanh nghiệp: Đây là nhân tố quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Trang thiết bị, cơ sở vật

chất càng đấy đủ, hiện đại thì người lao động càng có điều kiện thực hành những kiến thức đã được học vào thực tế, nâng cao chất lượng đào tạo và khả năng làm việc nhanh chóng hơn. Hơn nữa, cơ sở vật chất tốt giúp cho giáo viên truyền đạt kiến thức dễ dàng hơn và học viên cũng yên tâm, thoải mái hơn trong quá trình học tập.

Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: khả năng đầu tư, tiếp nhận công nghệ mới, sự đáp ứng về giáo viên, sự ganh đua trong các chính sách khuyến khích học tập, điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp... cũng ảnh hưởng đến công tác đào tạo tay nghề cho người lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác đào tạo nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân may tại Công ty quốc tế Hannam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)