d. Mạng lưới huy động vốn,công nghệ, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ của
1.3.2. Đối với ngân hàng thương mại
- Huy động vốn là kênh cung cấp đầu vào trong hoạt động của ngân hàng thuơng mại.
- Là yếu tố chính giúp cho ngân hàng thương mại thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác như cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác.
- Thông qua hoạt động huy động vốn, ngân hàng thương mại có thể đo lường được uy tín, sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng, từ đó gia tăng thị phần,
quy mô hoạt động cũng như nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường.
1.3.3. Đối với khách hàng
- Đối với dân cư: Nghiệp vụ huy động vốn đã cung cấp cho mọi người dân các phuơng thức tiết kiệm tiền hợp lý và an toàn.
- Ngoài ra, hoạt động huy động vốn giúp cho khách hàng tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng.
Đối với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp: Nghiệp vụ huy động vốn đã giúp cho các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp thuận tiện trong thanh toán giao dịch thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán.
Chương 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG
VỐN TAI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH THÀNH CÔNG
2.1.KHÁI QUÁT VỀ NHNT CHI NHÁNH THÀNH CÔNG 2.1.1. Quá trình phát triển.
Sự hình thành và phát triển của ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
Vào những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, khi miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, làm hậu thuẫn cho công cuộc cách mạng giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, thì vấn đề thành lập một định chế tài chính chuyên về nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại đã được đặt ra một cách khẩn trương. Ngày 30/10/1962, hội đông Chính phủ đã ban hành nghị định 115CP thành lập ngân hàng ngoại thương Việt Nam trên cơ sở bộ máy của cục ngoại hối trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Sau một thời gian chuẩn bị thì vào ngày 1/4/1963 ngân hàng ngoại thương chính thức ra mắt và đi vào hoạt động.
Nhiệm vụ đối nội của ngân hàng ngoại thương Việt Nam là tham mưu cho ban lãnh đạo ngân hàng Nhà nước trong quá trình xây dựng các chính sách tiền tệ, tín dụng thanh toán quốc tế nhằm phục vụ chủ trương đấy mạnh xuất khẩu tăng nguồn thu ngoại tệ. Hoạch định chính sách quản lý ngoại hối trong điều kiện nhà nước thực hiện độc quyền ngoại thương, ngoại tệ, xây dựng cơ chế đa tỷ giá ngoại tệ, áp dụng trong các quan hệ thanh toán mậu dịch quốc tế, phi mậu dịch nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế, văn hoá hợp tác khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam với các nước thuộc các khu vực khác nhau.
Về hoạt động ngân hàng, ngoài nhiệm vụ cho vay nhằm khai thác các nguồn hàng xuất khẩu, cho vay mở rộng các dịch vụ đối ngoại như vận tải, dich vụ, bảo hiểm, cung ứng tàu biển, … các nghiệp vụ thanh toán quốc tế quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong quan hệ thanh toán, vay nợ viện trợ với các nước bạn bè điều này được tập trung toàn bộ vào ngân hàng Ngoại thương. Chính từ vị thế đặc biệt trên, ngân hàng Ngoại thương đã sớm là một ngân hàng thương mại chuyên nghiệp về nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại duy nhất tại Việt Nam sánh vai cùng với các ngân hàng quốc tế ở khắp các châu lục.
Hoạt động kinh doanh của Vietcombank chủ yếu trên 5 nội dung chính: - Vốn kinh doanh
- Tín dụng ngoại thương - Thanh toán quốc tế
- Quản lý và điều hành tác nghiệp quỹ ngoại tệ của NN - Quản lý ngoại hối
Sự ra đời của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành Công
Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã ký Quyết định số 525/QĐ/TCCB-ĐT ngày 31/12/2001 về việc thành lập chi nhánh cấp II ngân hàng Ngoại thương Thành Công (trực thuộc Chi nhánh cấp I Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội). Mặc dù mới được thành lập 5 năm nhưng chi nhánh cấp II ngân hàng Ngoại thương Thành Công đã đạt nhiều thành tích vượt bậc, ngang tầm với các chi nhánh cấp I khác trong hệ thống Vietcombank. Vì vậy ngày 08/12/2006 Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank đã ký Quyết định số 914/QĐ.TCCB-ĐT về việc thành lập chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Thành Công kể từ ngày 01/01/2007 trên cơ sở nâng cấp từ Chi nhánh cấp II thành chi nhánh cấp I. Kể từ đây Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Thành Công hạch toán độc lập và là thành viên trực thuộc trực tiếp ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
TRỤ SỞ CHÍNH – VIETCOMBANK THÀNH CÔNG Lô 3 Ô 4.1 đường Hoàng Đạo Thúy, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, HN.
ĐT: 04 62578686 – Fax: 04 37761747
Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng
- Huy động vốn và cho vay vốn.
- Mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ , NHNN và Ngân hàng TM Ngoại Thương Việt Nam.
