Những hạn chế trong công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính ở thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 78)

công chức hành chính

- Ở một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đến việc nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức trong cơ quan mình. Bản thân một số cán bộ, công chức cũng chưa ý thức đầy đủ việc phải trang bị cho mình những hiểu biết pháp luật cơ bản và những kiến thức pháp luật cần thiết để phục vụ cho hoạt động chuyên môn, hoạt động quản lý nhà nước;

- Công tác quy hoạch cán bộ chưa gắn với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về pháp luật cho từng loại cán bộ, công chức ở từng cấp, từng ngành. Do vậy, số lượng cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng khá nhiều nhưng những chức danh cần kiến thức trình độ ấy lại không có hoặc quá ít. Chẳng hạn, thành phố Hà Nội đã đào tạo hơn 100 cử nhân hành chính nhưng theo thống kê thì các chức danh lãnh đạo về hành chính ở các sở, ban, ngành, huyện, thị xã có trình độ cử nhân hành chính rất ít. Hay số lượng cán bộ, công chức được đào tạo cử nhân luật, trung cấp luật, trung cấp hành chính cũng khá nhiều nhưng nhiều chức danh cần các loại kiến thức trên thì lại thiếu và phải nợ;

- Việc đào tạo tại chức về nhà nước - pháp luật quá nhiều: 6 lớp đại học luật, 6 lớp đại học hành chính, 8 lớp trung cấp luật, 7 lớp trung cấp quản lý nhà nước. Tổng số cán bộ, công chức được đào tạo tại chức là 1368/1440, chiếm 95% cán bộ, công chức có trình độ trung cấp trở lên về nhà nước - pháp luật trong thành phố. Với tỷ lệ đào tạo tại chức lớn như vậy mới chỉ giải quyết được về mặt số lượng. Hầu hết học viên tại chức đều tuổi lớn, công việc nhiều, việc học tập không chu đáo... dẫn đến thường là chất lượng không cao. Thậm chí có một bộ phận học chỉ để "chuẩn hóa" chức danh đang giữ, vì vậy, tấm bằng là chủ yếu, kiến thức là thứ yếu.

- Trình độ học vấn của cán bộ, công chức còn thấp, nhất là cán bộ xã, dẫn đến việc tiếp thu kiến thức pháp luật gặp nhiều khó khăn, một số cán bộ học xong khóa học là gần như quên hết.

- Cơ sở vật chất của cấp cơ sở còn quá kém, nhiều trụ sở xã còn chưa bảo đảm, phòng làm việc chật chội; hồ sơ, tài liệu không được lưu giữ, bảo quản, ảnh hưởng không nhỏ đến tra tìm và giải quyết công việc theo pháp luật;

- Hoạt động giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức phụ thuộc vào kinh phí, nhưng hầu như năm nào ngân sách cũng thiếu hụt, làm hạn chế nhiều đến kế hoạch công tác hàng năm, nhất là vào cuối năm;

- Đội ngũ làm công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức ở thành phố Hà Nội còn nhiều hạn chế. Các cơ sở đào tạo và đội ngũ cán bộ chuyên trách số lượng ít, chất lượng không cao, trang thiết bị thiếu thốn, lạc hậu.

2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính ở thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính ở thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 78)