b. Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn
2.3.4. Bài học kinh nghiệm cho NHTM CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT
Từ những kinh nghiệm huy động vốn của các Ngân hàng trên, NHTM CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - Chi nhánh Thành Công có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:
Hình thức huy động vốn phải đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, vùng miền, nhằm khai thác tốt nhất mọi nguồn lực tiềm tàng trong dân cư.
Phải đưa ra chính sách lãi suất thích hợp, linh hoạt để khuyến khích người dân tiết kiệm và gửi tiền vào Ngân hàng. Phải áp dụng lãi suất linh hoạt, mềm dẻo để thu hút vốn theo cơ cấu có lợi cho Ngân hàng.
Thường xuyên nghiên cứu thị trường, đáp ứng nhanh nhậy nhu cầu thị trường. Việc mở rộng huy động vốn đều phải dựa trên nền tảng tăng cường sử dụng tin học, hiện đại hóa hoạt động của Ngân hàng.
Tăng cường liên kết với các tổ chức, các bên có liên quan khác như các Ngân hàng trong ngành, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, hàng không, điện tử - viễn thông, khu du lịch, khu vui chơi giải trí,… nhằm khuyếch trương danh tiếng của Ngân hàng, mở rộng đối tượng khách hàng, phát triển nghiệp vụ thanh toán, tăng vốn huy động trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. Đây chính là cơ sở để thu hút khách hàng mới và gia tăng uy tín, vị thế của Ngân hàng.
Đa dạng kênh phân phối và phát triển hệ thống kênh phân phối Ngân hàng hiện đại. Việc làm này giúp mở rộng mạng lưới của Ngân hàng, giúp cho các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng dể dàng tiếp cận với khách hàng hơn. Bên cạnh đó cũng giúp Ngân hàng kịp thời nắm bắt những nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng, từ đó kịp thời đưa ra những động thái phù hợp làm hài lòng khách hàng.
Chương 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HQHĐV TẠI NHNT CHI NHÁNH THÀNH CÔNG
3.1.ĐÁNH GIÁ CHUNG
3.1.1.Kết quả đạt được
Qua phân tích ở trên, chúng ta thấy hoạt động nguồn vốn nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Thành Công đã đạt được những thành công nhất định, đảm bảo tốt công tác huy động và sử dụng vốn của Chi nhánh .
Thành tựu nổi bật là Chi nhánh đã tạo lập được nguồn vốn ổn định và ngày càng tăng trưởng vững chắc, phục vụ đầy đủ và hiệu quả cho các mặt kinh doanh. Nguồn vốn huy động đủ giải ngân cho các dự án đầu tư, thoả mãn nhu cầu vốn đầu tư phát triển và vốn kinh doanh của khách hàng. Các kết quả cụ thể đã đạt được là:
Về sản phẩm huy động vốn:
Các sản phẩm huy động vốn CKH dưới 12 tháng rất phong phú với 10 loại sản phẩm có các đặc điểm hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu gửi tiền đa dạng của khách hàng như: kỳ hạn đa dạng và linh hoạt (theo tuần, theo tháng đến 364 ngày); nhiều tiện ích kèm theo tuỳ loại sản phẩm khách hàng lựa chọn; lãi suất linh hoạt và hấp dẫn... đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng và thu hút được lượng vốn lớn.
Về tốc độ tăng trưởng vốn huy động:
Năm 2012 là năm có tốc độ tăng trưởng vốn nhanh với số lượng lớn nhất: tăng 782 tỷ đồng ứng với mức tăng 98,36% so với năm 2011. Đây là thành tựu lớn trong công tác huy động vốn của Ngân hàng.
Về đối tượng khách hàng là doanh nghiệp:
Năm 2012 Ngân hàng đã có những biện pháp tích cực và hiệu quả trong công tác huy động vốn từ đối tượng khách hàng này: lượng vốn huy động tăng 713,8 tỷ đồng ứng với mức tăng 391,7% so với năm 2011. Kết quả này cũng đã giúp Ngân hàng đa dạng hoá nguồn huy động và không bị phụ thuộc vào một nguồn chủ yếu từ dân cư như năm 2010 và 2011.
Về đối tượng là khách hàng khác:
nguồn huy động này nhưng sang năm 2012 là 101 tỷ đồng và năm 2013 là 460 tỷ đồng. Điều này đã giúp Ngân hàng đa dạng thêm nguồn huy động của mình cũng như tăng thêm về lượng vốn huy động được.