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, gồm: cung ứng các phương tiện thanh toán, thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng, các dịch vụ thu – chi và phát triển tiền mặt cho khách hàng...
- Kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng khác, tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng.
- Bảo lãnh cho vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng...
- Các hoạt động khác theo quy định của NHNN và Ngân hàng TM Ngoại Thương Việt Nam.
2.1.2. Mô hình tổ chức
Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Thành Công hiện có 170 cán bộ với độ tuổi trung bình là 26 tuổi và 98% có trình độ từ đại học trở lên.
Ban Giám đốc: gồm 3 người: 1 Giám đốc Chi nhánh là người đứng đầu Chi nhánh và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và 2 Phó giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc theo sự phân công của Giám đốc Chi nhánh.
Chi nhánh có 8 phòng giao dịch: - Phòng giao dịch Thái Hà
- Phòng giao dịch Đồng Tâm - Phòng giao dịch Cát Linh - Phòng giao dịch Mỹ Đình - Phòng giao dịch Duy Tân - Phòng giao dịch Láng Hạ - Phòng giao dịch Vạn Phúc
- Phòng giao dịch Trung Hòa Nhân Chính
2.1.3.Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh và của một số phòng chủ yếu * Các phòng giao dịch:
Chức năng:
Chức năng của các phòng giao dịch thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Thành Công được thực hiện theo quy định tại quy chế quản lý, tổ chức hoạt động Sở giao dịch, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 696/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT ngày 01/07/2008 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và các văn bản sửa đổi bổ sung.
Nhiệm vụ:
- Cung cấp thông tin về các dịch vụ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam cho mọi đối tượng khách hàng đến giao dịch tại Phòng giao dịch.
- Nhận huy động tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá( chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu….) bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiết kiệm và giấy tờ có giá.
Nam và ngoại tệ đối với khách hàng là cá nhân và tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật và của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam; là đầu mối nhận phát hành và các yêu cầu khác liên quan đến nghiệp vụ thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
- Thực hiện in, chấm, lưu hồ sơ các chứng từ liên quan đến tài khoản cá nhân và tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu…..In, chấm, lưu, trả sổ phụ khách hàng tổ chức.
- Nhận đổi các loại Séc lữ hành bằng ngoại tệ hoặc Đồng Việt Nam theo quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
- Mua ngoại tệ tiền mặt, séc du lịch, đổi tiền mặt ngoại tệ này lấy tiền mặt ngoại tệ khác đối với các loại ngoại tệ do Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt nam công bố, phù hợp với quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
- Chấp nhận thanh toán tiền mặt các loại thẻ tín dụng quốc tế và thẻ thanh toán khác.
- Mở rộng các đơn vị chấp nhận thanh toán qua thẻ Connect 24, các thẻ ghi nợ khác và thẻ tín dụng.
- Thực hiện chi trả kiều hối.
- Cấp tín dụng và thực hiện các nghiệp vụ khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh do Giám đốc Chi nhánh giao phù hợp với quy định của pháp luật và ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trong từng thời kỳ.
Chi nhánh có 8 phòng:
* Phòng khách hàng: Chức năng:
Chức năng của Phòng Khách hàng thực hiện theo quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thực hiện nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ban hành theo Quyết định số 958/QĐ-NHNT-TCCB-ĐT ngày 15/08/2008 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ của Phòng Khách hàng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam- CN Thành Công được thực hiện theo quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thực hiện nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ban hành theo Quyết định số 958/QĐ-NHNT-TCCB-ĐT ngày 15/08/2008 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và các văn bản sửa đổi, bổ
sung (nếu có).
- Thực hiện các công việc có liên quan đến nghiệp vụ bao thanh toán và bảo lãnh.
* Phòng Khách hàng thể nhân: Chức năng:
Là đầu mối duy trì phát triển và quản lý quan hệ với khách hàng là thể nhân trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, trực tiếp cấp tín dụng đối với khách hàng là thể nhân theo đúng các quy định hiện hành của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và pháp luật.
Nhiệm vụ:
+ Đầu mối duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng thể nhân.
- Tổ chức nghiên cứu theo dõi tình hình thị trường, đề xuất kế hoạch mở rộng kinh doanh và phát triển khách hàng thể nhân một cách phù hợp.
- Đầu mối tổ chức triển khai các chính sách, sản phẩm Ngân hàng bán lẻ. Nghiên cứu đề xuất phương án nhằm tổng hợp, đánh giá hoạt động kinh doanh, chủ động phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng.
+ Đầu mối quản lý quan hệ đối với khách hàng thể nhân: Tổ chức đánh giá định kỳ chất lượng danh mục khách hàng thể nhân và thực hiện các báo cáo và giải quyết mọi yêu cầu, thắc mắc của khách hàng thể nhân tại Vietcombank Thành Công.
+ Thực hiện các công việc có liên quan đến việc cấp tín dụng đối với khách hàng thể nhân tại Chi nhánh Vietcombank Thành Công theo qui định hiện hành
- Đầu mối tiếp nhận yêu cầu, thực hiện phân tích đánh giá các rủi ro có liên quan, đề xuất các điều kiện cơ bản đối với khoản cấp tín dụng.
- Đầu mối chuẩn bị tài liệu và thu xếp thực hiện quy trình phê duyệt tín dụng theo quy định, tiếp nhận và xử lý các nhu cầu rút vốn vay.
- Theo dõi, kiểm tra vốn vay, kiểm tra tài sản bảo đảm ( nếu có), thực hiện lưu trữ hồ sơ cấp tín dụng theo quy định. Đôn đốc thu nợ gốc nợ lãi, thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối với cá nhân và hộ gia đình, thực hiện quản lý và xử lý các khoản cấp tín dụng có vấn đề.
+ Đầu mối trong công tác phát triển sản phẩm thẻ Vietcombank
- Thẩm định khách hàng, xác định hạn mức tín dụng, theo dõi hạn mức tín dụng, thu nợ quản lý tín dụng và phòng ngừa rủi ro đối với thẻ tín dụng.
- Là đầu mối phát hành chủ động nghiên cứu, thực hiện và đề xuất các nội dung liên quan đến phát triển khách hàng.
+ Đầu mối thẩm định, phát triển, quản lý các đại lý thu đổi ngoại tệ theo đúng quy định về quản lý ngoại hối của nhà nước
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao
* Phòng Kinh doanh- dịch vụ Chức năng:
Có chức năng trực tiếp cung cấp các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam như dịch vụ tài khoản, các dịch vụ liên quan đến tiền tệ, thanh toán dành cho khách hàng cá nhân, các sản phẩm huy động vốn…, phục vụ đối tượng khách hàng là tổ chức.
Nhiệm vụ:
+ Bộ phận tiết kiệm và tài khoản cá nhân:
- Xử lý toàn bộ các giao dịch liên quan đến tài khoản tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi... bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán đối với các khách hàng cá nhân như dịch vụ kiều hối, dịch vụ Moneygram, chuyển tiền đi nước ngoài...
- Xử lý các nghiệp vụ về mua bán và chuyển đổi ngoại tệ tiền mặt và séc du lịch cho cá nhân phù hợp với các quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng TMCP Ngoại thương như VCB Ibanking, VCB SMS Banking…
- Thực hiện in, chấm, lưu hồ sơ các chứng từ liên quan đến tài khoản cá nhân và nghiệp vụ tiết kiệm (bảng kê tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu….).
- Xử lý các nghiệp vụ tạm ứng tiền mặt cho chủ thẻ tín dụng. - Phát hành Bankdraft cho cá nhân.
- Tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý của Séc Nhờ thu trong nước và nước ngoài. - Thực hiện nhiệm vụ kế toán tiền vay đối với các khoản vay cá nhân ( có TSĐB và không có TSĐB).
+ Bộ phận tài khoản tổ chức:
- Tiếp nhận và xử lý toàn bộ các giao dịch liên quan đến tài khoản tiền gửi, tiền vay của khách hàng là tổ chức kinh tế, xã hội, tổ chức tín dụng trong nước và các tổ
chức khác.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước bằng các lệnh ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, chuyển tiền điện tử, séc chuyển khoản, séc bảo chi của khách hàng là các tổ chức, thực hiện trả lương tự động và đầu tư tự động cho khách hàng.
- Thực hiện các lệnh thu chi tiền mặt VNĐ, ngoại tệ, séc du lịch từ tài khoản tiền gửi của khách hàng trong hạn mức theo quy định của NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam
- Thực hiện nghiệp vụ trả lãi tiền gửi, thu lãi tiền vay.
- Cung ứng dịch vụ VCB Money, cung cấp dịch vụ trả lương qua tài khoản cho khách hàng là tổ chức, bao gồm cả việc ký hợp đồng cung cấp trả lương tự động theo yêu cầu của khách hàng.
+ Bộ phận thẻ.
Bộ phận thẻ tín dụng quốc tế
- Quản lý hồ sơ và giải quyết khiếu nại tra soát cho các khách hàng dùng thẻ tín dụng.
- Giao nhận, bảo quản và trả thẻ tín dụng theo các quy định về nghiệp vụ thẻ. In, chấm và lưu các tài khoản liên quan đến nghiệp vụ thẻ tín dụng quốc tế.
Bộ phận thẻ ghi nợ
- Tiếp nhận hồ sơ, hoàn thiện hồ sơ, giải quyết các yêu cầu, tranh chấp, khiếu nại về thẻ ATM, thẻ ghi nợ quốc tế, tra soát các tranh chấp phát sinh.
- Giám sát hoạt động của mạng lưới máy rút tiền tự động ATM, đảm bảo hoạt động của hệ thống máy rút tiền; tiếp quỹ, giải quyết sự cố, theo dõi bảo trì bảo dưỡng máy ATM.
- Phát triển khách hàng phát hành và sử dụng thẻ ghi nợ các loại.
Bộ phận quản lý các đơn vị chấp nhận thẻ: