Sự cần thiết của giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính ở thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 43)

hành chính

Từ vị trí đặc biệt của cán bộ, công chức hành chính trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, có thể thấy, bản thân họ có vai trò đặc biệt trong giáo dục pháp luật, vì họ vừa là đối tượng tiếp nhận giáo dục pháp luật, đồng thời cũng là chủ thể của giáo dục pháp luật.

Với tư cách là đối tượng của giáo dục pháp luật, quá trình giáo dục pháp luật có tác dụng cung cấp cho cán bộ, công chức hành chính những thông tin, kiến thức, hiểu biết về pháp luật nói chung, pháp luật liên quan đến công vụ của họ nói riêng, làm hình thành và củng cố ý thức pháp luật nghề

nghiệp của đội ngũ cán bộ này, góp phần rèn luyện các kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ cho họ; từ đó, giúp họ hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong hoạt động công vụ hàng ngày, ý thức và hành vi của mỗi cán bộ, công chức nhà nước đều có tác động, ảnh hưởng sâu rộng trực tiếp đến nhiều bộ phận, cá nhân khác trong xã hội. Việc ban hành các quyết định quản lý của cán bộ, công chức theo chức năng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một hay nhiều quan hệ pháp luật, có thể liên quan đến lợi ích hoặc thiệt hại vật chất, tinh thần của nhiều cơ quan tổ chức và cá nhân. Vì thế, hoạt động của mỗi cán bộ, công chức đều góp phần quan trọng vào việc tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, duy trì trật tự, kỷ cương xã hội. Để hoàn thành các chức năng nhiệm vụ được giao, một trong những yêu cầu có tính bắt buộc đối với cán bộ, công chức là phải hiểu biết pháp luật, có kiến thức quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đảm bảo việc thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ chính đáng của nhân dân. Đó cũng là điều kiện cần thiết để duy trì và đảm bảo hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Hầu hết các hoạt động của cán bộ, công chức đều do pháp luật quy định. Pháp luật là công cụ đồng thời cũng là phương tiện để cán bộ, công chức thực thi công vụ.

Việc giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, trang bị cho họ những kiến thức cơ bản, cần thiết về pháp luật để họ vận dụng pháp luật mà xử lý, giải quyết công việc hàng ngày theo pháp luật, đúng pháp luật là rất quan trọng. Quan trọng hơn, họ cũng chính là những người tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân thông qua nhiệm vụ hoặc thông qua công tác chuyên môn nghiệp vụ của mình. Vì vậy, nếu cán bộ, công chức có trình độ hiểu biết pháp luật toàn diện, sâu sắc, có thái độ tôn trọng pháp luật, có hành vi chấp hành pháp luật nghiêm túc, kết quả công việc của họ sẽ tốt hơn và hiệu quả giáo dục pháp luật của họ với nhân dân sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu cán bộ, công chức hiểu biết pháp luật sơ sài, ý thức pháp luật kém, có hành vi vi

phạm pháp luật thì sẽ có tác động xấu đến công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội, thậm chí không duy trì được trật tự, kỷ cương xã hội.

Với tư cách là chủ thể của giáo dục pháp luật, hoạt động giáo dục pháp luật lại đòi hỏi ở cán bộ, công chức hành chính không chỉ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức, hiểu biết sâu sắc về các lĩnh vực pháp luật, mà còn phải có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm giỏi, có kinh nghiệm cao trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Vì thế, trong quá trình giáo dục pháp luật cần phải chú trọng việc giáo dục, bồi dưỡng tri thức lý luận về pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính.

Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các bộ luật, đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mọi hoạt động của công dân, tổ chức đều phải tuân theo các quy định của pháp luật. Cán bộ, công chức là các "tế bào" cấu thành nên bộ máy nhà nước. Các cơ quan nhà nước không thể hình thành, tồn tại và hoạt động nếu thiếu đội ngũ cán bộ, công chức. Về mặt lý thuyết, mỗi cán bộ, công chức đồng thời cũng là một công dân, cũng phải tuân thủ theo pháp luật. Tuy nhiên, cán bộ, công chức còn là những người trực tiếp thực thi pháp luật, là người đại diện cho cơ quan công quyền trước nhân dân. Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước có được thực hiện một cách hiệu quả hay không là do đội ngũ cán bộ, công chức quyết định. Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức phải nắm vững không chỉ kiến thức pháp luật chung, mà còn phải nắm vững kiến thức pháp luật liên quan đến chuyên môn của họ để, trước hết là chấp hành pháp luật; sau đó, có thể vận dụng pháp luật vào thực tế trong quá trình tiếp xúc, làm việc với nhân dân.