Về đối tượng khách hàng là dân cư:
Năm 2011 là năm có thành tích tốt nhất trong việc huy động vốn từ dân cư trong 4 năm: mức huy động từ bộ phận khách hàng này đạt 603,8 tỷ đồng tăng 205,8 tỷ đồng ứng với mức tăng 51,7% so với năm 2010. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã đi sâu bám sát địa bàn hoạt động và nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để từ đó có những biện pháp huy động hiệu quả.
Về kỳ hạn của vốn huy động:
Nhìn chung, về cơ bản nguồn vốn huy động của Ngân hàng là nguồn huy động có kỳ hạn, tạo điều kiện tốt cho Ngân hàng lập kế hoạch sử dụng. Cụ thể: Năm 2010 và 2011 loại huy động CKH dưới 12 tháng chiếm trên 83% tổng lượng vốn huy động được. Năm 2012 và 2013 thì nguồn CKH dưới 12 tháng duy trì ở mức 42% - 47% tổng nguồn; nguồn CKH trên 12 tháng tăng lên rất nhiều, đạt mức 39% - 44% tổng nguồn. Kết quả này đã tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng cho vay trung dài hạn, thoả mãn nhu cầu vay của khách hàng.
Về loại tiền huy động là VNĐ:
Năm 2010 và 2011 nguồn tiền huy động được chủ yếu là VNĐ: năm 2010 424,7 tỷ đồng trong tổng nguồn huy động là 576 tỷ đồng. Năm 2011 là 637,8 tỷ đồng trong tổng nguồn huy động. Nguyên nhân là do trong 2 năm này lượng vốn huy động chủ yếu là nguồn từ đối tượng khách hàng là dân cư, họ có thói quen sử dụng VNĐ.
Về loại tiền huy động là ngoại tệ:
Năm 2012 đánh dấu bước nhảy vọt trong việc huy động ngoại tệ: đạt 652,9 tỷ đồng trong tổng nguồn huy động là 1.577 tỷ đồng ( chiếm 41,4% tổng nguồn VHĐ). Kết quả này đã tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng các hoạt động kinh doanh và tín dụng bằng ngoại tệ. Nguyên nhân là do trong năm 2012 lượng vốn huy động chủ yếu từ khách hàng là doanh nghiệp và do mặt bằng lãi suất biến đổi có lợi cho việc gửi tiền bằng ngoại tệ.
Về doanh số cho vay:
Tăng dần qua các năm cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động: năm 2010 là 335 tỷ đồng; năm 2011 là 448,8 tỷ đồng; năm 2012 là 752,9 tỷ đồng và năm
2013 là 930,7 tỷ đồng. Xét trong cho vay ngắn hạn và trung – dài hạn cũng tăng lên theo các năm.
Về tính cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn:
Ngày càng được nâng cao, thể hiện qua hệ số sử dụng vốn tăng dần qua các năm, cụ thể:
+ Hệ số sử dụng vốn ngắn hạn: năm 2010 là 34,95%; năm 2011 là 30,45%; năm 2012tăng lên 45,61% và năm 2013 đạt 53,22%.
+ Hệ số sử dụng vốn trung – dài hạn: duy trì tăng đều : năm 2012 là 50,94%; năm 2013 là 51,91%.
+ Hệ số sử dụng vốn bằng nội tệ: duy trì ở mức 45% - 48%. Chỉ có năm 2012 là tăng lên 59,29%.
+ Hệ số sử dụng vốn bằng ngoại tệ là cao: năm 2010 hệ số này là 92,53%; năm 2013 là 74,23%.
Về chi phí trả lãi thực tế và lãi suất bình quân đầu vào:
Năm 2012 là năm có lượng vốn huy động được cao (1.577 tỷ đồng) nhưng chi phí trả lãi thực tế lại không tăng nhiều so với năm 2011 ( tăng 7,1 tỷ đồng). Do đó lãi suất bình quân đầu vào cũng thấp nhất trong các năm ( 5,73%). Đây là kết quả tốt vì Ngân hàng chỉ phải bỏ ra ít chi phí mà vẫn huy động được nguồn vốn lớn từ nền kinh tế.
Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò quan trọng của công tác huy động vốn, lãnh đạo Chi nhánh luôn tập trung quan tâm chỉ đạo công tác này, coi tạo vốn là điều kiện tiên quyết để nâng cao thế và lực trong cạnh tranh, khẳng định vị thế, tầm vóc và uy tín của Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Thành Công cũng như toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tại thời điểm hiện nay và trong các năm tiếp theo.
3.1.2.Tồn tại.
