Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích môi trường chiến lược kinh doanh Công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt (Trang 27)

 Tình hình kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp (5,03%) trong năm 2012 cùng với số lượng doanh nghiệp phá sản nhiều, thâm hụt ngân sách, nợ xấu tăng cao, hàng tồn kho lớn,… đã làm đậm thêm những nỗi lo về một triển vọng kinh

tế có thể còn ảm đạm hơn nữa trong năm 2013. Mặc dù trong năm qua nền kinh tế cũng có những điểm sáng nhất định, như lạm phát thấp (6,81%), lãi suất giảm, tỷ giá ổn định, xuất siêu,… tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu những điểm sáng ấy có mang tính dài hạn hay chỉ là những hiện tượng nhất thời, có tính chất ngắn hạn, đặc biệt là trong khi phần lớn các nước trong khu vực đang gia tăng tốc độ tăng trưởng thì Việt Nam dường như vẫn chưa tìm lại được chính mình. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt Nam đang gặp khó khăn bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh toàn cầu, công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt gặp phải một số nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh khi giá thành sản phẩm chi phí kinh doanh tăng cao. Tình hình kinh tế Việt Nam khó khăn trong năm 2012 có hơn 55.000 doanh nghiệp phá sản là một vấn đề lớn đối với một công ty cung cấp sản phẩm băng tải công nghiệp khi khách hàng chủ yếu của công ty là doanh nghiệp sản xuất. Kinh tế khó khăn các doanh nghiệp hạn chế đầu tư vào sản xuất khiến thị trường đầu ra của công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt bị thu hẹp. Cái khó nhất của doanh nghiệp hiện nay là lãi suất tiền vay của Việt Nam cao, thậm chí cao nhất so với khu vực Đông Nam Á nên doanh nghiệp làm ra chỉ đủ bù lãi suất khiến sức cạnh tranh thấp so với các doanh nghiệp nước ngoài có nguồn vốn hùng hậu. Bước sang năm 2013 tình hình kinh tế Việt Nam có một số điểm sáng như lãi xuất hạ, lạm phát được kiềm chế, tỷ giá ổn định nhưng vẫn là một năm khó khăn đối với các doanh nghiệp kinh doanh băng tải công nghiệp khi mà tình hình sản xuất trong nước chưa được phục hồi.

 Tình hình phát triển của ngành

Theo thống kê, trong 4 năm qua kim ngạch nhập khẩu băng tải công nghiệp liên tục tăng qua từng năm, bắt đầu từ năm 2009 với kim ngạch 1,267 tỷ USD, tiếp đó năm 2010 đạt kim ngạch 1,357 tỷ USD, năm 2011 đạt kim ngạch 1,534 tỷ USD và năm 2012 đạt kim ngạch 1,603 tỷ USD. Với chính sách lãi suất đang trong xu hướng giảm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tái cơ cấu và cung cấp nguồn vốn hợp lý giúp doanh nghiệp tiếp tục tồn tại qua giai đoạn khó khăn này, dự báo nhập khẩu băng tải công nghiệp trong

năm 2013 sẽ tiếp tục gia tăng. Theo số liệu thống kê của tổng cục hải quan, băng: trong tháng 02/2013 kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này là gần 984 triệu USD, giảm 32,7% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu 2 tháng năm 2013 lên gần 2,43 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ 2012. Trong đó, khu vực FDI nhập khẩu 1,39 tỷ USD, tăng 15,9% và các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu gần 1,04 tỷ USD, giảm 1,1% so với 2 tháng năm 2012. Việc phát triển ngành kinh băng tải công nghiệp phát triển chậm và có sự thay đổi trong yếu tố khách hàng yêu cầu công ty TNHH Thương Mại Kỹ thuật Minh Việt cần có một số thay đổi trong chiến lược kinh doanh cho phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh với các doang nghiệp trong ngành.

2.3.2 Ảnh hưởng của yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp

 Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp

Tổng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt cho đến thời điểm 31/12/2012 là 20,88 tỷ đồng ( Nguồn phòng tài chính kế toán). Trong đó nợ phải trả của công ty chiếm 59,29% tổng nguồn vốn. Bao gồm nợ ngắn hạn chiếm tỉ lệ chủ yếu và nợ dài hạn. Công ty sử dụng vốn vay khá lớn để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn chủ sở hữu của công ty tính đến thời điểm 31/12/2012 là 8.500 triệu đồng, tăng 10% so với 2011 (7.650 triệu đồng), năm 2011 tăng 30,7% so với năm 2010 (6.500 triệu đồng). Nhu cầu sử dụng vốn vay của công ty ở mức cao chiếm 59,29% tổng nguồn vốn trong khi đó lãi suất tiền vay ở mức rất cao. Điều đó có ảnh hưởng lớn tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Hoạt động phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cần đầu tư kinh phí một cách đúng mức tuy nhiên nguồn vốn của doanh nghiệp hạn hẹp nên chưa có khoản đầu tư chính thức cho lĩnh vực này trong doanh nghiệp. Trong tình hình nguồn lực tài chính còn yếu hoạt động phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt hoạt động chưa hiệu quả, các nhân viên trong công ty không được khuyến khích tham gia hoạt động này.

Nhân viên công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt được đánh giá là có trình độ cao. Tỷ lệ đại học và trên đại học của công ty chiếm 56% trong tổng số lao động, còn lại số lao động khác chỉ chiếm 8%. Chứng tỏ công ty rất chú trọng tới trình độ của đội ngũ công nhân viên tạo tiền đề cho lợi thế cạnh tranh so với các công ty khác. Ngoài ra ta thấy tỷ lệ nam và nữ chênh lệch nhau lớn Nam: 63% ; Nữ: 37% thì công ty này cũng khai thác tốt nguồn lực lao động nam giới phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty. Tuy nhiên nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty còn hạn chế chủ yếu là các cán bộ quản lý cấp cao không có nhiều thời gian đầu tư cho hoạt động này.

Nhận thức của cán bộ lãnh đạo của công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt về hoạt động phân tích môi trường chiến lược kinh doanh còn hạn chế. Chính vì vậy công tác phân tích môi trường chiến lược kinh doanh chưa được đầu tư đúng mức về nhân lực kinh phí hoạt động.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích môi trường chiến lược kinh doanh Công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w