Thực tế cho thấy, việc coi nhẹ công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ý thức pháp luật của cán bộ, công chức hành chính chưa cao. Cụ thể, một bộ phận cán bộ, công chức hành chính còn yếu về năng lực chuyên môn,

một bộ phận không nhỏ bị thoái hóa, biến chất dưới tác động của cơ chế kinh tế thị trường. Dân chủ ở nhiều lúc, nhiều nơi bị vi phạm, kỷ cương phép nước chưa nghiêm. Quan liêu, lãng phí còn nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm của bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, nhất là ở các cơ quan giải quyết công việc cho dân và doanh nghiệp.

Mặt khác, hoạt động chuyên môn của cán bộ, công chức cũng chính là cơ sở để nhân dân đánh giá về hiệu lực và hiệu quả của bộ máy nhà nước. Nhà nước pháp quyền có những yêu cầu riêng như pháp luật vì con người, phân công quyền lực, chủ quyền nhân dân, chính quyền chịu sự ràng buộc bởi pháp luật, tư pháp độc lập... Nhưng, suy cho cùng, những yêu cầu của nhà nước pháp quyền chỉ hướng về một mục tiêu là chống lại sự lạm quyền của Nhà nước, sự vi phạm của Nhà nước đối với những nguyên tắc pháp lý của việc hành xử quyền lực để bảo vệ những quyền và tự do của con người. Nhà nước pháp quyền là Nhà nước bị hạn chế quyền lực bằng pháp luật. Trong khi kêu gọi mọi công dân phải tuân thủ pháp luật thì bản thân các cán bộ, công chức hành chính phải là đội ngũ đi đầu, phải triệt để tuân thủ pháp luật. Đó cũng là đảm bảo nguyên tắc quan trọng trong nhà nước pháp quyền: mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Cán bộ, công chức hành chính là "công bộc", là "đầy tớ" của nhân dân, hàng ngày trực tiếp hoặc gián tiếp giải quyết các công việc thuộc bộ máy nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân... Giải quyết những công việc đó đòi hỏi phải đảm bảo tính trung thực trên cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ chưa đạt chuẩn còn cao; nhiều cán bộ, công chức cơ sở chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống; tỉnh, thành nào cũng còn một số cán bộ có trình độ văn hóa tiểu học và chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Năm 2008, trong trả lời phỏng vấn của báo giới, Bộ Nội vụ đưa ra nhận định về đội ngũ cán bộ, công chức: "theo đánh giá chung, đội ngũ này còn không ít hạn chế so với đòi hỏi của thời kỳ mới. Chỉ khoảng 30% trong số

họ đáp ứng được yêu cầu, khoảng 40% "tàm tạm", và khoảng 30% còn lại là chưa đáp ứng được yêu cầu".

Về thực trạng áp dụng pháp luật trong giải quyết công việc của cán bộ, công chức ở cơ sở cũng còn một số bất cập. Ở một số địa phương, vẫn còn tình trạng cán bộ cấp cơ sở giải quyết công việc hàng ngày mà không quan tâm cập nhật chính sách, văn bản pháp luật mới. Có thể lấy một ví dụ là Quyết định 80/TTg năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân đã ban hành được 3 tháng, nhưng khi phỏng vấn một số cán bộ lãnh đạo một xã ở tỉnh Hà Tây (cũ) thì một số người còn nói là chưa hề được nghe thấy quyết định này, còn theo một số lãnh đạo huyện Hoài Đức thì ở một số xã nhiều khi văn bản pháp luật về nhưng lại bị thất lạc ngay trong chính Ủy ban nhân dân xã. Từ đó cho thấy, đội ngũ cán bộ cơ sở còn một số bất cập trong ý thức cập nhật thông tin pháp luật để nâng cao trình độ kiến thức pháp lý.

Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay, tệ nạn tham nhũng đang tràn lan ở mọi cấp chính quyền, và nhất là ở cấp thấp, như là một loại thuế đánh vào các hoạt động kinh doanh. Ở cấp dưới, các chuyên gia từ các cán bộ, công chức thường mong dựng lên hoặc duy trì những thủ tục quan liêu, rườm rà để có cơ hội hạch sách, vòi vĩnh doanh nghiệp. Còn tham nhũng ở cấp cao thì thường không lộ liễu, nhưng nó bóp méo quy trình hoạch định chính sách và làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với công quyền. Những kẻ tham nhũng đó thường coi các cơ quan nhà nước như là một thứ công cụ để tạo ra nguồn thu nhanh chóng.

Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là một trong những việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính góp phần làm hình thành ở họ ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật, phát huy vai trò, hiệu lực của pháp luật trong công cuộc xây

dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó, chúng ta có

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính ở thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)