Bên cạnh những kết quả đạt đựơc thì hoạt động HĐV của Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Thành Công còn có một số tồn tại. Cụ thể:
Về sản phẩm huy động vốn:
Loại sản phẩm HĐV kỳ hạn dài ( trên 12 tháng ) còn ít , có 5 loại nên chưa có nhiều lựa chọn cho khách hàng.
Về tốc độ tăng trưởng VHĐ:
Tuy năm 2012 đạt được kết quả tốt song trong 6 tháng đầu năm của năm 2013 kết quả huy động vốn chỉ tăng 191 tỷ đồng (=24,42% so với năm 2012). Như vậy tốc độ tăng trưởng chậm hơn năm trước rất nhiều lần.
Về đối tượng khách hàng doanh nghiệp:
6 tháng đầu năm 2013 lượng vốn huy động từ đối tượng khách hàng này đã giảm 110,1 tỷ đồng ứng với mức giảm 12,28% so với năm 2012. Đây là mức giảm khá lớn.
Về đối tượng khách hàng dân cư:
Năm 2012 lượng VHĐ từ đối tượng khách hàng này giảm 23,8 tỷ đồng ứng với mức giảm 3,94% so với năm 2012; năm 2013 nguồn huy động từ dân cư lại giảm 57,9 tỷ đồng ứng với mức giảm 9,98%. Như vậy năm 2013 còn giảm nhiều hơn năm 2012 gấp 2 lần, đây là dấu hiệu không tốt cho Ngân hàng.
Về kỳ hạn huy động:
Trong năm 2010 và 2011 có trên 83% lượng VHĐ là TG CKH dưới 12 tháng; loại trên 12 tháng chỉ có trên 10%. Điều này đã gây khó khăn cho công tác cho vay trung – dài hạn vì nguồn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu vay, Ngân hàng phải dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung – dài hạn. Đến năm 2012 loại TG CKH trên 12 tháng tăng đột biến lên mức 39% - 44% tổng VHĐ; nhưng việc tăng quá nhanh khiến cho Ngân hàng không sử dụng hết được phần huy động, làm chi phí tăng lên vì lãi suất huy động là cao.
Về loại tiền huy động là ngoại tệ:
Năm 2013 lượng ngoại tệ huy động giảm 345,9 tỷ đồng ứng với mức giảm 52,97%. Đây là mức giảm rất lớn gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc mở rộng các hoạt động kinh doanh về ngoại tê.
Về tính cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn:
Nhìn chung là thấp, thể hiện qua hệ số sử dụng vốn chỉ duy trì ở mức 47%- 58%. Hệ số này cho thấy tuy Ngân hàng huy động được lượng vốn lớn nhưng lại chưa thực hiện mở rộng việc sử dụng vốn ứng với mức tăng của việc huy động. Cụ thể các hệ số như sau:
+ Hệ số sử dụng vốn ngắn hạn: năm 2010 và 2011 lượng vốn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn nhưng hệ số sử dụng lại chỉ đạt 30% - 34%. Như vậy phần vốn được sử
dụng so với phần huy động được chỉ khoảng 1/3, số còn dư lớn gấp đôi số sử dụng. Năm 2009 và 2010 tuy có tăng lên nhưng hệ số sử dụng vốn cũng chỉ ở mức 45% - 53%.
+ Hệ số sử dụng vốn trung – dài hạn: năm 2010 và 2011 VHĐ trung-dài hạn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay: năm 2010 thiếu 94,6 tỷ đồng; năm 2011 thiếu 144,9 tỷ đồng.
+ Hệ số sử dụng vốn bằng nội tệ: nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là nguồn nội tệ, nhưng hệ số sử dụng vốn cũng không cao: năm 2010 và 2011 ở mức 45%; năm 2012 tăng lên 59,29% nhưng năm 2013 giảm xuống 48,1%.
+ Hệ số sử dụng vốn bằng ngoại tệ: khá cao nhưng năm 2011 thiếu 1,2 tỷ đồng. Năm 2012 hệ số giảm xuống còn 31,40%.
Về chi phí trả lãi thực tế và lãi suất bình quân đầu vào:
Năm 2013 tuy lượng vốn huy động được ít hơn năm 2012 rất nhiều lần nhưng chi phí cho việc huy động lại tăng cao, chỉ trong 6 tháng đầu năm chi phí tăng thêm 18,4 tỷ đồng nhưng lượng vốn huy động thêm chỉ đạt 191 tỷ đồng. Ngân hàng cần xem xét tìm nguyên nhân của việc tăng chi phí bất thường này để có giải pháp phù hợp.
3.1.3.Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân tác động đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Thành Công trong thời gian qua, làm cho hoạt động huy động vốn chưa đạt kết quả tối ưu: